Toàn thế giới đã ghi nhận trên 257,1 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 20/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 257.130.560 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.159.039 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 232.187.636 người.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 791.098 ca tử vong trong tổng số 48.521.596 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 465.349 ca tử vong trong số 34.499.925 ca. Brazil đứng thứ 3 với 612.411 ca tử vong trong số 22.003.317 ca.
Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 609 người tử vong. Tiếp đến là Bulgaria với 386 người và Bosnia-Herzegovina với 371 người/100.000 dân.
Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có trên 1,5 triệu ca tử vong trong trên 46,3 triệu ca mắc COVID-19. Châu Âu có trên 1,4 triệu ca tử vong trong trên 70 triệu người mắc COVID-19. Châu Á ghi nhận trên 1,1 triệu ca tử vong trong trên 81,1 triệu ca mắc. Bắc Mỹ có trên 1,1 triệu ca tử vong trong trên 58,1 triệu ca mắc. Châu Phi ghi nhận trên 221.900 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là trên 4.000 người.
Trong nỗ lực sớm mở cửa lại trường học trên cả nước sau thời gian dài đóng cửa do đại dịch, Chính phủ Lào mới đây đã phê chuẩn tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi. Người muốn tiêm có thể đăng ký trực tuyến, lựa chọn địa điểm và thời điểm tiêm rồi đến theo lịch hẹn. Điều kiện để tiêm chủng là các em phải đủ từ 12 tuổi trở lên và được sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine cho thanh thiếu niên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào cũng đang gấp rút soạn thảo 10 điều kiện và các biện pháp liên quan đến kiểm soát COVID-19 trong trường học để có thể sớm mở lại trường học.
Nhằm khuyến khích người dân tiêm phòng, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) hạ giới hạn tuổi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc), theo đó 3 tuổi trở lên có thể tiêm vaccine này. Người đứng đầu cơ quan thực phẩm và y tế Hong Kong (SFH) Sophia Chan cho biết thanh thiếu niên 12-17 tuổi sẽ được ưu tiên tiêm vaccine CoronaVac của hãng Sinovac, nhằm mở rộng sang nhóm lứa tuổi ít hơn vào giai đoạn sau này. Theo SFH, việc chấp thuận mở rộng độ tuổi đủ điều kiện để bao phủ tiêm chủng từ 3-17 tuổi mang lại nhiều lợi ích hơn so với những rủi ro của việc không tiêm chủng.
Canada đã điều chỉnh một số quy định xuất-nhập cảnh liên quan dịch COVID-19. Đối với công dân/thường trú nhân Canada đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 muốn ra nước ngoài trong các chuyến đi ngắn dưới 72 giờ, Chính phủ Canada quyết định dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành. Ngoài các loại vaccine đã được Bộ Y tế Canada phê duyệt, từ ngày 30/11, chính phủ liên bang cũng sẽ công nhận vaccine của Sinopharm, Sinovac và Covaxin để xác định xem khách nhập cảnh đã tiêm chủng đầy đủ hay chưa. Chính phủ Canada cho biết những thay đổi trên đưa danh sách vaccine được nước này chấp thuận phù hợp với danh sách vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.
Video đang HOT
Kể từ ngày 15/1/2022, Canada cũng giảm miễn trừ cho những khách hiện được phép nhập cảnh vào Canada mà không tiêm phòng đầy đủ. Kể từ năm 2022, yêu cầu về vaccine sẽ áp dụng cho những người thực hiện chuyến đi để đoàn tụ với gia đình, sinh viên quốc tế từ 18 tuổi trở lên, các vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư, và các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu nhất. Điều này có nghĩa là nhân viên hỗ trợ vận động viên trong các giải đấu thể thao chuyên nghiệp như NHL và NBA sẽ không còn được miễn trừ yêu cầu tiêm chủng nữa.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 12/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong nhiều tuần qua, trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Đức. Theo Viện Robert Koch (RKI), tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày cao nhất hiện nay là ở nhóm trẻ từ 10-14 tuổi, tiếp theo là nhóm từ 5-9 tuổi và cuối cùng là nhóm từ 15-19 tuổi.
Báo cáo tuần của RKI cho thấy chỉ trong vòng 4 tuần, Đức đã ghi nhận 856 đợt dịch bùng phát tại các trường học, cao hơn nhiều so với tất cả các làn sóng dịch trước đây. Ngoài khả năng dễ lây lan hơn của biến thể Delta, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm virus cao trong các trường học là do nhiều trẻ em đi học chưa được tiêm ngừa COVID-19. Ở Đức, việc tiêm phòng này mới chỉ áp dụng cho người từ 12 tuổi trở lên.
Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cao trong nhóm tuổi từ 5-19, song cho đến nay, giới chức Đức không muốn yêu cầu đóng cửa các trường học. Bởi nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng hậu quả tâm lý xã hội của việc đóng cửa trường học trên diện rộng đối với trẻ em. Quốc hội Đức cũng vừa thông qua Luật sửa đổi về phòng chống dịch bệnh có điều khoản cấm việc đóng cửa trường học trên diện rộng.
Trước tình hình lây nhiễm COVID-19 tăng cao trong những ngày gần đây, Chính phủ CH Séc và Slovakia đã quyết định áp dụng các biện pháp hạn chế mới đối với những người chưa tiêm phòng vaccine.
Từ ngày 22/11, Séc chỉ cho phép những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh sau 6 tháng được tới các nhà hàng, tham dự sự kiện và sử dụng một số dịch vụ khác. Quy định này sẽ buộc những người chưa tiêm phòng phải nhanh chóng đi tiêm vaccine, qua đó giúp giảm nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh. Thủ tướng Séc Andrej Babi cảnh báo nước này đang đối mặt với tình huống nghiêm trọng khi tỷ lệ lây nhiễm trong tuần qua đã lên mức cao nhất kể từ khi có dịch. Đỉnh điểm là ngày 16/11, Séc ghi nhận tới 22.479 ca nhiễm mới trên tổng dân số chỉ hơn 10 triệu người.
Tại quốc gia láng giềng Slovakia, chính phủ cũng đã thống nhất áp đặt các biện pháp hạn chế mới đối với những người chưa tiêm phòng vaccine, đồng thời kêu gọi người dân đăng ký tiêm chủng ngay để chặn đứng làn sóng lây nhiễm mới trong vài ngày qua. Lệnh hạn chế cũng tương tự như ở Séc, với việc chỉ cho những người đã tiêm vaccine hoặc khỏi bệnh sau 6 tháng được tới các nhà hàng, cửa hàng bán đồ không thiết yếu hoặc các sự kiện công cộng. Các hạn chế mới có hiệu lực từ ngày 22/11.
Trong Liên minh châu Âu (EU), Séc và Slovakia có tỷ lệ nhiễm mới hằng ngày thuộc nhóm cao nhất và cùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn mức trung bình chung của cả khối. Tỷ lệ tiêm chủng ở Séc hiện là 58%, Slovakia 45%. Hệ thống y tế của cả hai nước đều trong tình trạng quá tải và nhiều bệnh viện tuyến đầu không còn đủ giường điều trị cho bệnh nhân nặng. Ngày 20/11, Bộ Y tế CH Séc cho biết nước này ghi nhận 22.936 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua – con số theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Séc. Trong khi đó, Slovakia trong 24 giờ qua cũng ghi nhận 9.171 ca nhiễm mới – con số cao nhất từ trước đến nay.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 19/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày 20/11, Nga đã ghi nhận 37.120 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 9.294.188 ca. Trong đó, thủ đô Moskva là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 3.239 ca mắc mới. Trong 24 giờ qua, Nga cũng có thêm 1.254 ca tử vong vì COVID-19, đưa tổng số người không qua khỏi lên 262.843 người. Tính đến ngày 19/11, khoảng 66,4 triệu người ở Nga đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 58,7 triệu người đã được tiêm đủ 2 liều.
Chính phủ Hà Lan đã quyết định cấm đốt pháo hoa truyền thống vào dịp Năm mới 2022. Đây là năm thứ hai liên tiếp Hà Lan đưa ra quyết định này trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm mới của dịch COVID-19 đang tăng mạnh. Trong 24 giờ qua, Hà Lan đã ghi nhận khoảng 21.000 ca mới, mức cao nhất theo ngày kể từ khi bùng phát dịch.
Tuần trước, Hà Lan đã thông báo phong tỏa một phần, áp dụng với các cửa hiệu, nhà hàng, quán rượu, câu lạc bộ thể thao…, trở thành quốc gia Đông Âu đầu tiên tái phong tỏa nhằm chống dịch. Hiện hơn 12,6 triệu người trong số 17,5 triệu dân Hà Lan đã được tiêm phòng, tuy nhiên vẫn có nhiều lo ngại rằng virus đang lây lan sang trẻ em chưa đủ tuổi tiêm phòng (12 tuổi).
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...