Toàn cảnh vụ Thần Trùng sử dụng hình ảnh nhưng chưa xin phép tác giả
Mới đây, Thần Trùng đã dính phải một vụ bê bối nhỏ khi sử dụng hình ảnh của một nghệ sĩ Việt mà chưa được sự đồng ý.
Mới đây anh Trần Xuân Lộc – một trong những artist từng góp phần thực hiện bộ tranh vẽ ‘Yêu, Ma, Quỷ, Quái’ nói về các thực thể siêu nhiên từng xuất hiện trong đời sống của nhân dân trên khắp các miền Tổ quốc Việt Nam, đã lên tiếng rằng Thần Trùng sử dụng hình ảnh của mình mà không có sự xin phép. Thần Trùng vốn là một trò chơi kinh dị thuần Việt do đội ngũ DUT Studio phát triển, đứng đầu là streamer nổi tiếng Dũng CT. Dù có hơi rắc rối nhưng mọi chuyện đã được giải quyết êm đẹp ngay trong buổi tối ra mắt của Thần Trùng. Vậy drama lần này thực hư như thế nào?
Tranh vẽ của Trần Xuân Lộc trong game Thần Trùng
Vào 18h ngày 16/9, trên Facebook cá nhân của Trần Xuân Lộc đã đăng tải trạng thái như sau:
“Đ ang háo hức tính tối mua stream chơi với đồng bọn luôn á,
Video đang HOT
Đội ngũ Thần Trùng mà liên hệ hỏi permission thì mình gửi luôn file đẹp ấy chứ, đằng này để mình đang coi clip thì phun mẹ nước. Cũng thà là game làm chơi, chứ này ra sản phẩm thương mại bán steam đàng hoàng, không lấy hình mình thì đặt cái commission vẽ con Thần Trùng cũng đâu nhiêu. Thế này thì sao mà nói được mấy ông crack game.”
Ngay sau đó phía Dũng CT cũng đã nhanh chóng liên hệ lại và có những phản hồi thỏa đáng:
Xem thêm: Bản đồ Doom mới của John Romero đã huy động được gần 1 tỷ đồng cho Ukraine
Phía DũngCT đã nhanh chóng có những phản hồi thỏa đáng
“Chào Lộc, mình vừa được anh em báo việc này, thay mặt DUT Studio gửi tới bạn lời xin lỗi chân thành nhất. Đây hoàn toàn là lỗi của bọn mình khi chưa xin phép tới bạn để sử dụng hình ảnh này. Cũng cảm ơn bạn vì đã báo cáo việc này lên đây mà không nặng lời với team mình.
Ngay trong bản update tiếp theo của Thần Trùng bên mình sẽ thay lại hình ảnh mới. Tất nhiên việc này cũng không thể lấy lại được những gì đã gây cho bạn sự không hài lòng, mong là lời xin lỗi của mình sẽ phần nào khiến bạn cảm thông hơn thôi ạ.
Cá nhân mình và DUT Studio xin chân thành cáo lỗi tới bạn lần nữa. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc yêu cầu gì thêm, mong bạn cứ reply tại đây hoặc nhắn tin riêng cho mình ạ.
Có thể thấy cả hai bên đã rất có thiện chí để giải quyết ổn thỏa vụ việc trên, mọi chuyện cũng sẽ chẳng có gì to tát khi lượng lớn fan quá khích của Dũng CT trực tiếp vào trang cá nhân của Trần Xuân Lộc để công kích và cho rằng anh đang cố tình làm lớn chuyện để “ké fame” từ Dũng CT. Ngay sau khi nhận được loạt công kích từ các fan, Lộc đã ẩn bài viết tuy nhiên ngay sau đó đã chỉnh sửa lại dòng trạng thái và mở bình luận công khai để đối đầu với những “fan thiếu suy nghĩ”.
Về phía các fan của Dũng CT và Thần Trùng, rất nhiều người đã gửi lời xin lỗi chân thành đến artist, tuy nhiên số còn lại vẫn giữ nguyên quan điểm được đánh giá là thiếu suy nghĩ như đã nói ở trên.
Cô gái đam mê nghệ thuật và những bộ trang phục đẹp như tranh vẽ
Ariel Adkins (36 tuổi) cư dân Virginia của Mỹ được biết đến là người yêu nghệ thuật và quần áo đẹp hơn bất cứ thứ gì khác.
Một ngày nọ, cô quyết định kết hợp hai niềm đam mê của mình và bây giờ tạo ra những bộ trang phục lấy cảm hứng từ những bức tranh nổi tiếng, tác phẩm sắp đặt và các tác phẩm nghệ thuật khác.
Đầu tiên cô đã làm một chiếc váy tương tự như một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Jackson Pollock, mà ông đã tạo ra bằng cách đặt tấm vải trên sàn và phun sơn lên đó.
"Tôi nghĩ rằng tôi có thể dễ dàng lặp lại các hành động của nghệ sĩ, nhưng với quần áo và quyết định thử. Chiếc váy trở nên tuyệt vời! Tôi không thể dừng lại sau đó", Adkins chia sẻ.
Theo New York Post, từ năm 2010 thú vui của Adkins đã trở thành một công việc kinh doanh thành công. Cô ấy đã tạo ra một dòng quần áo có tên là Artful Awear và kể từ đó đã vẽ tay hàng trăm chiếc váy, quần tây, áo sơ mi và quần. Ban đầu, cô chỉ may trang phục cho bản thân và bạn bè, nhưng sau đó cô bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng từ những người lạ.
Ban đầu, nhà thiết kế may trang phục cho bản thân và bạn bè, nhưng sau đó cô bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng từ những người lạ.
"Thông thường khách hàng chọn một tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa với họ và đặt hàng. Đôi khi chúng tôi thảo luận về các bức tranh với nhau để họ có cảm hứng và hiểu họ thực sự muốn gì", Adkins cho biết.
Giá cho một bộ quần áo từ bộ sưu tập Artful Awear bắt đầu từ 500 USD và ngày càng có nhiều người muốn mua những bộ trang phục khác thường mỗi ngày.
Ông bố giỏi photoshop nhận 'triệu tim' nhờ biến tranh vẽ của con thành hiện thực Những tranh vẽ mang hình thù quái dị bỗng chốc trở nên hài hước không tưởng sau khi được ông bố giỏi photoshop 'biến hóa'. Năm 2015, anh Tom Curtis đã cho ra đời một tài khoản Instagram tên là "Things I have drawn" (tạm dịch: Những thứ tôi vẽ) nhằm đăng tải những bức ảnh của hai cậu con trai. Sau 7...