Toán lớp 2: “Có 45 con cừu, 5 con rơi xuống nước. Hỏi thuyền trưởng bao tuổi?”, đáp án khiến tất cả bất ngờ!
Đọc xong bài toán này, ai cũng hoang mang không hiểu mình đang đọc Toán lớp 2 hay Toán ở tầng lớp cao siêu nào nữa!
Khi bé, chúng ta thường nghĩ Toán lớp 1 cũng đơn giản, chỉ xoay quanh các phép tính cộng trừ nhân chia hay đếm hình. Tuy nhiên, đến khi lớn lên phải giải bài tập cho em hoặc cho con, nhiều người lớn mới thấy hóa ra toán Tiểu học thời nay cũng lắt léo và căng não ra phết!
Điển hình như câu chuyện mới đây, một người mẹ đã đăng tải bài toán của con mình lên mạng kèm lời nhắn: “ Các bác giải hộ bài này với. Em tự thấy mình ngốc thật, học hết đại học mà không làm nổi bài toán lớp 2“.
Đính kèm là bài tập: “ Trên tàu thủy có 45 con cừa. 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?“.
Đáp án dữ kiện một đằng, đáp án một nẻo gây tranh cãi.
Đọc xong hết thảy phụ huynh đều rối não trước bài tập ra đề một đằng, nhưng yêu cầu một nẻo. Được biết, bài toán trên nằm ở trang 63 của cuốn sách Toán lớp 2.
Hầu hết phụ huynh đều cho rằng bài toán không thể giải được vì dữ kiện và đáp án khác nhau. Có rất nhiều giải thiết đã được đưa ra. Một phụ huynh cho rằng đây chỉ là bài toán đố mẹo dành cho học sinh. Có thể hiểu rằng, trên thuyền có 45 con cừu, 5 con rơi xuống biển. Nếu câu hỏi là tuổi của thuyền trưởng thì có thể suy ra, ông có số tuổi là 45-5=40 (bằng số cừu còn lại).
Video đang HOT
Mặt khác, có người cho biết thuyền trưởng nhất định phải trên 25 tuổi mới thi được bằng lái. Hay thậm chí có người còn đưa ra đáp án 16 vì cho rằng, chỉ có… tuổi ít như vậy mới thiếu kinh nghiệm, làm rơi một lúc 5 con cừu.
Lời giải cho bài toán “đầu cừu – đuôi thuyền trưởng”.
Thực tế, đáp án là “bài toán sai dữ kiện”! Nhà giáo Ưu tú Phạm Đình Thực – cha đẻ của bài toán từng chia sẻ trong một buổi phỏng vấn: Bài toán được đánh đấu (*) tức bài toán khó nhằm mục đích nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng phát hiện của học sinh, đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc kỹ đề và suy nghĩ thấu đáo trước khi làm.
Tác giả cố tình vi phạm để tập cho học sinh thói quen đọc kỹ đề để phân biệt cái đã cho và cái phải tìm trước khi bắt tay vào thực hiện 1 bài toán.
Còn theo bạn, bạn thấy bài toán lớp 2 này thế nào?
Bài Toán tiểu học "dễ như ăn kẹo" khiến 97% người trả lời sai, đáp án giải thích nào cũng hết sức thuyết phục!
Bài toán tưởng như đơn giản lại khiến dân mạng chia làm hai phe khi bên khăng khăng kết quả là 1, bên còn lại quả quyết cho rằng đáp án phải là 16.
Phải công nhận, Toán học là một bộ môn khó, lắt léo, chưa bao giờ dành cho số đông. Tuy nhiên, vì nó quá phổ biến và có ý nghĩa nên dù là khắc tinh thì Toán học vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong hành trang của nhiều người.
Trong thời đại ngày nay, một câu Toán nhỏ cũng có thể trở thành nguồn cơn tranh cãi và khiến cộng đồng "chia phe" vì không tìm ra được câu trả lời thống nhất. Một ví dụ chính là phép toán 8:2(1 3). Kết quả là 1 hay 16?
(Nguồn: Giang Phúc)
Team đáp án chia làm 2 phe khi một bên đáp án là 1 và 1 bên cho là 16. Thậm chí có người còn cho rằng đáp án nào cũng đúng!?
" Để cho những ai bảo bằng 1 tin bằng 16 nhé! 8:2(1 3)=16 vì: Tính trong ngoặc trước lấy 1 cộng 3=4, tính ở ngoài 8:2=4 chốt: 44=16", bạn L.Đ bình luận.
" Đây là bẫy trong thứ tự làm phép tính. Các bạn cộng trong ngoặc trước là đúng. Nhưng khi biểu thức chỉ còn toàn nhân, chia bình đẳng thì các bạn ưu tiên phép nhân trước là sai. Khi biểu thức chỉ còn phép nhân chia thì phải ưu tiên tính từ trái qua phải theo lần lượt nhé", bạn V.D bình luận.
" Phải viết đầy đủ dấu thì mới ra = 16. Nếu viết đầy đủ dấu thì tính bình thường còn dính với nhau = 1 vì viết dính với nhau đồng nghĩa với việc chúng gắn kết với nhau từ trước. Bài này đáp án nào cũng đúng hết", bạn T.A lý giải theo một góc độ khác.
Một bình luận nhận được rất nhiều đồng tình của dân mạng: " Theo mình biết thì có 2 quy tắc làm Toán là PEMDAS (thứ tự phép tính: dấu ngoặc, số mũ, nhân, chia, cộng, trừ) và BODMAS (thú tự ưu tiên: dấu ngoặc, chia, nhân, cộng, trừ từ trái qua phải).
Về mặt kỹ thuật thì 2 cái đều đúng và có thể tóm gọn lại như sau:
Theo PEMDAS: 8 : 2 x (1 3) = 8 : 2 x 4 = 16
Theo BODMAS: 8 : 2(1 3) = 8: 2(4) = 8 : 8 = 1".
2 phe đáp án với nhiều lý lẽ và tranh biện khác nhau.
Vậy kết quả đúng nhất là 1 hay 16?
Theo giáo sư, tiến sĩ Rhett Alain, Tiến sĩ hiện đang công tác tại Đại học Đông Nam Louisiana cho rằng: " Đây là phiên bản toán học của câu hỏi từng gây xôn xao về chiếc váy xanh đen hay vàng trắng. Những điều này có thể thuộc về quy ước, tức là có những quy ước về cách viết các phép tính như là quy ước khi đánh vần, chúng ta có thể nói "gray" hay "grey" nhưng ai cũng hiểu nó là màu xám. Nói cách khác, con số là những thứ không thể thay đổi nhưng cách nhìn và giải thích của mọi người sẽ khiến vấn đề có nhiều ý kiến."
Thực tế, cách viết đúng nhất của phép tính này là 8:2x(1 3). Theo thứ tự ưu tiên trong ngoặc, ta sẽ có phép toán 8:2x(4). Tiếp tục dùng tới thứ tự từ trái sang phải, ta sẽ lấy 8:2 trước rồi đến kết quả nhân với 4 để ra đáp án là 16.
Câu đố 99% người lớn trả lời sai: Số chẵn nhỏ nhất có một chữ số là 0 hay 2? Đôi khi kiến thức cơ bản của học sinh Tiểu học sẽ khiến bạn phải giật mình đấy! Toán học thú vị lắm. Không đơn thuần chỉ là 1 1=2, Toán học còn có những bí ẩn buộc người đọc phải cực kỳ thông minh và vận dụng óc tư duy cao độ mới có thể giải được. Vậy nên nếu bạn nghĩ...