Toàn thế giới chi 1.670 tỉ USD cho quân sự trong năm 2015
Chi tiêu quân sự thế giới đã tăng đến gần 1.700 tỉ USD trong năm 2015 do cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), xung đột Yemen, sự lo sợ về vũ khí hạt nhân của Iran và nhiều nguyên nhân khác.
Cụ thể, chi tiêu quốc phòng năm 2015 của thế giới đạt 1.670 tỉ USD, tăng 1% so với năm 2014. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chiến dịch không kích IS ở Syria là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự gia tăng của chi tiêu quân sự, sau đó đến hoạt động của liên quân do Ả-Rập Saudi dẫn đầu can thiệp vào nội chiến Yemen. Ngoài ra, sự mở rộng của Trung Quốc ở phía Tây Thái Bình Dương và căng thẳng giữa Nga – NATO tại Đông Âu cũng là nguyên nhân làm các nước chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng.
Mỹ vẫn là nước chi cho quốc phòng nhiều nhất thế giới
Mặc dù ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2015 giảm 2,4%, xuống mức 596 tỉ USD so với năm 2014 nhưng nước này vẫn đứng đầu thế giới về chi tiêu quân sự.
Tiếp theo là Trung Quốc, với chi tiêu dành cho an ninh quốc phòng năm 2015 là 215 tỷ USD. Ả-Rập Saudi đứng thứ 3 với mức chi 87,2 tỷ USD và Nga đứng thứ 4 với 66,4 tỷ USD.
Video đang HOT
Trong thời gian từ 2006 đến 2015, ngân sách quốc phòng của Mỹ giảm 4% trong khi Trung Quốc tăng 132%, Ả-Rập Saudi và Nga có mức tăng lần lượt là 97% và 91%
Iraq đã dành 13,1 tỉ USD cho quân sự trong năm 2015, tăng 500% so với năm 2006, do phải xây dựng lại lực lượng vũ trang trước sự nổi dậy của IS.
SIPRI là một cơ quan nghiên cứu độc lập, được thành lập từ năm 1966 nhằm thực hiện các nghiên cứu về kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và xung đột vũ trang. Trụ sở của SIPRI đặt tại Stockholm và một chi nhánh nằm tại Bắc Kinh.
Theo_An ninh thủ đô
69 nhà báo bị giết khi tác nghiệp trong năm 2015
Trên toàn thế giới năm 2015 có 69 nhà báo đã giết khi đang tác nghiệp.
Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, trong số này có 28 nhà báo đã bị các nhóm Hồi giáo cực đoan (gồm IS và al-Qaeda) sát hại.
Nữ phóng viên ảnh của Reuters ở vùng chiến sự Aleppo, Syria. Ảnh: Glamour.
Tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo - trụ sở ở New York, cho biết, Syria một lần nữa là nơi chết chóc nhất đối với giới nhà báo mặc dù con số nhà báo chết ở đây trong năm 2015 thấp hơn so với các năm trước.
Ủy ban cho biết, ngày càng khó điều tra về các trường hợp nhà báo bị chết ở vùng chiến sự của các nước như là Libya, Yemen và Iraq
Joel Simon - giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nói về các phóng viên và các nhà báo truyền hình ở Syria và những khu vực khác có đông chiến binh Hồi giáo cực đoan: "Các nhà báo là dễ bị tổn thương nhất. Dựa trên các dữ liệu thì đây là một nguy cơ vô cùng lớn đối với cánh nhà báo".
Trong các nhà báo bị Hồi giáo cực đoan giết, có 8 nhà báo của tạp chí Charlie Hebdo bị sát hại ở Paris hồi tháng 1/2015. Chi nhánh al-Qaeda ở bán đảo Arabia nhận trách nhiệm về vụ này.
Hồi tháng 10, 2 nhà báo Syria là Fares Hamadi và Ibrahim Abd al-Qader bị các chiến binh IS sát hại.
Ngoài những nhà báo chết ở vùng chiến sự, còn có những nhà báo bị sát hại ở các nước khác vì đã đưa tin về các vấn đề nhạy cảm. Ít nhất 28 nhà báo bị sát hại sau khi nhận được lời đe dọa giết chết họ.
Ở Brazil, Gleydson Carvalho - một nhà báo phát thanh thường chỉ trích cảnh sát và giới chính trị gia địa phương đã phạm nhiều điều sai trái, đã bị bắn chết khi đang thực hiện chương trình phát thanh buổi chiều hồi tháng 8.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã phát hiện được 6 vụ giết nhà báo ở Brazil trong năm nay - con số cao kỷ lục ở đó./.
Trung Hiếu Theo AP
Theo_VOV
Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng trở lại trong năm ngoái Căng thẳng leo thang ở nhiều điểm nóng đã khiến mức chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới lần đầu tiên tăng sau 4 năm giảm liên tiếp. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Nước này tăng chi tiêu quân sự 132% trong giai đoạn 10 năm từ 2006. Ảnh minh họa: Xinhua Tổng mức chi tiêu của các...