Toàn cảnh vụ chiến đấu cơ F-22 Mỹ phóng tên lửa bắn hạ vật thể bay không xác định
Trong khi vụ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc còn chưa lắng xuống thì ngày 10/2 Tổng thống Mỹ lại ra lệnh phóng tên lửa từ chiến đấu cơ F-22 bắn hạ một “vật thể tầm cao” có kích thước tương đương một ô tô con.
Một chiến đấu cơ bay gần quả khí cầu lớn của Trung Quốc phía trên vùng biển bang South Carolina (Mỹ) vào ngày 4/2/2023. Ảnh: The Hill
Căng thẳng Mỹ – Trung trong vài ngày qua đã lên đến một mức độ nóng mới sau khi Nhà Trắng ra lệnh bắn hạ một khinh khí cầu ngoài khơi Bờ Đông Mỹ vì lo ngại bị giám sát. Vụ bắn hạ hôm 4/2 diễn ra sau khi Trung Quốc nhấn mạnh rằng thiết bị này chỉ đơn giản là một khí cầu thời tiết dân sự của họ bị trôi dạt chệch hướng.
Trong khi vụ việc còn chưa lắng xuống thì ngày 10/2, Lầu Năm Góc lại xác nhận rằng, một “vật thể tầm cao” đã bị bắn hạ trên vùng lãnh hải đóng băng của bang Alaska sau khi các quan chức quân sự xác định thiết bị này gây ra “mối đe dọa đối với sự an toàn của chuyến bay dân sự.”
Tin tức về vụ bắn hạ vật thể lạ lần đầu tiên được xác nhận bởi người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby, và người phát ngôn Lầu Năm Góc – Tướng Pat Ryder sau đó cung cấp một bản tóm tắt về các chi tiết mới nhất.
Vật thể tầm cao “không phải khí cầu”
Tuyên bố chính thức của chính quyền Tổng thống Biden cho biết vật thể bay không xác định lần đầu tiên được phát hiện vào đêm 9/2 và lệnh bắn hạ chính thức được Tổng thống ban hành vào đầu giờ sáng 10/2. Đến khoảng 1h45 chiều cùng ngày, “vật thể lạ” mới chính thức bị bắn hạ.
Không giống như vụ khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi trước đó, các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng vật thể tầm cao nói trên “nhỏ hơn nhiều” và có lẽ có kích thước bằng một chiếc ô tô con.
“Vật thể đang bay ở độ cao 12.000 mét và gây ra mối đe dọa có lý đối với sự an toàn của các chuyến bay dân sự”, ông John Kirby nói với các phóng viên tại cuộc họp báo hôm 10/2, đồng thời cho biết thêm rằng các quan chức Mỹ không có sự “tiếp cận” nào với Trung Quốc về diễn biến này.
Video đang HOT
Hiện tại, các nhà chức trách Mỹ không biết tổ chức nào sở hữu vật thể nói trên hoặc bản chất nó là gì.
Ông Kirby nhấn mạnh rằng Mỹ đang “gọi đây là một vật thể vì đó là mô tả tốt nhất mà chúng tôi có ngay lúc này”.
Người phát ngôn này cũng tiết lộ, Tổng thống Biden lần đầu tiên được thông báo về vụ việc vào tối 9/2, “ngay khi Lầu Năm Góc có đủ thông tin”, đồng thời cho biết thêm rằng theo khuyến nghị của Lầu Năm Góc, Tổng thống đã ra lệnh cho quân đội “bắn hạ vật thể – và họ đã làm như vậy.”
Một chiếc F-22 Raptor của Lực lượng Không quân bay qua Căn cứ chung Elmendorf-Richardson, Alaska, ngày 27/2/2018. Ảnh: Sputnik
“Ác điều” F-22 lại ra tay
Quân đội Mỹ đã sử dụng căn cứ Không quân Elmendorf ở Alaska để hỗ trợ hoạt động bắn hạ. Lần đầu tiên phi công máy bay chiến đấu bay theo vật thể và kết luận rằng thiết bị này không có người lái. Các quan chức cũng cho biết không có dấu hiệu cho thấy thiết bị lạ có thể điều khiển được.
