Toàn cầu hành động ứng phó biến đổi khí hậu
Gần 200 quốc gia trên thế giới ngày 15-12 đã thông qua kế hoạch hành động toàn cầu nhằm hạn chế sự tổn hại do biến đổi khí hậu, sau 2 tuần đàm phán ngày đêm đầy căng thẳng tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) ở Katowice – Ba Lan.
Kế hoạch hành động trên – hay còn gọi là Quy tắc Katowice – đưa ra một hệ thống duy nhất cho các quốc gia để cắt giảm khí thải theo kế hoạch khí hậu quốc gia và cách thức báo cáo, đo lường, xem xét thường xuyên và nâng dần mức độ của các kế hoạch đó. Ông Michal Kurtyka, chủ tịch hội nghị, nhận định đây là bước tiến dài sẽ giúp các nước đến gần hơn mục tiêu hiện thực hóa tham vọng mà thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015 đề ra – giới hạn mức tăng nhiệt độ của trái đất ở mức dưới 2 độ C so với thời tiền công nghiệp, đồng thời hướng đến mục tiêu 1,5 độ C. Mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trái đất dưới 1,5 độ C là ngưỡng then chốt để tránh tình trạng biến đổi khí hậu thảm họa – theo báo cáo khoa học của Ủy ban Liên chính phủ Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, đã nhận được sự ủng hộ của đa số các nước thành viên.
Chủ tịch COP24 Michal Kurtyka thể hiện cảm xúc vui mừng tại phiên họp cuối cùng ở Katowice – Ba Lan Ảnh: REUTERS
Về tài chính, Quy tắc Katowice cho thấy các nước giàu cam kết đóng góp quỹ để giúp các quốc gia nghèo hơn giảm bớt khí thải và thích ứng với các tác động của tình trạng khí hậu đang thay đổi. Các nước cũng đã đồng ý khởi động một tiến trình bắt đầu từ năm 2020 để đặt ra mục tiêu mới về tài chính, vượt qua mức 100 tỉ USD/năm đã cam kết trước đây, từ năm 2025.
Tuy nhiên, theo báo The Straits Times, một vấn đề quan trọng chưa giải quyết được tại phiên họp toàn thể cuối cùng do Brazil phản đối – mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nên chiếm tỉ lệ bao nhiêu – đã được dời sang hội nghị về biến đổi khí hậu năm 2019 ở Chile.
Video đang HOT
Lục San
Theo Nguoilaodong
Quốc tế đạt thỏa thuận về quy tắc thực thi Hiệp định Khí hậu Paris
Thỏa thuận này cho phép nhân loại tiếp tục cùng nhau hướng đến mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2C.
Greta Thunberg phát biểu tại COP24. Ảnh: Reuters
Cô bé gây chấn động COP24
Tiếng nói của một cô gái 15 tuổi người Thụy Điển gây chấn động Thượng đỉnh Khí hậu quốc tế lần thứ 24 tại Ba Lan (COP 24) vào giữa tháng 12/2018.
"Các vị thường nói các vị yêu quý trẻ em hơn hết, vậy mà các vị lại đánh cắp tương lai của chúng ngay trước mắt chúng", Greta Thunberg đã nói như vậy trong bài phát biểu mang tiêu đề "Các vị đang đánh cắp tương lai của chúng tôi".
Cô bé này cũng đề xuất: "Nếu như không thể tìm ra được các giải pháp trong lòng cái hệ thống này, thì chúng ta cần phải thay đổi hệ thống. Chúng tôi không còn thời gian nữa, chúng tôi đến đây để nói với quý vị rằng thay đổi đang đến, dù các vị có muốn hay không. Quyền lực thuộc về nhân dân".
Thất vọng trước cảnh đàm phán giữa các quốc gia tại Hội nghị Khí hậu toàn cầu lần thứ 24 lâm vào bế tắc, Greta Thunberg kêu gọi "học sinh toàn thế giới bãi khóa" để gây áp lực buộc giới chính trị phải nỗ lực tham gia chống biến đổi khí hậu.
Tuần nào cũng vậy, vào ngày thứ Sáu, Greta Thunberg đứng biểu tình một mình trước trụ sở Quốc hội Thụy Điển để kêu gọi mọi người trẻ tuổi hãy hành động như cô, buộc các quốc gia tôn trọng các cam kết khí hậu đã được đưa vào Thỏa thuận Paris. Cô bé cũng quyết định thay đổi cuộc sống của mình để làm gương: Cô ngừng ăn thịt, lắp đặt pin điện mặt trời trong nhà và có một vườn rau gia đình.
Sáng kiến của cô bé Thụy Điển đã được hàng nghìn trẻ em trên thế giới hưởng ứng. Hàng nghìn bạn trẻ đã bãi khóa, biểu tình trước các nhà Quốc hội, hay các cơ quan dân cử địa phương ở Đức, ở Úc. Greta Thunberg đang trở thành một biểu tượng mới của cuộc chiến vì Khí hậu, vì các cam kết quốc tế trong Thỏa thuận Paris 2015.
Đạt thỏa thuận bước đầu
Không biết có phải sức nặng của những lời phát biểu đanh thép của một cô bé 15 tuổi có thực sự chấn động hay không nhưng cộng đồng quốc tế đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc thực thi Hiệp định khí hậu Paris. Thỏa thuận này cho phép nhân loại tiếp tục cùng nhau hướng đến mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2C.
Chủ tịch COP 24, Tổng thống Ba Lan Michal Kurtyka, tuyên bố là thật không hề dễ dàng để đạt được đồng thuận này. Ngay từ khi thượng đỉnh mới mở ra, rất nhiều đại diện các nước đã hoài nghi về triển vọng đạt được một thỏa thuận vững chắc như văn bản vừa được thông qua. Bởi vì, tồn tại quan điểm rất khác biệt giữa các nước với nhóm các quốc gia dầu mỏ lớn, trước hết là Hoa Kỳ, Ả rập Xê Út hay Nga, đã là một trong những cản trở chính trong quá trình thương lượng.
Cho dù thỏa thuận tại Ba Lan được thông qua, nhưng giới bảo vệ môi trường đặc biệt lo ngại là thỏa thuận COP24 đã không thực sự coi trọng các kết quả nghiên cứu của nhóm GIEC, đặc biệt nhấn mạnh đến mục tiêu không tăng quá 1,5C, để bảo đảm biến đổi khí hậu trên Trái đất không vượt tầm kiểm soát.
Tháng 9/2019, Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức thêm một thượng đỉnh riêng về biến đổi khí hậu tại New York, để hối thúc các quốc gia nỗ lực chuẩn bị để đưa ra các chỉ tiêu mới, cao hơn, cho giai đoạn kể từ năm 2020 để hy vọng sớm đảo ngược lại xu thế khí thải tiếp tục tăng mạnh hiện nay mà dự kiến đến năm 2030 mới đạt đỉnh).
Theo nhipcaudautu
Mỹ 'một mình một phách', kiên quyết không ủng hộ Hiệp định biến đổi khí hậu Mỹ là quốc gia duy nhất không ủng hộ cam kết với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng G-20. Tuyên bố chung G-20 được ký ngày 1/12 ở Buenos Aires, Argentina đã nêu ra một danh sách các đề mục được đại diện các quốc gia phê chuẩn bao gồm tuyên bố về tầm quan trọng thương...