Toàn cảnh thị trường ô tô 6 tháng đầu năm 2019
Sau những khó khăn vướng mắc về thủ tục nhập khẩu ô tô, 6 tháng đầu năm 2019, thị trường ô tô Việt Nam đi vào ổn định, nguồn xe từ nhập khẩu đến lắp ráp dồi dào, nhiều mẫu mới ra mắt, giá giảm nhanh.
Cuộc đua sản xuất
Với sự ủng hộ của Chính phủ, cùng sự nỗ lực đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận những mốc phát triển quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Sau hơn 10 tháng khởi công xây dựng, với vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng, tháng 5/2019, THACO đã chính thức thành Nhà máy sản xuất xe du lịch cao cấp THACO với công suất 20.000 xe/năm tại Khu phức hợp cơ khí ô tô Chu Lai-Trường Hải. Nhà máy này hiện đang sản xuất đầy đủ các phân khúc xe cao cấp đến từ Pháp mang thương hiệu Peugeot. Đây cũng là nơi THACO tính tới trong kế hoạch dài hơn là sản xuất lắp ráp các mẫu xe cao cấp mang thương hiệu Đức như BMW.
Năm 2019 cũng đánh dấu mốc lịch sử phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi Vingoup chính thức khánh thành nhà máy ô tô VinFast và xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên. Đây là nhà máy có quy mô và năng lực sản xuất vào loại hiện đại nhất tại Việt Nam với 6 nhà xưởng. Nhà máy ôtô của VinFast có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 250.000 xe/năm, giai đoạn 2 là 500.000 xe/năm, cùng tốc độ sản xuất khoảng 38 xe/giờ. VinFast đang điều chỉnh số lượng nhà cung cấp để hướng tới tỷ lệ nội địa 60%.
Sau đợt bàn bàn giao những chiếc xe đầu tiên – VinFast Fadil – vào ngày 17/6 VinFast cam kết sẽ tiếp tục bàn giao những mẫu xe ở phân khúc cao cấp VinFast Lux vào cuối tháng 7/2019. Không dừng ở đó, VinFast đang tiếp tục khẩn trương thiết kế, dự kiến sẽ ra mắt 12 mẫu ô tô các loại và xe máy điện ngay trong năm 2019 và năm 2020.
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast
Đi chậm hơn một chút, nhưng chắc, Tập đoàn Thành Công cũng đang dốc sức cho mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa của xe du lịch Hyundai lên 50% vào cuối năm 2020 với sự hỗ trợ của Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc).
Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Huyndai Thành Công (HTC) cho hay, hiện nay đã có 25 doanh nghiệp vệ tinh của Hyundai tại Hàn Quốc đã và đang làm thủ tục đầu tư vào Ninh Bình. Để đạt được mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa là 50% vào cuối năm 2020, năm 2019 đã có thêm những doanh nghiệp vệ tinh khác đến Việt Nam.
Năm 2019, sau 2 năm nhập khẩu, Toyota Việt Nam đã trở lại lắp ráp trong nước mẫu Fortuner. Hãng này mua thêm đất để mở rộng nhà máy cũng như xây dựng đường thử, mục tiêu tăng công suất lên 90.000 xe/năm vào 2023 từ mức 50.000 xe/năm như hiện nay. Hiện tại, TMV đã có 33 nhà cung cấp với trên 400 sản phẩm, trong đó có 5 nhà cung cấp Việt Nam.
Không chỉ Toyota, Mitsubishi đang đẩy mạnh bán hàng cho Xpander, mẫu MPV về nước từ nửa sau 2018 và đang có doanh số tiêu thụ tốt trong 6 tháng 2019 (7.544 xe). Con số 10.000 xe/năm là đích ngắm của liên doanh Nhật tại Việt Nam để thuyết phục hãng mẹ đồng ý lắp ráp Xpander tại Việt Nam.
