Toàn thế giới đã ghi nhận 229,45 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 22/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 229,45 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4,70 triệu người không thể qua khỏi do COVID-19 mà virus này gây ra.
Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 206,11 triệu người.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á đến nay vẫn đang là “điểm nóng” của dịch COVID-19, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Philippines, Iran, Thái Lan vẫn là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này, dao động từ khoảng 12.700 đến 30.000 ca. Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu lục trong ngày với 30.252 ca.
Đến nay, châu Á có tổng cộng 74,20 triệu ca mắc, trong đó có trên 1,09 triệu ca tử vong do COVID-19. Đáng chú ý, Lào xác nhận các trường hợp nhiễm biến thể dễ lây nhiễm Delta Plus tại thủ đô Viêng Chăn. Hiện nước này đang tăng cường các biện pháp phòng dịch tại thủ đô.
Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều nước, hầu hết nước châu Á đều đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình tiêm chủng và mở rộng đối tượng tiêm vaccine để đạt tỷ lệ người tiêm chủng cao hướng tới mục tiêu sống chung an toàn với dịch COVID-19.
Video đang HOT
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Những thông tin dịch bệnh tích cực tại Indonesia là điểm sáng trong ngày 20/9. Indonesia – quốc gia từng là điểm nóng dịch bệnh của châu lục này, ngày 20/9 đã ghi nhận 1.932 ca mắc COVID-19 mới, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020 và trong tháng này, số ca mắc mới đã giảm tới 98% so với đỉnh dịch COVID-19 hồi tháng 7.
Theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư kiêm điều phối viên giới hạn hoạt động cộng đồng khẩn cấp của Indonesia, ông Luhut Pandjaitan, ở thời điểm hiện tại có thể coi như Indonesia đã khống chế được dịch bệnh khi tỷ lệ số ca dương tính với SARS-CoV-2 trong tổng số người xét nghiệm trong tháng 9 này đã xuống dưới 4%, thấp hơn 5% – mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về một quốc gia khống chế được dịch bệnh.
Trong khi đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thông qua quyết định cho phép thí điểm mở cửa trở lại 120 trường học ở những khu vực có nguy cơ thấp về lây nhiễm COVID-19. Chương trình thí điểm này sẽ kéo dài trong 2 tháng. Philippines là 1 trong số 17 quốc gia trên thế giới đóng cửa các trường học trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành vừa qua.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi tại bệnh viện Hoàng gia ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo worldometers.info, sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai của dịch COVID-19 với tổng cộng 57,67 triệu ca nhiễm, trong đó Anh có số ca nhiễm cao nhất (7,42 triệu ca). Tiếp theo là khu vực Bắc Mỹ (51,53 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (37,54 triệu ca nhiễm), châu Phi (8,23 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (203.980 ca nhiễm).
Trong bối cảnh số ca nhiễm mới vẫn gia tăng kể cả ở những nước đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, các nhà khoa học trên thế giới đã và đang tích cực nghiên cứu vaccine dạng xịt mũi nhằm cung cấp khả năng miễn dịch trực tiếp đến khu vực dễ bị lây nhiễm dịch bệnh nhất. Giới chuyên gia cho rằng đây có thể là một trong những liệu pháp hữu hiệu nhằm giúp khống chế đại dịch. Các loại vaccine hiện có cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại các triệu chứng nặng của COVID-19, nhưng dường như chưa phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn virus lây lan.
Theo chuyên gia Mielcarek, kích thích phản ứng miễn dịch trực tiếp tại mũi sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền cho người khác. Ngoài ra, khả năng bị virus lây nhiễm xâm nhập vào phổi cũng ít hơn, do tải lượng virus thấp hơn đồng nghĩa khả năng chuyển biến nặng cũng ít hơn. Bên cạnh đó, vaccine xịt mũi được cho là dễ dàng sử dụng ngay tại nhà cũng như không gây tâm lý sợ kim tiêm.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Marseille, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu của Đại học Tours (Pháp) trên chuột vừa được công bố tuần trước, 100% số chuột được xịt vaccine đã sống sót sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi những con không sử dụng vaccine đều chết.
WHO cho biết các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để đánh giá 8 loại vaccine xịt mũi nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Trong số này nổi bật là vaccine dạng xịt của Đại học Hạ Môn, Đại học Hong Kong và Công ty Dược sinh học Wantai Beijing đều của Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 2.
Lào cấm tiêm kết hợp các vaccine ngừa COVID-19 khác nhau
Bộ Y tế Lào khuyến cáo các loại vaccine ngừa COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp và đang được sử dụng tại nước này phải được tiêm cùng loại cả hai mũi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 17/6/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, thông báo của Bộ Y tế Lào nêu rõ cấm việc tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau và không nên tiêm vaccine nhiều hơn chỉ định do hiện nay chưa có thông tin hoặc hướng dẫn của WHO cũng như Bộ Y tế về mức độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm kết hợp.
Bộ Y tế Lào cũng cho biết các loại vaccine được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp đều chỉ định tiêm hai mũi cùng loại để đảm bảo người được tiêm có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, Bộ Y tế Lào tiếp tục khuyến khích người dân đi tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời khuyến nghị người dân tuân thủ các quy định phòng chống dịch như thường xuyên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc và rửa tay thường xuyên.
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế Lào ngày 28/7 cho biết trong 24 giờ qua, nước này có 280 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, trong đó đa phần là ca nhập cảnh được cách ly ngay. Đặc biệt, tỉnh Savannakhet đang gặp nhiều khó khăn khi mỗi ngày có trên 300 ca nhập cảnh, trong đó có khoảng 30-45% mắc COVID-19. Trước tình hình quá tải bệnh nhân, tỉnh này đang gấp rút mở thêm một trung tâm cách ly với sức chứa 10.000 người.
Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 5.434 ca mắc COVID-19 và 6 ca tử vong.
Sứ mệnh truy tìm nguồn gốc COVID-19 của các nhà nghiên cứu dơi ở Campuchia Trở lại khu vực từng phát hiện loại virus rất giống SARS-CoV-2 cách đây một thập kỷ, các nhà nghiên cứu Campuchia đang thu thập mẫu từ dơi ở miền bắc nước này để nỗ lực truy tìm nguồn gốc đại dịch COVID-19. Nhà nghiên cứu Viện Pasteur du Cambodge lấy mẫu từ một con dơi tại đồi Chhngauk, huyện Thala Borivat, tỉnh...