Cuối cùng, một chiếc máy bay chiến đấu F-22 duy nhất xuất kích từ căn cứ Elmendorf đã được huy động, đánh dấu lần thứ hai mẫu máy bay này tham gia vào một nhiệm vụ chiến đấu trên không trong những ngày gần đây. Một quả tên lửa AIM-9X Sidewinder, loại lần đầu tiên được đưa vào trang bị từ năm 1956, đã được sử dụng để bắn rơi “vật thể tầm cao” lạ. Đây cũng là loại tên lửa được Mỹ sử dụng để bắn hạ khí cầu Trung Quốc trước đó.
Một giờ trước khi vật thể chính thức bị bắn hạ, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã ban hành lệnh hạn chế chuyến bay tạm thời trong không phận xung quanh Deadhorse, Alaska. Cơ quan này cảnh báo nghiêm khắc rằng bất kỳ máy bay nào không tuân thủ mệnh lệnh đều có thể bị cơ quan chức năng “chặn, giam giữ và thẩm vấn”.
Hoạt động thu hồi xác của thiết bị lạ đang được thực hiện, tuy nhiên, các quan chức Mỹ không đưa ra mốc thời gian họ có thể trục vớt được nó từ vùng biển Alaska đóng băng.
Tổng thống Biden: Đó là một thành công
Khi được hỏi về bình luận sau vụ bắn hạ vật thể lạ ngày 10/2, Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên rằng vụ việc “đã thành công”.
Cần lưu ý rằng phản ứng của ông Biden đối với “vật thể tầm cao” này nhanh chóng hơn so với phản ứng được đưa ra đối với vụ khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển bang Nam Carolina vào cuối tuần trước. Ông Biden khi đó đã bị chỉ trích rộng rãi vì phản ứng chậm trễ của mình.
Vị Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ cùng ngày đã có cuộc trao đổi ngắn gọn với các phóng viên trên Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng khi ông chờ đợi sự xuất hiện của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Không giống như các cuộc gặp trước đây với các nguyên thủ nước ngoài, ông Biden không tổ chức một bài phát biểu chung với tổng thống mới đắc cử của Brazil.
Trước khi vụ bắn hạ mới được tiến hành, Nhà Trắng đã thông báo cho một loạt quan chức đồng minh. Trong số các nhân vật được thông báo về vấn đề này có Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand và các thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện.
“Tôi đã được thông báo về vấn đề này và ủng hộ quyết định hành động”, Thủ tướng Trudeau viết trong một bài đăng trên Twitter. “Các cơ quan quân sự và tình báo của chúng tôi sẽ luôn phối hợp cùng nhau, kể cả thông qua (Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ), để giữ an toàn cho mọi người.”
Tương tự, Bộ trưởng Quốc phòng Anand nhắc lại rằng cả Lực lượng Vũ trang Canada và Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các quan chức Mỹ để “đảm bảo việc bảo vệ không phận Bắc Mỹ”.
Khí cầu của Trung Quốc bay trên không phận Mỹ vào ngày 2/2. Ảnh: AP
Trước đó, hôm 4/2, theo lệnh của Tổng thống, quân đội Mỹ đã triển khai một máy bay F-22, sử dụng tên lửa bắn hạ một khinh khí cầu được xác định là của Trung Quốc bay trên vùng biển ngoài khơi bang South Carolina. Khí cầu này được phát hiện đi vào không phận Mỹ ngày 28/1 trước khi di chuyển sang không phận Canada vào ngày 30/1. Sau đó, nó trở lại không phận Mỹ vào ngày 31/1, và đến 2./2 mới được giới chức Mỹ thông báo công khai.