Video đang HOT
Nhà máy Mazda-Thaco. Ảnh Nguyễn HàXe nhập khẩu tăng đột biến
Nửa cuối năm 2018, nguồn ô tô nhập khẩu đã được lưu thông khi các khó khăn trong việc thực hiện Nghị định 116 đã được giải quyết. Sang năm 2019, lượng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt từ hai nước láng giềng Thái Lan, Indonesia chiếm hơn 95% lượng ô tô du lịch nhập khẩu trong 6 tháng qua.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 15 ngày đầu tháng 6 cả nước nhập 6.019 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 135,4 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến 15/6, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam nâng lên 70.918 xe, tổng kim ngạch gần 1,56 tỷ USD. Trong đó ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống 52.348 xe, gấp khoảng 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị ước đạt gần 1 tỷ USD.
Thị trường 6 tháng cho thấy xu thế giảm giá mạnh đến từ nhiều dòng xe, mà nguyên nhân chính là nhờ nguồn cung dồi dào đến từ nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước
Số liệu cập nhật nhất đến 30/6, lượng ôtô nhập khẩu vào Việt Nam đạt khoảng 75.400 chiếc, gần bằng doanh số xe lắp ráp trong nước (theo VAMA trong nước đạt 91.731 xe) và vượt xa cùng kì năm ngoái – tăng tới 250% (tương đương 30.000 xe).
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 5 thị trường chính là: Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thông tin từ Đại sứ quán Indonesia cho biết: Lượng ô tô từ Indonesia xuất khẩu vào Việt Nam tăng đột biến, chỉ riêng 4 tháng đầu năm đã đạt 58.000 xe, tương đương khoảng 200 triệu USDS. 6 tháng thị trường này đạt gần 21.000 xe với trị giá đạt 296,3 triệu USD. Và với tốc độ này Indonesia ước tính năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ô tô sang Việt Nam của nước này đạt 600 triệu USD, nghĩa là tăng gấp 3 lần so với hiện nay.
Với Thái Lan, 6 tháng thị trường này đã xuất khẩu vào Việt Nam 46.000 xe, trị giá khoảng 916,7 triệu USD. Riêng trong tháng 6/2019, thị trường này cung cấp 7.575 xe (trị giá 154,6 triệu USD), cao hơn tháng 5 trước đó khoảng 1.400 xe.
6 tháng doanh số cộng dồn nửa đầu 2019 tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng mảng xe con tăng 35%, đạt 113.115 xe bán ra. Ảnh: Nguyễn HàTăng trưởng trên 20%
Diễn biến thị trường ô tô 6 tháng qua cho thấy thị trường đang đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Theo báo cáo bán hàng mới nhất từ VAMA, lượng ô tô mới tiêu thụ trong tháng 6/2019 tổng kết từ các thành viên VAMA và doanh nghiệp ngoài thành viên (trừ HTC) là 27.520 xe, tăng 0,1% so với tháng 5/2019, và tăng 19% so với tháng 6/2018. Tổng số xe tiêu thụ 6 tháng qua là 154.273 xe, tăng hơn 27.073 xe so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng trưởng 21,2%.
Phân tích kỹ hơn nhận thấy, xe lắp ráp trong nước đang có dấu hiệu suy giảm khi lượng bán 6 tháng sụt giảm 14%, xuống còn 91.731 xe (so với mức 106.534 xe của nửa năm 2018). Ở chiều ngược lại, xe nhập khẩu tăng trưởng mạnh, đạt 75.400 chiếc xe, vượt xa con số 20.666 xe cùng kỳ năm 2018, tương đương mức tăng trên 250%. Điều này phản ánh đúng thực tế 6 tháng cùng kỳ năm 2018 nguồn xe nhập khẩu gặp khó khăn về thủ tục theo Nghị định 116.
Tính thêm số liệu từ HTC, doanh nghiệp tiêu thụ lượng ô tô lớn trên thị trường nhận thấy tháng 6/2019, HTC tiêu thụ đạt 6.577 xe. Lượng xe cộng dồn của HTC sau 6 tháng của năm 2019 đạt 35.723 xe.
Như vậy cộng cả kết quả VAMA, thị trường ô tô Việt Nam có mức tiêu thụ 6 tháng của năm 2019 là 189.996 xe. Mức tăng đầy ấn tượng khiến cho những dự đoán về kết quả của cả năm 2019 rất tươi sáng. Có thể với độ tăng trưởng rất nhanh như thế này, năm 2019, thị trường ô tô Việt Nam sẽ sẽ vượt mốc 300.000 xe, đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%.
