Toàn Trái Đất bị tác động đến 9 ngày sau siêu sóng thần
Các nhà khoa học cho biết lở đất kèm siêu sóng thần ở Greenland gây ra địa chấn chưa từng có và gây tác động rộng lớn, là minh chứng cho thấy ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Một phần núi và băng tại Vịnh hẹp Dickson ở Greenland tháng 8/2023 (trái) và vẫn địa điểm đó sau trận lở đất vào tháng 9/2023. Ảnh: Quân đội Đan Mạch
Một trận lở đất và siêu sóng thần diễn ra ở Greenland vào tháng 9/2023 đã khiến toàn bộ Trái Đất rung chuyển trong 9 ngày. Khủng hoảng khí hậu đã dẫn đến trận lở đất kèm siêu sóng thần này.
Các cảm biến động đất trên khắp thế giới đã phát hiện ra hiện tượng đáng chú ý. Tuy nhiên, vì điều này là chưa từng có tiền lệ nên các nhà nghiên cứu không nắm được nguyên nhân.
Sau khi tìm ra lời giải, các nhà khoa học cho biết điều đó cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu đã tác động rộng đến như thế nào và các trận lở đất lớn có thể xảy ra ở những nơi trước đây được cho là ổn định khi nhiệt độ tăng nhanh.
Một đỉnh núi cao 1.200 mét đã đổ sập xuống vịnh hẹp Dickson vào ngày 16/9/2023, sau khi sông băng tan chảy bên dưới không còn đủ sức giữ được vách đá. Nó đã gây ra đợt sóng ban đầu cao tới 200 mét và sau đó nước đập qua lại trong vịnh hẹp quanh co đã tạo ra những đợt sóng địa chấn trên khắp hành tinh trong hơn một tuần. Sóng thần đã giảm xuống mức cao 7 mét trong vài phút và hạ xuống chỉ còn tính theo cm vài ngày sau đó.
Đây là trận lở đất và siêu sóng thần đầu tiên được ghi nhận ở phía Đông Greenland. Các vùng Bắc Cực đang bị ảnh hưởng nhanh nhất do tình trạng nóng lên toàn cầu và các sự kiện tương tự nhỏ hơn về mặt địa chấn đã được ghi nhận ở phía Tây Greenland, Alaska, Canada, Na Uy và Chile.
Video đang HOT
Ông Kristian Svennevig tại Cục Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland, tác giả chính của báo cáo, nhấn mạnh: “Tín hiệu này dài hơn nhiều và đơn giản hơn so với tín hiệu động đất, vốn thường kéo dài vài phút hoặc vài tiếng đồng hồ. Đây cũng là một sự kiện bất thường bởi là trận lở đất và sóng thần khổng lồ đầu tiên mà chúng tôi ghi nhận được ở phía Đông Greenland”.
Sóng thần đã phá hủy tại một trạm nghiên cứu trên Đảo Ella, cách trận lở đất 70km. Địa điểm này do thợ săn và các nhà thám hiểm thành lập cách đây hai thế kỷ, được các nhà khoa học và quân đội Đan Mạch sử dụng, nhưng đã bị bỏ hoang vào thời điểm xảy ra sóng thần.
Vịnh hẹp Dickson cũng nằm trên một tuyến đường thường được các tàu du lịch sử dụng. Một tàu chở 200 người đã bị mắc kẹt trong bùn ở Alpefjord, gần vịnh hẹp Dickson, vào tháng 9 năm ngoái. Tàu đã được giải thoát chỉ hai ngày trước khi sóng thần ập đến, tránh được những con sóng ước tính cao từ bốn đến sáu mét.
Có tổng cộng 68 nhà khoa học từ 40 thực thể và 15 quốc gia đã chung sức tìm lời giải cho bí ẩn này khi cùng kết hợp dữ liệu vệ tinh, địa chấn, hiện trường, mô phỏng máy tính phân giải cao…
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Science, ước tính có đến 25 triệu mét khối đá và băng rơi xuống vịnh hẹp Dickson sau đó di chuyển thêm 2.200 m.
Những sự kiện như vậy sẽ trở nên phổ biến hơn khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng. Giáo sư Anne Mangeney tại Viện Vật lý Toàn cầu Paris ở Pháp cho biết: “Lần đầu tiên, chúng ta có thể thấy khá rõ sự kiện do biến đổi khí hậu gây ra, đã gây rung động toàn cầu dưới chân chúng ta, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Những rung động đó di chuyển từ Greenland đến Nam Cực trong vòng chưa đầy một giờ. Vì vậy, chúng ta đã thấy tác động của biến đổi khí hậu tác động đến toàn thế giới chỉ trong vòng một giờ”.
Greenland mất 30 triệu tấn băng mỗi giờ vì khủng hoảng khí hậu
Một nghiên cứu tiết lộ tảng băng ở Greenland đang mất trung bình 30 triệu tấn băng mỗi giờ do khủng hoảng khí hậu, nhiều hơn 20% so với suy đoán trước đây.
Theo trang The Guardian (Anh), nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature đã sử dụng các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo để lập bản đồ hơn 235.000 vị trí cuối cùng của nhiều sông băng trong khoảng thời gian 38 năm. Kết quả cho thấy dải băng Greenland đã mất đi khoảng 5.000 km2 diện tích ở rìa tảng băng kể từ năm 1985, tương đương với 1 nghìn tỷ tấn băng từ năm 1985 đến năm 2022.
Bản cập nhật gần đây nhất từ dự án đối chiếu tất cả các phép đo khác về băng ở Greenland cho thấy 221 tỷ tấn băng đã bị mất đi mỗi năm kể từ năm 2003. Nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng mỗi năm, Greenland mất đi 43 tỷ tấn băng, khiến tổng lượng băng bị mất đi trung bình khoảng 30 triệu tấn mỗi giờ.
Một số nhà khoa học lo ngại nguồn nước ngọt đổ vào phía bắc Đại Tây Dương này có thể đồng nghĩa với việc dòng hải lưu bị suy giảm, được gọi là hoàn lưu đảo ngược kinh tuyến Đại Tây Dương (Amoc), để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
Việc mất đi lượng băng lớn ở Greenland do nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức kỷ lục trong nhiều thập kỷ.Các kỹ thuật được sử dụng cho đến nay, chẳng hạn đo chiều cao của tảng băng hoặc trọng lượng băng thông qua dữ liệu trọng lực, rất hữu ích trong việc xác định lượng băng bị mất đi ở đại dương và khiến mực nước biển dâng cao.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể giải thích được sự thu hẹp của các dòng sông băng vốn nằm chủ yếu dưới mực nước biển trong các vịnh hẹp quanh đảo.
Tiến sĩ Chad Greene, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của Nasa ở Mỹ, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Những thay đổi xung quanh Greenland là rất lớn và chúng đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Hầu hết tất cả các sông băng đều đã tan chảy trong vài thập kỷ qua. Nếu băng tan khiến nước ngọt đổ xuống phía bắc Đại Tây Dương, thì hiện tượng Amoc sẽ suy yếu".
Amoc được biết là đang ở mức yếu nhất trong 1.600 năm. Năm 2021, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo về điểm giới hạn trong biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hệ thống hải lưu Amoc có nguy cơ sụp đổ ngay sau năm 2025 trong trường hợp xấu nhất. Một phần đáng kể của dải băng Greenland cũng được các nhà khoa học cho là sắp đạt đến điểm giới hạn của sự tan chảy không thể đảo ngược, với lượng băng tương đương với suy đoán mực nước biển dâng cao 1 - 2 mét.
Các nhà khoa học cho biết: Có một số lo ngại rằng bất kỳ nguồn nước ngọt nào cũng có thể đóng vai trò là 'điểm giới hạn', có thể khiến dòng hải lưu Đại Tây Dương sụp đổ phá vỡ các hình thái thời tiết, hệ sinh thái và an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay nước ngọt từ sông băng ở Greenland không được đưa vào các mô hình hải dương học. Dòng nước ngọt ít đậm đặc hơn đổ vào biển cũng làm chậm quá trình thông thường của nước mặn nặng hơn ,chìm xuống vùng cực và thúc đẩy sự sụp đổ của hệ thống hải lưu Amoc.
Giáo sư Tim Lenton, tại Đại học Exeter, Vương quốc Anh, không tham gia nghiên cứu, cho biết lượng nước ngọt tràn vào phía bắc Đại Tây Dương là một mối lo ngại, đặc biệt đối với sự hình thành vùng nước sâu ở Biển Labrador và Irminger trong dòng hải lưu cận cực. Các bằng chứng khác cho thấy đây là những khu vực dễ bị rơi vào trạng thái sụp đổ nhất.
"Điều đó sẽ giống như sự sụp đổ một phần của Amoc, nhưng diễn ra nhanh hơn và có tác động sâu sắc đến Vương quốc Anh, Tây Âu, một phần Bắc Mỹ và khu vực Sahel, nơi gió mùa Tây Phi có thể bị gián đoạn nghiêm trọng".
Tiến sĩ Greene cho rằng việc phát hiện lượng băng mất đi rất quan trọng trong việc tính toán sự mất cân bằng năng lượng của Trái Đất - nghĩa là Trái đất đang hấp thụ thêm bao nhiêu nhiệt từ Mặt Trời do phát thải khí nhà kính do con người gây ra.
"Cần rất nhiều năng lượng để làm tan chảy 1 nghìn tỷ tấn băng. Vì vậy, nếu chúng ta muốn có các mô hình cân bằng năng lượng thật chính xác cho Trái Đất thì điều này phải được tính đến", ông nói.
Mảng băng Nam Cực đang tan nhanh đến mức không thể dự báo mực nước biển dâng Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh chỉ ra mang băng Nam Cực đang tan chảy theo một tốc độ mà các mô hình khoa học dự đoán nước biển dâng từ trước đến nay không thể áp dụng và dự báo. Băng tại Nam Cực đang tan nhanh do nước biển ấm lên. Ảnh: CNN Theo một nghiên cứu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine khẳng định mong muốn kết thúc xung đột trong năm nay