Washington cho rằng đây là khí cầu do thám, gọi đó là “sự vi phạm rõ ràng” chủ quyền của Mỹ và đã thông báo cho Bắc Kinh về vụ bắn hạ ngày 4/2.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng khí cầu của họ xuất hiện ở Mỹ là “tai nạn bất khả kháng” và Bắc Kinh “chưa bao giờ vi phạm lãnh thổ, không phận của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào”. Cơ quan này cho biết đây là khí cầu dân sự phục vụ nghiên cứu khí tượng và các hoạt động khoa học khác. Đồng thời, Bắc Kinh cáo buộc chính trị gia, truyền thông Mỹ “lợi dụng vụ khí cầu bay lạc” vào lãnh thổ Mỹ để “làm mất uy tín” của Bắc Kinh.
Lầu Năm Góc trình Nhà Trắng lựa chọn cách xử lý khinh khí cầu 'lạ' xuất hiện trên bầu trời Mỹ
Khí cầu nghi của nước ngoài này được phát hiện trên không phận Mỹ và quan chức quốc phòng cấp cao cho biết Mỹ đã điều các máy bay chiến đấu, bao gồm cả F-22, sẵn sàng bắn hạ khinh khí cầu nếu Nhà Trắng ra lệnh.
Chuẩn Tướng Patrick Ryder- Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc. Ảnh: Anadolu Agency/TTXVN
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời quan chức Lầu Năm Góc ngày 2/2 cho biết thông tin trên. Thư ký báo chí Lầu Năm Góc - Chuẩn Tướng Patrick Ryder đã đưa ra tuyên bố ngắn gọn về vấn đề này. Ông cho biết chính phủ tiếp tục theo dõi khí cầu và nó "hiện đang di chuyển ở độ cao cao hơn nhiều so với giao thông hàng không thương mại và không gây ra mối đe dọa quân sự hay thể chất nào đối với người dân trên mặt đất".
Ông cho biết hoạt động khinh khí cầu tương tự đã được phát hiện trong vài năm qua, tuy nhiên, khí cầu lần này lưu lại lâu hơn so với những trường hợp trước. Chuẩn Tướng Patrick Ryder bổ sung thêm rằng Mỹ đã thực hiện các bước để đảm bảo rằng các khí cầu không thu thập được thông tin nhạy cảm.
Một quan chức quốc phòng cấp cao nói với các phóng viên rằng Mỹ "rất tin tưởng" đó là khinh khí cầu tầm cao của Trung Quốc và nó đang bay qua các địa điểm nhạy cảm để thu thập thông tin. Một trong những nơi khinh khí cầu được phát hiện là Montana, nơi có Căn cứ Không quân Malmstrom chứa 150 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Quan chức Lầu Năm Góc tiết lộ Mỹ đã "tiếp xúc" với các quan chức Trung Quốc thông qua nhiều kênh và truyền đạt mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Quan chức quốc phòng cấp cao cho biết Mỹ đã điều các máy bay chiến đấu, bao gồm cả F-22, sẵn sàng bắn hạ khinh khí cầu nếu Nhà Trắng ra lệnh. Lầu Năm Góc cuối cùng đã khuyến nghị không áp dụng phương pháp này và nhấn mạnh rằng ngay cả khi khinh khí cầu bay qua khu vực dân cư thưa thớt của Montana, kích thước của nó sẽ tạo ra mảnh vụn lớn có thể gây nguy hiểm cho mọi người. Quan chức này không tiết lộ chi tiết kích thước của khinh khí cầu, nhưng cho biết nó đủ lớn để các phi công thương mại có thể nhìn thấy. Hoạt động không vận tại Sân bay Quốc tế Logan, Montana đã bị tạm dừng vào ngày 1/2 khi quân đội đưa ra các lựa chọn cho Nhà Trắng.
Vụ việc xảy ra khi có thông tin Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến sẽ thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Bắc Kinh, dự kiến vào cuối tuần này, để cố gắng tìm ra điểm chung giữa hai quốc gia. Chuyến đi chưa được công bố chính thức.
Khi đường dây nóng quân sự Mỹ - Trung im lìm sau sự cố trong quan hệ song phương Trong vòng vài giờ sau khi tiêm kích F-22 thuộc Không quân Mỹ bắn rơi khinh khí cầu của Trung Quốc bay ngang qua không phận nước này, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã liên hệ với người đồng cấp Trung Quốc thông qua một đường dây đặc biệt. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Austin muốn có...