Toàn thế giới đã ghi nhận 222,9 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 222,9 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 4,6 triệu người không thể qua khỏi do COVID-19 mà virus này gây ra.
Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 199,49 triệu người.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á đến nay vẫn đang là “điểm nóng” của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Philippines là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này, dao động từ khoảng 12.700 – 37.800 ca. Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu lục trong ngày với 37.875 ca. Đến nay, châu Á có tổng cộng 71,85 triệu ca mắc, trong đó có trên 1,06 triệu ca tử vong do COVID-19.
Theo worldometers.info, sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 của dịch COVID-19 với tổng cộng 56,25 triệu ca nhiễm, trong đó Nga ghi nhận 7,06 triệu ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ (49,46 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (37,12 triệu ca nhiễm), châu Phi (8,02 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (177.000 ca nhiễm).
Nhiều nước châu Á đang hết sức cảnh giác với biến thể siêu lây nhiễm Delta. Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… đều đưa ra quyết định tăng cường các biện pháp phòng dịch. Nhật Bản tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 tại 19 tỉnh đến ngày 30/9. Lệnh này vốn đang được áp đặt tại 21/47 tỉnh tới ngày 12/9.
Trong khi đó, để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây lan trong dịp Tết Trung Thu, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cấp độ 4 ở khu vực Seoul và vùng phụ cận và cấp độ 3 ở các khu vực khác thêm 4 tuần cho đến hết ngày 3/10.
Tại Ấn Độ, chính quyền các bang sẽ tăng cường biện pháp phòng dịch trước thềm các lễ hội tôn giáo lớn, đồng thời cảnh báo thành phố Mumbai – thủ phủ tài chính của nước này- đang có nguy cơ đối mặt với một làn sóng dịch COVID-19 mới. Dự kiến, các lễ hội lớn sẽ bắt đầu vào tuần này và thường thu hút nhiều người tham gia.
Video đang HOT
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Siliguri, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới đang được giới khoa học theo dõi sát sao, các thành viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Ấn Độ kêu gọi các bác sĩ cần bổ sung các triệu chứng mới của COVID-19 gồm giảm thính lực, khô miệng, đau nhói đầu, viêm kết mạc, giảm tiết nước bọt và phát ban trên da đối với các trường hợp nghi nhiễm, qua đó nhanh chóng xác định đúng các đối tượng nghi mắc COVID-19 ngay cả khi họ không có triệu chứng phổ biến như ho, sốt, khó thở. Hiện Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ, về số ca mắc COVID-19 với trên 33 triệu ca và đứng thứ ba thế giới về số ca tử vong với 441.000 ca.
Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục biến đổi ở những quốc gia chưa tiêm hoặc có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh thấp trên thế giới, các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng COVID-19 có thể sẽ là “phần tất yếu” của thế giới. Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho rằng khả năng cao thế giới sẽ không thể xóa bỏ hay loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 như những tuyên bố lâu nay. Theo Tiến sĩ Ryan, virus SARS-CoV-2 sẽ luôn tồn tại và cuối cùng sẽ trở thành một dạng virus giống như những virus gây đại dịch cúm hay những loại virus khác từng ảnh hưởng đến con người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine hiện vẫn được coi là vũ khí tối thượng để phòng chống COVID-19. Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) thông báo trong 6 tháng qua, có 240 triệu liều vaccine đã được phân phối tới 139 quốc gia trong cơ chế COVAX. Cơ quan này hy vọng cơ chế COVAX sẽ phân phối hơn 1,4 tỷ liều vaccine COVID-19 trong năm 2021 này, trong đó 1,2 tỷ liều dành cho các nền kinh tế có thu nhập thấp hơn.
Trong thông báo mới nhất liên quan đến phát triển vaccine, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết sẽ bổ sung các khuyến cáo về phản ứng phụ mà người tiêm vaccine của hãng AstraZeneca có thể gặp phải như đau chân, cánh tay hay xuất hiện các triệu chứng như cúm, trong khi người tiêm vaccine của hãng Johnson&Johnson có thể bị buồn nôn, tiêu chảy…
Sợ người thân phản đối, một số người Mỹ cải trang, bí mật tiêm vaccine COVID-19
Vaccine COVID-19 gây chia rẽ ở bang Missouri, Mỹ tới mức một số người ở đây phải bí mật tiêm chủng vì sợ bị phản đối từ bạn bè, gia đình theo chủ nghĩa bài vaccine.
Theo kênh CNN, Tiến sĩ Priscilla Frase tại trung tâm y tế Ozarks ở West Plains, Missouri kể: "Họ trải qua một vài chuyện khiến họ thay đổi quan điểm so với người cùng gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Và họ tự quyết định đi tiêm vaccine".
