Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi tấn công Syria
Xóa bỏ sự tồn tại hợp pháp của lực lượng vũ trang người Kurd, thể hiện lập trường trước Mỹ và tạo lợi thế với Nga trước thềm Đại hội Đối thoại dân tộc Syria là những nguyên nhân chủ yếu khiến Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự vào thị trấn Afrin tỉnh Aleppo, thuộc miền Bắc Syria.
Khói bốc lên từ khu vực Afrin nhìn từ tỉnh biên giới Hatay giữa Thổ Nhĩ Kỳ-Syria ngày 20/1. Nguồn: THX/TTXVN.
Thổ Nhĩ Kỳ phát động tấn công Syria
Ngày 21/1, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục phối hợp với các đồng minh ở Syria tổ chức các chiến dịch tấn công nhằm vào lực lượng người Kurd tại Syria được Mỹ hậu thuẫn.
Trước đó hôm 20/1, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo bắt đầu tiến hành chiến dịch lớn mới mang tên “Nhành Ôliu” nhằm đánh bật lực lượng Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) khỏi thị trấn Afrin, tỉnh Aleppo thuộc miền Bắc Syria.
Trong ngày đầu tiên, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn trúng 153 mục tiêu, trong đó có các khu vực trú ẩn của các tay súng người Kurd.
YPG cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ không kích các khu vực có người dân thường sinh sống và 1 trại dành cho người khuyết tật ở Afrin. Sau đó 1 ngày, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo lực lượng bộ binh nước này đã tiến vào Afrin. Tuy nhiên, một người phát ngôn của YPG ở Afrin đã phủ nhận tuyên bố trên của Ankara. Người phát ngôn này cho biết các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách vượt qua biên giới để vào khu vực này, song đã thất bại sau các cuộc đụng độ ác liệt.
Video đang HOT
Trong khi đó, lực lượng vũ trang đối lập Syria “Quân đội Syria tự do (FSA) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cũng tham gia vào một chiến dịch dưới mặt đất nhằm vào thị trấn Afrin.
Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG là một tổ chức khủng bố vì có quan hệ với các tay súng thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị cấm hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, YPG lại được Mỹ hậu thuẫn tại Syria, được cho là có vai trò trong việc giúp đánh bật tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng ra khỏi các cứ địa tại Syria.
Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ
Các chuyên gia phân tích cho rằng, xóa bỏ sự tồn tại hợp pháp của lực lượng vũ trang người Kurd, thể hiện lập trường trước Mỹ và tạo lợi thế với Nga trước thềm Đại hội Đối thoại dân tộc Syria là những nguyên nhân chủ yếu khiến Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự vào thị trấn Afrin tỉnh Aleppo, thuộc miền Bắc Syria.
Afrin là một thị trấn nhỏ của tỉnh Aleppo thuộc miền Bắc Syria. Đây là khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng do nằm tiếp giáp với biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, thị trấn Afrin còn còn nằm tiếp giáp với tỉnh Idlib do lực lượng vũ trang đối lập Syria kiểm soát, và là địa bàn hoạt động của lực lượng YPG và Đảng liên minh dân chủ người Kurd (PYD).
Xét trong phạm vi chính trị của miền Bắc Syria hiện tại, Afrin là khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Đảng liên minh dân chủ người Kurd (PYD).
Chính vì vậy ngay từ năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy danh nghĩa tấn công Tổ chức IS để phát động chiến dịch quân sự ‘Lá chắn Euphrates’. Thông qua việc ủng hộ lực lượng FSA nhằm chiếm khu vực rộng lớn ở bờ Tây sông Euphrates thuộc miền bắc Syria. Trong khi đó, từ thị trấn Afrin tới khu vực Manbij thuộc bờ Tây sông Euphrates lại nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng vũ trang người Kurd. Chính vì vậy, bằng hành động quân sự tấn công thị trấn Afrin, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ xóa bỏ sự tồn tại của lực lượng vũ trang người Kurd tại khu vực bờ tây sông Euphrates ở miền bắc Syria.
