Toàn cầu sắp phải đối mặt với dịch bệnh mới
Các nhà khoa học Anh đã làm xôn xao cộng đồng quốc tế khi cảnh báo về sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu do một loại virus nguy hiểm mới.
Các bác sĩ Anh đã ghi nhận dạng virus này có họ hàng với siêu vi trùng hô hấp cấp tính, đã làm hàng trăm người chết vào năm 2003. Virus mới được phát hiện tại phòng thí nghiệm London thuộc Cơ quan Bảo vệ sức khỏe Anh.
Theo nhận định của nhà virus học hàng đầu nước Anh, Giáo sư John Oxford (ảnh) làm việc tại Bệnh viện Queen Mary, Đại học London, dịch bệnh sẽ xuất hiện trong vòng 5 năm tới. Ông dự đoán, năm 2018 thế giới sẽ chờ đợi đợt “cúm Tây Ban Nha” thứ hai. Lần đầu tiên, đại dịch được người đương thời gọi là “cúm Tây Ban Nha” đã làm thế giới điêu đứng vào cuối thập kỷ thứ hai thế kỷ trước.
Giáo sư John Oxford (ảnh) làm việc tại Bệnh viện Queen Mary, Đại học London, dịch bệnh sẽ xuất hiện trong vòng 5 năm tới.
Video đang HOT
Giáo sư John Oxford cho rằng: “Không phải ngẫu nhiên mà tôi nhắc tới năm 2018. Thời điểm tròn đúng 100 năm kể từ sau đại dịch “cúm Tây Ban Nha” năm 1918. Theo tôi, siêu vi trùng sẽ có nguồn gốc từ chim. Chúng ta đã quan sát thấy một vài biến thể của virus này trong các năm 1958, 1968 và 2009. Nhưng không có mẫu siêu vi trùng khủng khiếp như năm 1918. Suốt cả thế kỷ cho tới năm 2009, cũng không diễn ra dịch bệnh lớn nào. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng, đại dịch tiếp theo sẽ vào năm 2018″.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, virus mới liên tục được phát hiện và không nên lấy đó làm lý do gây hoang mang. Ông Alexander Platonov – Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm các bệnh nhiễm trùng tự nhiên thuộc Viện Nghiên cứu trung ương về dịch tễ học của Nga cho biết: “Đây là một loại virus mới, có khả năng được truyền từ loài dơi. Hơn 50 người tiếp xúc với bệnh nhân đã được khám và họ đều không nhiễm virus. Bệnh có thể sẽ tái phát, như một hiện tượng khá phổ biến. Hầu hết các siêu vi trùng lây từ người sang người đã được chúng ta biết đến cách đây 10 – 20 năm. Giờ tới lúc phát hiện những virus lạ, có khả năng mắc phải ở những nơi hoang dã”.
Ông Platonov trấn an rằng, nhiều dịch bệnh đã diễn ra trong hàng ngàn năm tồn tại của con người, nhưng nhân loại luôn khắc phục chúng, ngay cả khi chưa hề có hệ thống chăm sóc y tế như ngày nay.
Theo Hạ Anh (Dân Việt)
Ăn thịt khỉ có thể nhiễm HIV
Các nhà khoa học châu Phi cảnh báo, ăn thịt khỉ có thể khiến người nhiễm một loại virus nguy hiểm như HIV hay còn gọi là HIV thế hệ mới.
Khuyến cáo trên vừa được các nhà khoa học ở Cameroon đưa ra. Họ đã phát hiện một loại virus giống như HIV có tên gọi virus sùi bọt ở khỉ (SFV) và lo ngại nó có thể lây lan, gây ra một đại dịch toàn cầu mới.
Babila Tafon, trưởng nhóm bác sĩ thú y tại khu bảo tồn linh trưởng hoang dã Ape Action Africa (AAA) ở Mefou thuộc vùng ngoại ô thủ đô Yaounde của Cameroon, cho hay, trong khi xét nghiệm mẫu máu của các con vật được đưa tới trung tâm, ông đã phát hiện virus SFV ở khỉ.
"Một cuộc khảo sát mới đây xác nhận virus họ hàng với HIV này hiện có cả ở người, đặc biệt là trong máu của một số kể săn bắn và giết hại khỉ ở đông nam đất nước (Cameroon)", ông Tafon tiết lộ trên tờ Daily Mail.
Thịt khỉ nằm trong số những đặc sản thịt thú rừng được ưa chuộng ở Cameroon. Ảnh: WordPress.
Hiện 80% số thịt tiêu dùng ở Cameroon lấy từ động vật hoang dã. Thịt khỉ, tinh tinh và vượn nằm trong số thịt thú rừng được ưa chuộng tại quốc gia châu Phi này. Theo một ước tính, có tới 3.000 con khỉ bị giết thịt ở miền nam Cameroon mỗi năm.
Giáo sư Dominique Baudon, giám đốc Trung tâm Pasteur ở thủ đô Yaounde, bày tỏ quan ngại rằng các loại virus như SFV có thể lây lan rất nhanh do sở thích ăn thịt thú rừng của con người. Ông Baudon nhận định, khi những kẻ săn bắn trộm táo tợn càng tiến sâu vào rừng và ngày càng nhiều động vật linh trưởng hoang dã bị ăn thịt thì con người càng có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các virus mới, chưa từng được biết đến hơn cũng như những loại virus biến đổi sang dạng nguy hiểm hơn.
Các nhà nghiên cứu của chính phủ Cameroon thừa nhận, họ không biết về những ảnh hưởng lâu dài của virus SFV ở người. Chính phủ Canada mới đây cũng tuyên bố họ thậm chí không rõ về cơ chế lây lan của nó, nhưng phát hiện các dấu hiệu cho thấy SFV có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với máu, nước bọt và các chất dịch khác trong cơ thể của động vật mang virus.
Nguy cơ lây lan dịch bệnh không thể coi thường khi một nghiên cứu hồi đầu năm nay của các Trung tâm Kiểm soát và phóng chống bệnh dịch Mỹ đã thu được bằng chứng về sự hiện diện của các virus, kể cả loại SFV, trong những sản phẩm từ động vật hoang dã được nhập khẩu trái phép và bị thu giữ tại nhiều sân bay quốc tế của Mỹ.
Tuấn Anh
Theo Vietnamnet.vn