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ, ngày 12/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Frase cho biết những người này dù tự quyết định tiêm vaccine nhưng họ không muốn phải đối mặt với áp lực hoặc giận dữ từ những người xung quanh.
Trong một video, bà Frase cho biết một dược sĩ tại bệnh viện Ozarks nói rằng có một số người tới tiêm vaccine đã cố tình cải trang diện mạo và thậm chí còn van nài đừng cho ai biết họ đã tiêm vaccine. Theo bà Frase, nếu bệnh nhân đề nghị giữ bí mật chuyện tiêm vaccine, bệnh viện cố gắng đáp ứng nhu cầu. Họ sẽ tiêm cho bệnh nhân ở nơi mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái, ví dụ như trong ô tô riêng.
Bà Frase nói: "Không phải nhiều người có yêu cầu như vậy, nhưng người nào muốn tiêm vaccine mà muốn giữ bí mật, chúng tôi có thể giúp họ. Đó là chiến thắng".
Bang Missouri mới có 41% dân số tiêm chủng vaccine COVID-19 đầy đủ. Bang này là một trong các bang có số ca mắc mới tăng ít nhất 10% trong tuần trước.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Frase cho biết bệnh viện của bà có 33 bệnh nhân COVID-19 nhập viện tính tới 28/7 và con số sẽ còn tăng. Bệnh nhân nhìn chung trẻ hơn trước và ngày càng nhiều người cần thở ô xy sớm. Phần lớn bệnh nhân nhập viện chưa tiêm vaccine.
Bà Frase nhận xét: "Điều lớn nhất mà tôi thấy sốc đó là hồi mùa thu, mùa đông, cần 4 tháng để số bệnh nhân nhập viện đạt đỉnh, nay chỉ cần 30 ngày".
Ở Missouri, không chỉ bệnh viện của bà Frase phải đón nhiều bệnh nhân. Hậu quả là hệ thống y tế CoxHealth phải đang tăng công suất hoạt động của nhà xác do số ca tử vong tăng.
Khi nhiều người vẫn chưa tiêm vaccine, ngày 28/7, tập đoàn công nghệ Google thông báo tất cả các nhân viên của công ty này bắt buộc phải tiêm vaccine COVID-19 khi trở lại văn phòng làm việc.
Nối gót Google, Facebook đã yêu cầu các nhân viên tại Mỹ phải tiêm vaccine COVID-19 trước khi trở lại làm việc tại các văn phòng trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca mắc mới ở nước này gia tăng. Trong một thông báo ngày 28/7, Facebook cho biết sẽ chỉ cho phép những nhân viên đã tiêm chủng trở lại làm việc tại các văn phòng của hãng này ở Mỹ và đây là yêu cầu bắt buộc.
Facebook cũng nêu rõ sẽ đưa ra một phương án khác đối với những người không được tiêm vaccine vì lý do y tế hoặc lý do bất khả kháng khác và sẽ đánh giá việc thực hiện quy định này tại các chi nhánh khác trong bối cảnh diễn biến dịch nghiêm trọng.
Nhân viên y tế làm việc tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York, Mỹ, ngày 20/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trước đó, Tổng thống Joe Biden cho biết giới chức đang cân nhắc khả năng bắt buộc hơn 2 triệu nhân viên liên bang phải tiêm vaccine COVID-19.
Chính quyền bang California và thành phố New York cũng đã ra quy định các nhân viên cơ quan chính phủ phải tiêm vaccine hoặc làm xét nghiệm COVID-19 hàng tuần.
Bộ Cựu chiến binh Mỹ thông báo quy định bắt buộc nhân viên y tế và viên chức phải tiêm vaccine. Nhiều trường học yêu cầu các nhân viên và học sinh phải tiêm vaccine COVID-19 rồi mới quay trở lại trường. Ngoài ra, hơn 50 tổ chức chăm sóc sức khỏe, bao gồm Hiệp hội Y khoa Mỹ, kêu gọi các nhà tuyển dụng bắt buộc nhân viên tiêm phòng.
Những yêu cầu trên được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 đang tăng vọt trên khắp nước Mỹ trong những tuần gần đây do tốc độ lây lan nhanh chóng của biến thể Delta. Nhiều chuyên gia y tế công cảnh báo Mỹ đang thụt lùi trong cuộc chiến chống đại dịch.
COVID-19 tại ASEAN hết 6/9: Ca mắc mới ở Philippines cao kỷ lục; Thái Lan cảnh báo đợt lây nhiễm mới Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 6/9, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 72.414 ca mắc COVID-19 và 1.501 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 10.547.626 ca, trong đó 233.757 người tử vong. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 14/8/2021. Ảnh:...