Toán lớp 3: Kẹo nằm ở 1 trong 2 tay Tôm, nhưng Tí chọn 5 lần không trúng, lời giải gây bất ngờ
Bài toán hack não này có thể sẽ gây khó với cả người lớn.
Sự thiên biến vạn hóa của những con số làm khoa học trở nên thú vị, nhất là môn Toán học. Đây có lẽ là môn học hữu ích và gắn bó với con người nhiều nhất vì hầu hết các hoạt động trong cuộc sống đều cần chúng ta cân đo đong đếm, tính toán từng con số. Bởi vậy mà đây chính là môn học bắt buộc trải dài 12 năm học phổ thông của mỗi người.
Nhưng có một sự thật là dù có học nhiều thế nào đi chăng nữa, đôi khi những bài toán được đưa ra chúng ta vẫn không hiểu hết và không biết cách giải quyết ra sao. Tưởng chừng điều này chỉ xảy ra ở Toán dành cho cấp học cao hơn ấy thế mà khi người lớn đọc vào đề bài của học sinh tiểu học cũng có lúc phải ngã ngửa vì độ chua mà bài toán mang lại.
Chẳng hạn như bài toán lớp 3 đang được dân tình thắc mắc dưới đây, nhìn lướt qua thì có vẻ đơn giản nhưng cũng có thể làm khó được cả người lớn. Nội dung bài toán như sau: Hôm nay được nghỉ, Tí sang nhà Tôm, đúng lúc Tôm đang ăn kẹo, Tí liền xin kẹo. Tôm đồng ý và nói: “Tớ để kẹo trong hai tay, Tí chọn được bên nào tớ cho bên đó,” Nói rồi Tôm đưa hai nắm tay ra cho Tí chọn. Tuy nhiên, sau cả 5 lần cho Tí theo cách chọn năm stay, số kẹo của Tôm vẫn không thay đổi. Em hãy giải thích vì sao.
Đề bài trên không phải là một phép tính thông thường sử dụng cộng, trừ, nhân, chia là ra kết quả mà bài toán còn yêu cầu học sinh phải biết suy luận logic và phân tích vấn đề. Nhiều phụ huynh thắc mắc, đến cả người lớn cũng phải đắn đo khi tìm câu trả lời thì liệu các bẻ lớp 3 sẽ tìm đáp án cho bài tập trên ra sao.
Video đang HOT
Nêu nắm vào các dữ kiện được cho, có thể phân tích bài toán theo 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Tôm để kẹo ở 1 tay, cả 4 lần lựa chọn, Tôm không chọn đúng bàn tay có kẹo của Tí,
Trường hợp 2: Tôm không để kẹo ở trong tay nào cả nên Tí không lần nào được kẹo cả.
Một số phụ huuynh bày tỏ ý kiến, nếu đáp án thực sự như phái trên thì có vẻ bài toán hơi khiên cưỡng và nếu Tôm nói dối về số kẹo có trong tay thì trẻ lại bị tác động từ cách lam của Tôm vào cuộc sống. Cac bó mẹ cùng đồng quan điểm, không nên đưa các bài toán không rõ ràng và có thể gây hiểu lầm vào nội dung trong các loại sách cho trẻ em. Hiện bài toán vẫn tiếp tục gây tranh cãi.
Bài toán lớp 3 xếp vở vào thùng tưởng dễ mà dân tình tranh cãi ầm ĩ, cách giải hóa ra chỉ 4 dòng đơn giản
Nhiều người lý lẽ theo cách khác nhau nhưng đáp án 4 thùng mới là chuẩn nhất.
Nhiều bài toán ở bậc tiểu học trở nên hóc búa với không ít người. Mới đây, một bài toán lớp 3 tuy ngắn và nhìn qua đơn giản nhưng lại làm khó và khiến cho mọi người cãi nhau xem kết quả nào là đúng.
Nội dung bài toán là: " Có một số quyển vở được xếp đều vào 8 thùng, mỗi thùng có 320 quyển vở. Hỏi có tất cả bao nhiêu quyển vở ? Nếu một thùng đựng được gấp đôi thì sẽ có bao nhiêu thùng?". Sở dĩ bài toán trở nên khó với nhiều người chính là một thùng đựng được gấp đôi trở thành chi tiết đánh đố người đọc. Tuy nhiên, nếu nhanh trí một chút thì chắc chắn cách giải vô cùng đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian.
Sau khi đọc bài toán, mỗi người đưa ra một cách giải khác nhau. Có người nói 10 thùng, có người cho rằng có 5 thùng. Thế nhưng các đáp án này đều sai và đáp án đúng là 4 thùng.
Cách giải như sau:
Số quyển vở có là:
320 x 8 = 2560 (quyển vở)
Số vở thùng đựng gấp đôi là:
320 x 2 = 640 (quyển vở)
Số thùng có là:
2560 : 640 = 4 (thùng)
Đáp số: 4 thùng
Đọc xong đề toán lớp 3 ai cũng nghĩ cô cho đề nhầm, đến khi đọc kỹ mới biết hóa ra đây là chiêu "gài bẫy" của cô giáo Mọi người phải đọc kỹ đề lắm mới có thể hiểu được ý đồ của cô giáo. Đối với các bậc phụ huynh, việc học của con luôn được ưu tiên hàng đầu. Thế nên, dù bận rộn như thế nào đi chăng nữa, các ông bố bà mẹ vẫn sẽ cố gắng dành thời gian mỗi tối để kèm con học bài....