Ngoài ra, hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria còn có mối quan hệ với động thái trước đó không lâu của Mỹ với việc tuyên bố xây dựng “lực lượng an ninh biên phòng” tại khu vực phía bắc Syria.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2017, Bộ quốc phòng Mỹ bắt đầu phát đi những tín hiệu về việc giúp đỡ chỉnh đốn lại đội ngũ Đảng liên minh dân chủ người Kurd (PYD), xây dựng mới “lực lượng an ninh biên phòng” tại khu vực phía Bắc Syria. Động thái này của Mỹ đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỹ Recep Tayyip Erdogan bày tỏ, không cho phép xuất hiện lực lượng an ninh biên phòng ngay tại “ngõ cửa” Thổ Nhĩ Kỳ. Và cho rằng, động thái này của Mỹ sẽ đe dọa tới an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ dẫn tới thúc đẩy hợp pháp hóa sự tồn tại của PYD tại Syria trong tương lai.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, động thái tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria mục đích chủ yếu chính là “thể hiện lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Mỹ”, phản đối âm mưu của Mỹ trong việc chỉnh đối vũ trang cho Đảng liên minh dân chủ người Kurd.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ dừng lại ở việc “thị uy” đối với Mỹ.
Mà mục đích sâu xa hơn nữa của Thổ Nhĩ Kỳ là tạo tìm kiếm sự thỏa hiệp với Nga tại Đại hội Đối thoại dân tộc Syria sắp tới.
Bởi vì, các mục tiêu tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ thị trấn Afrin (Aleppo) lại nằm trong phạm vi thế lực ảnh hưởng của Nga.
Đặc biệt, trong bối cảnh Nga đang chuẩn bị các nội dung cốt lõi cho Đại hội Đối thoại dân tộc Syria sắp tới tại thành phố Sochi (Nga), trong đó Nga luôn mong muốn có thể mới đoàn đại biểu “Đảng liên minh dân chủ người Kurd” tới tham dự. Trong khi đó, mục tiêu này của Nga lại luôn bị Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết phản đối.
Chính vì vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công quân sự vào thị trấn Afrin là nằm trong một loạt toan tính chiến lược của quốc gia này tại khu vực rộng lớn phía Bắc Syria-nơi vốn có lợi ích chiến lược sống còn đối với Ankara.
Theo Đức Thức
Tiền Phong
Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc chiến dịch quân sự ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo kết thúc chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria nhưng không nói rõ có rút quân về nước hay không.
Xe tăng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào thị trấn Jarabulus của Syria. Ảnh: Al Jazeera.
"Lá chắn Euphrates đã kết thúc. Một chiến dịch quân sự nếu cần sau này sẽ có tên khác", Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói với kênh truyền hình tư nhân NTV ngày 29/3 với ý không loại trừ khả năng triển khai chiến dịch khác ở Syria.
Cố vấn hàng đầu hội đồng an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, do Tổng thống Tayyip Erdogan là chủ tịch, cho biết chiến dịch tấn công dài nửa năm ở Syria đã "kết thúc thành công". Hiện chưa rõ Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch rút quân về nước hay không.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chiến dịch Lá chắn Euphrates hồi tháng 8/2016 nhằm vào phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và các tay súng người Kurd ở Syria mà Ankara coi là "khủng bố".
Phe nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn sau đó giành lại một số thị trấn từ phiến quân, trong đó có các thị trấn như Jarabulus, al-Rai, Dabiq và al-Bab, những nơi Ankara có thương vong lớn. Al-Bab, cách biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ 25 km, là thành trì cuối cùng của IS tại tỉnh Aleppo, Syria.
Như Tâm
Theo VNE
Một đoàn xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ rầm rập tiến đến, áp sát biên giới Syria Sáng 21-1, một đoàn xe tăng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ đã được nhìn thấy tiến sát tới biên giới Syria, trong bối cảnh các hoạt động quân sự ở Afrin, miền bắc Aleppo, đang diễn ra vô cùng ác liệt. Một đoàn xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ được nhìn thấy ở biên giới Syria, ngày 21-1-2018 Theo các nhà hoạt động...