Toan tính của Trung Quốc trên Biển Đông
Ngày 1/5/2014, Công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc triển khai giàn khoan di động Haiyang Shiyou – Hải Dương Thạch du – giàn thăm dò dầu khí ngoài khơi 981 tại tọa độ 15o29′ vĩ bắc, 111o12′ kinh đông.
Theo Công ước Luật Biển năm 1982, thì vị trí nêu trên nằm sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam . Vì vậy, Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam. Đáp lại, Trung Quốc đã liên tục tăng số lượng tàu hộ tống, tàu hải quân, tàu hải cảnh, đâm va, bắn vòi rồng vào các lực lượng chấp pháp biển Việt Nam. Vụ việc đã kéo theo sự quan ngại của quốc tế và cộng đồng ASEAN.
Giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tính từ năm 1988, thời điểm xung đột gần nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc, vụ việc này có mấy điểm đáng chú ý. Thứ nhất, hành động của Trung Quốc tỏ ra hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế và các thỏa thuận khu vực nhất. Thứ hai, phản ứng của Việt Nam dù ở mức độ kiềm chế không sử dụng biện pháp quân sự nhưng cũng thể hiện nhanh nhất, đồng bộ nhất, kiên quyết nhất không chỉ trên thực địa. Lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu đích danh các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam trước các diễn đàn ASEAN và quốc tế. Thứ ba, dư luận quốc tế phản ứng với hành động của Trung Quốc mạnh mẽ nhất, đoàn kết nhất. Các tiếng nói phê phán vang lên từ Washington, EU, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Thứ tư, ASEAN thể hiện mình là một khối thống nhất trước áp lực chia rẽ của Trung Quốc với một tuyên bố riêng của các Ngoại trưởng về Biển Đông sau 19 năm. Thứ năm, các cuộc biểu tình với quy mô lớn bùng nổ trên dải đất hình chữ S thể hiện lòng yêu nước của người dân Việt trước hiểm họa xâm lấn từ bên ngoài.
Luật quốc tế
Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt nằm cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý và đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Hải Nam 182 hải lý, cách đá Triton thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý và đảo Phú Lâm cũng thuộc quần đảo này 103 hải lý. Theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, mỗi nước có quyền có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tính từ đường cơ sở. Nếu tính từ bờ biển Việt Nam và đảo Hải Nam, khu vực nằm trong vùng chồng lấn đặc quyền kinh tế của hai bên. Tuy nhiên Luật Biển lại quy định rõ ràng trong vùng Biển chồng lấn, các bên không được có những hành động đơn phương thăm dò khai thác vượt quá đường trung tuyến (hoặc cách đều) mà phải tiến hành đàm phán hoặc có những dàn xếp tạm thời trong khi chờ đợi phân định cuối cùng. Thực tiễn phân định cho thấy các đảo ít khi được hưởng cùng một hiệu lực như lãnh thổ đất liền.
Các đại biểu quốc tế tận mắt xem và chụp ảnh lỗ thủng của tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc tấn công gây ra. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Video đang HOT
Vì vậy xét từ lý thuyết phân định, trong tương quan giữa bờ biển Việt Nam và đảo Hải Nam, khu vực này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam hoặc chí ít cũng nằm về phía Việt Nam qua đường trung tuyến. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi liên quan đến tương quan giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa. Đây là quần đảo Việt Nam khẳng định đã xác lập chủ quyền từ thế kỷ XVII song lại nằm dưới sự quản lý thực tế của Trung Quốc từ năm 1974 sau khi đánh chiếm từ Việt Nam Cộng hòa bằng vũ lực. Trung Quốc đã tuyên bố đường cơ sở cho quần đảo này vào năm 1996 và đá Triton là một trong những điểm nhô ra nhất về phía Nam của đường cơ sở đó. Tuyên bố này bị thế giới phê phán vì đã áp dụng cách vẽ đường cơ sở quốc gia quần đảo cho một quần đảo đang tranh chấp chủ quyền.
Vi phạm mang tính khiêu khích
Tuy nhiên, Trung Quốc luôn cho rằng quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) thuộc về họ, không có tranh chấp, không đàm phán. Nghiêm trọng hơn, tháng 7/2012, Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa có trụ sở trên đảo Phú Lâm và quản lý toàn vùng biển trong đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông. Việt Nam không bao giờ chấp nhận đảo Phú Lâm, đá Triton và các địa vật của quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc. Áp dụng Điều 121 (3) của UNCLOS 1982, các đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng như Triton sẽ chỉ có lãnh hải 12 hải lý mà không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Ngay cả đảo Phú Lâm rộng 200 ha nếu có hiệu lực phân định thì cũng rất nhỏ. Trong phân định vịnh Bắc Bộ, đảo Bạch Long Vỹ 2,5 km2 chỉ được hưởng hiệu lực. Trong phân định vịnh Thái Lan, đảo Thổ Chu chỉ hưởng 1/3 hiệu lực. Phán quyết của Tòa án và Trọng tài quốc tế đều khẳng định xu thế các đảo không có hiệu lực tương xứng trong tương quan với đất liền.
Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về tài nguyên và quyền tài phán về lắp đặt, sử dụng, duy trì và sửa chữa các công trình thiết bị trên biển. Vì vậy, việc Trung Quốc đơn phương triển khai hoạt động khoan thăm dò khai thác trong vùng biển nước khác được xem là vi phạm mang tính khiêu khích. Việc Trung Quốc tập trung một số lượng lớn tàu hải giám, tàu cá, tàu và máy bay quân sự, chủ động đâm hỏng, đâm chìm tàu thực thi pháp luật và tàu cá của Việt Nam là sự vi phạm Luật Phòng chống đâm va trên biển COLREG 1972, làm ảnh hưởng đến an toàn hàng hải quốc tế và trực tiếp vi phạm Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc về không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Việc triển khai giàn khoan còn đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. DOC yêu cầu các bên liên quan tiến hành giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua tham vấn hữu nghị và đàm phán giữa các quốc gia trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc thừa nhận chung của luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. DOC cũng kêu gọi các bên phải hết sức kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hay leo thang xung đột, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Vụ việc này còn đi ngược lại Thỏa thuận Việt – Trung về nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển ký ngày 11/10/2011. Hành động đâm chìm tàu cá Việt Nam cũng vi phạm các nguyên tắc của Luật Nhân đạo quốc tế và truyền thống cứu giúp nhau của những người đi biển.
Theo Tin Tức
Trung Quốc mở rộng căn cứ trái phép ở Hoàng Sa để triển khai mọi loại máy bay?
Những dấu hiệu này cho thấy, hải không quân Trung Quốc có khả năng biến đảo Phú Lâm (của Việt Nam) thành căn cứ quân sự tổng hợp lớn hơn.
Đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - quần đảo này bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược năm 1974
Mạng "Kanwa Defense Review" Canada ngày 25 tháng 6 đưa tin, sau năm 2013, đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực cướp, chiếm vào năm 1974) được Trung Quốc tiếp tục mở rộng (trái phép), bến cảng mới bắt đầu đưa vào sử dụng, đường băng sân bay đang sửa chữa lại (trái phép).
Theo bài báo, những dấu hiệu này cho thấy, hải không quân Trung Quốc có khả năng biến đảo Phú Lâm (của Việt Nam) thành căn cứ quân sự tổng hợp lớn hơn.
Bài báo cho rằng, hình ảnh vệ tinh cho thấy, cảng mới xây dựng (trái phép) đã được bắt đầu sử dụng vào năm 2013, cảng mới này đã bị Trung Quốc bắt đầu thi công (trái phép) từ năm 2011, đảo Phú Lâm đã có 2 bến cảng, ở cảng mới đã xây (trái phép) đê chắn sóng rất dài.
Ba mặt cảng dài 364 m, 270 m và 250 m; độ rộng của lối vào ở đê chắn sóng là 107 m, đủ để cho đỗ (trái phép) bất cứ loại tàu chiến mặt nước cỡ lớn nào của hải quân Trung Quốc, hình ảnh cho thấy cảng này đã cho đỗ các loại tàu quân sự khác nhau.
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc
2 cảng khác có đê dài khoảng 400 m, đê chắn sóng có độ rộng ra vào là 189 m, 92 m, hiện nay hầu như đều là cảng lưỡng dụng. Xây dựng (trái phép) nhiều bến cảng hơn có thể thấy Hải quân Trung Quốc cần bến cảng chuyên dụng, công trình ở bờ biển cảng mới vẫn đang thi công (trái phép), từ bề ngoài và tiêu chuẩn của các công trình có thể thấy, đó là các công trình hải quân.
Sân bay cũng đang được Trung Quốc sửa chữa (trái phép), đường băng đã tiếp tục tiến hành xây nền (trái phép), đã có khả năng sử dụng vật liệu xi măng cứng hơn, hầu như đã được đặt nhiều bê tông màu vàng hơn, đường băng sân bay máy bay ném bom của không quân Trung Quốc có độ dày lớn hơn sân bay máy bay chiến đấu, để máy bay quân dụng cỡ lớn cất hạ cánh.
Chẳng hạn, yêu cầu về đường băng của máy bay ném bom H-6 khác với máy bay chiến đấu. Độ dài của đường băng hoàn toàn không thay đổi, đều là 2.500 m, đủ để cất hạ cánh bất cứ máy bay quân sự hiện có nào của không quân Trung Quốc, trong đó có H-6.
Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc
Khu vực đường băng sân bay có 4 kho dầu và 2 bộ ăng ten radar cỡ lớn, lồng chỉnh lưu 2 bộ ăng ten radar có đường kính lần lượt là 23 m, 16 m.
Thao khảo công nghệ radar của sự kiện máy bay Malaysia mất tích lần này, ở căn cứ không quân Gong Kedak cũng đã phát hiện lồng chỉnh lưu radar cỡ lớn, đường kính chỉ 19 m, radar đối không tiên tiến nhất của không quân Malaysia là radar RAT-31DL 3D, do tập đoàn Finmeccanica SELEX sản xuất, khoảng cách dò tìm là 500 km.
Do đó, có thể thấy, radar lắp (trái phép) ở đảo Phú Lâm là tương đối lớn. Tính theo khoảng cách dò tìm thông thường 500 km, nó đã bao quát vùng trời đảo Hải Nam, miền trung và miền nam Việt Nam, phía nam Biển Đông.
Theo bài báo, động thái tiến hành sửa chữa lại sân bay là đáng chú ý rất lớn, phải chăng giống như sân bay lưỡng dụng Shigatse ở Tây Tạng, trong tương lai sẽ triển khai thường xuyên (trái phép) số lượng nhỏ máy bay chiến đấu? Thực hiện chế độ luân phiên?
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Hội hữu nghị Việt Nam Campuchia quyên góp vì biển đảo Ngày 24/6/2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác tổ chức và xây dựng Hội ở cơ sở . Ảnh minh họa. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Văn Rảnh, Ủy viên thường vụ Thành ủy; ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương...