Toàn thân chảy mủ vì uống thuốc nam trị vảy nến
Sau nửa tháng uống thuốc nam trị bệnh, toàn thân anh C. ở Hà Nội chảy mủ, nhiễm trùng toàn thân.
PGS.TS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương cho biết, hiện tại BV đang điều trị cho bệnh nhân N.C.C (45 tuổi, ở Hà Nội) bị vảy nến kèm biến chứng suy thận do điều trị sai cách.
Bệnh nhân C. đã dùng thuốc nam để điều trị bệnh vảy nến thay vì nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Bệnh nhân chảy mủ vì dùng thuốc nam chữa vảy nến.
Theo anh C., trước khi đến viện, trên cơ thể anh phát hiện có các sẩn hoặc mảng sẩn màu đỏ tươi hoặc đậm, ranh giới rõ, trên có vảy da màu trắng bạc. Các vảy này bong ra dễ dàng thành từng lá vảy da màu trắng bạc. Khi cạo nhẹ vảy bong ra để lại ở dưới những đốm máu nhỏ.
Nghi mình bị bệnh, bệnh nhân đến BV Da liễu TƯ thăm khám. Tại đây, bác sĩ xác định anh C. bị bệnh vảy nến.
Tuy nhiên, thay vì nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, anh lại tìm đến thầy lang mua thuốc nam về sắc uống.
Video đang HOT
Theo hướng dẫn, bệnh nhân uống 6 thìa thuốc sắc/ngày. Sau nửa tháng uống thuốc, bệnh nhân bị nhiễm trùng, toàn thân chảy mủ phải đến BV Da liễu TƯ cấp cứu.
Trong 1 tháng sau đó, da tay da chân bong như bóng bì. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân còn được phát hiện bị suy thận, hiện vẫn chạy thận tuần 3 lần.
Theo bác sĩ Doanh, bệnh vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến thường xuất hiện ở đầu gối, chân, lưng và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Vảy nến không phải là bệnh lý ác tính nhưng khó có thể điều trị hoàn toàn.
Tuy nhiên, nhiều người không tin theo bác sĩ mà tin theo các thày lang. Theo đó, họ lấy các bài thuốc nam về sắc uống. Nhiều bệnh nhân khi thấy da bị ửng đỏ tróc vảy đã không kiên nhẫn bôi thuốc chữa bệnh vảy nến để làm các lớp vảy mềm đi mà lại dùng dao, kéo hoặc tay tự bóc vảy khiến cho người bệnh thêm đau đớn và khó chịu hơn
Nguyên nhân chính xác của vảy nến đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch,nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
PGS.TS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương chia sẻ về ca bệnh.
Các stress tâm lý , sử dụng thuốc corticosteroid, lithium, các thuốc chống sốt rét, interferon … có thể làm nặng bệnh. Rượu cũng là tác nhân làm cho bệnh nặng lên. Khi bị vảy nến, bệnh nhân có các biểu hiện các sẩn hoặc mảng sẩn màu đỏ tươi hoặc đậm, ranh giới rõ, trên có vảy da màu trắng bạc. Các vảy này bong ra dễ dàng thành từng lá vảy da màu trắng bạc. Khi cạo nhẹ vảy bong ra để lại ở dưới những đốm máu nhỏ. Các thương tổn có thể có ở toàn thân nhưng có một số vị trí rất hay gặp là đầu, ngón tay, bàn tay- bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, ụ ngồi, mông và cẳng chân.
Cũng theo bác sĩ Doanh, vảy nến là một bệnh mạn tính, diễn biến bệnh lâu dài, có thể khỏi một thời gian dài nhưng cũng có nhiều trường hợp tái phát liên tục.
Vì vậy, người dân nên đến cơ sở chuyên khoa về da liễu để khám, điều trị chứ không nên nghe theo những lời chỉ bảo mang tính chất tâm linh hay thuốc nam.
Hy hữu: Nhập viện cấp cứu vì bị gà mổ, lợn đạp
Sau 10 ngày bị gà mổ, ông M xuất hiện cứng hàm, tiến triển tăng dần thành co cứng toàn thân, co giật.
Bệnh nhân bị gà mổ đang phải hồi sức tích cực tại bệnh viện.
Ngày 16/10, chia sẻ với PV về ca bệnh cực kỳ hy hữu, ThS.BS.Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp bị gà mổ phải vào viện cấp cứu.
Bệnh nhân là ông N.V.M 48 tuổi ở Hải Dương. Ông M. bị gà mổ vào đầu gối, vết thương rất nhỏ nên tự liền sau vài ngày.
Tuy nhiên, sau 1 tuần, ông M xuất hiện cứng hàm tăng dần. Vào bệnh viện tỉnh Hải Dương, ông M xuất hiện co cứng toàn thân, có nhiều cơn co giật, được chẩn đoán uốn ván. Ông M được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ngày 28/9 trong tình trạng co cứng, co giật toàn thân phải mở khí quản, thở máy và hổi sức tích cực.
Một bệnh nhân khác là ông L.V.N, 47 tuổi ở Bắc Ninh, vào chuồng chăm lợn, bị lợn nhảy lên đạp vào chân gây xước da nhỏ. Vết thương nhiễm trùng sưng nề, chảy mủ vài ngày rồi tự lành sẹo.
Sau 10 ngày xuất hiện cứng hàm, tiến triển tăng dần thành co cứng toàn thân, co giật. Ông N được đưa vào bệnh viện tỉnh và được chẩn đoán uốn ván.
Ông N được đưa vào BV Nhiệt đới Trung ương ngày 2/10 trong tình trạng co cứng, co giật toàn thân, phải mổ mở khí quản thở máy, dùng thuốc chống co giật liều cao.
Hiện 2 bệnh nhân này đang được theo dõi, điều trị tích cực tại bệnh viện.
BS Cấp cho biết: "Đây là ca bệnh cực kỳ hy hữu bởi đa số bệnh nhân uốn ván là do các vết thương do tai nạn, lao động hoặc dẫm phải đinh, cành cây củi mục chứ gà mổ hay lợn đạp bị uốn ván không có".
Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, thông thường những trường hợp bị dị vật như gai nhọn, mảnh thủy tinh, dăm, kim loại... đâm vào tay, chân, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ đó là vết thương nhỏ, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, những vêt thương tưởng chừng như nhỏ bé đó lại có thể gây hại nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, nếu không may bị vật nhọn đâm vào người, sau khi xử lý vết thương, nên đên cơ sơ y tê đê tiêm uôn van vi không biêt trong dị vật đó co vi trung gây uôn van hay không.
Nhiều người thường lầm tưởng chỉ có giẫm phải đinh sắt, kim loại gỉ mới bị uốn ván, nhưng thực tế những vết thương trầy xước nhỏ cũng dễ gây ra tình trạng này. Bởi vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở dù chỉ là trầy xước nhỏ. Chúng phát triển ở điều kiện yếm khí (vết thương bị dập nát dính bẩn, không có không khí, vết thương bị băng bó chặt...). Sau đó, sẽ xâm nhập vào cơ thể, đi vào hệ thần kinh và gây ra co cứng cơ hoặc co giật cơ khi có kích thích, rất nguy hiểm. Vì vậy, mọi người nên đi tiêm phòng uốn ván để bảo vệ bản thân khỏi các sự cố đáng tiếc.
Theo Danviet
Hà Nội: Người đàn ông gục chết trong cabin xe chở đồ múa lân Người đàn ông đi xe tải chở theo đồ múa lân được người dân phát hiện đã tử vong trong cabin xe. Khoảng 19h tối 2.10, chiếc xe tải chở đồ múa lân mang BKS 29C-057.28 trên đường Trần Thái Tông hướng Nguyễn Phong Sắc, dừng rất lâu trước cổng Đình Làng Hậu (Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) khiến giao thông tắc...