Đức xoay trục đối ngoại: Cân bằng giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc

Thủ tướng đắc cử Đức nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO, EU

Bạo lực gia tăng ở Tây Sudan khiến nhiều người thiệt mạng

Giao tranh bùng phát mạnh tại miền Đông CHDC Congo

Thuế quan của Mỹ: Khuyến nghị các nước đang phát triển đa dạng hóa quan hệ thương mại

Nhiều trận động đất liên tiếp xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương

Bình luận mới nhất của Tổng thống Trump về xung đột Nga - Ukraine

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người bị tử vong tăng lên 226 người

Washington và Tehran công bố kết quả cuộc đàm phán đầu tiên về chương trình hạt nhân Iran

Tiết lộ về lực lượng đặc nhiệm lặng lẽ định hình chính sách nhập cư của Mỹ

Quốc hội Peru hủy điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Dina Boluarte
Có thể bạn quan tâm

Hồng Đăng tươi rói bên vợ con, Trang Pháp phải thở oxy
Sao việt
23:35:24 13/04/2025
Hậu "trả treo" với fan khi bị đòi ra nhạc, MCK tung luôn nhạc mới, rap được 30 giây thì "bay màu"
Nhạc việt
23:29:00 13/04/2025
Kim Soo Hyun được chọn còn Kim Ji Won phải "ra chuồng gà", netizen phẫn nộ: "Trọng nam khinh nữ"
Sao châu á
23:07:19 13/04/2025
Diễn viên chuyên trị vai phản diện qua đời tuổi 54
Sao âu mỹ
22:17:08 13/04/2025
Hồ Thu Anh: Tôi chưa hài lòng về mình trong Địa Đạo và tôi không giấu diếm điều này
Hậu trường phim
21:59:57 13/04/2025
Mẹ ruột đòi tôi bán đất cho 2 đứa cháu nội đi... sửa răng
Góc tâm tình
21:55:34 13/04/2025
Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ
Netizen
19:48:21 13/04/2025
Công Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danh
Sao thể thao
19:47:33 13/04/2025
Chiến lược của EU đối phó với chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Tử hình kẻ có vợ và 3 con hẹn hò rồi sát hại dã man người tình
Pháp luật
18:26:25 13/04/2025