Theo Hải Quan
Đằng sau số phận ế ẩm của nhiều mẫu xe tại Việt Nam
Thị trường ô tô Việt Nam năm 2019 đã đi được nửa đường và bất chấp sự sôi động ngày một tăng, vẫn có những mẫu xe đứng ngoài cuộc chơi vì doanh số quá thấp.
Dựa trên báo cáo từ VAMA và Hyundai Thành Công, có thể nhận định thị trường ô tô Việt Nam đã bước vào giai đoạn tăng tốc bán hàng, nhờ tăng trưởng tới 21/% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, xe nhập khẩu tăng rất nhanh, đã đạt lượng tiêu thụ 113.155 xe sau 6 tháng của năm 2019, tăng trưởng tới 34,6%. Trong khi đó xe lắp ráp lại sụt giảm nhẹ 1,5%.
Tuy vậy, sự lên ngôi của xe nhập khẩu lại đang có xu hướng cục bộ, chỉ tập trung vào một số mẫu xe đang "hot". Điển hình như ba mẫu xe lọt Top 10 xe bán chạy tháng 6/2019 là Mitsubishi Xpander, Ford Ranger, Honda CR-V đều có lượng tiêu thụ rất tốt. Ở chiều ngược lại, trong danh sách 10 xe bán "ế" có tới 9 mẫu xe nhập khẩu và duy nhất một mẫu lắp ráp (Nissan Sunny).
Danh sách ô tô "ế" tại Việt Nam trong tháng 6/2019
Những chiếc xe có lượng tiêu thụ èo uột như trên, thuộc cả thương hiệu mạnh như Toyota, Mitsubishi, Nissan, Ford, Kia.... Chúng có lượng bán khiêm tốn, thậm chí quá ít so với các đối thủ.
Điển hình phải kể đến mẫu Isuzu D-Max của thương hiệu chuyên xe tải Nhật Bản. Đây là chiếc bán tải thừa kế công thức chế tạo khung gầm cũng như động cơ mà Isuzu tự hào đã tôi luyện qua thực tế phát triển mạnh ở mảng xe tải. Thế nhưng khi bán tại Việt Nam, doanh số mảng xe du lịch, xe con luôn thấp hơn xe tải, dù cùng mang tên Isuzu.
Isuzu D-Max đang loay hoay với doanh số trong khi các đối thủ đều có lượng bán tốt
Việc Isuzu có tên trong bảng xe "ế" không còn lạ, dù hãng xe này đã tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, tách rời mảng xe tải và xe con. Hai mẫu D-Max và mu-X vẫn thay phiên nhau "ngụp lặn" ở bảng danh sách ít người muốn điền tên này. Tháng 6 vừa qua, Isuzu D-Max chỉ bán được 14 chiếc, tổng cả 6 tháng bán nhỉnh hơn 200 chiếc, chưa bằng con số lẻ của đối thủ Ford Ranger (bán gần 5.500 xe). Trong khi so về giá thì Isuzu D-max khá cạnh tranh, bản 1 cầu 650 triệu đồng, nhưng vì ít khuyến mãi cũng như hệ thống đại lý nên khó cạnh tranh với Ford, Toyota, Mitsubishi.
Suzuki đang là cái tên nổi vài tháng nay vì sự kiện tung ra mắt thị trường mẫu MPV cỡ nhỏ Ertiga. Quả thực, phân khúc MPV cỡ nhỏ đang rất thành công nên chỉ trong tháng đầu ra mắt (tháng 6/2019), Suzuki Ertiga đã bán được 95 xe, đủ để tạm tự tin hơn so với thế hệ cũ luôn trong tình trạng "ế ẩm". Tuy nhiên, Suzuki Ertiga chỉ là điểm sáng hiếm hoi bởi Top 10 xe "ế" tháng 6/2019 có tới 3 đại diện đến từ hãng Suzuki. Suzuki Ciaz, Celerio và Swift chia nhau ở các vị trí 5, 8 và 10. Cả nửa đầu năm 2019, lượng tiêu thụ của 3 mẫu xe này cũng chẳng khá khẩm hơn. Chưa chiếc nào đạt mốc 1.000 xe sau 6 tháng.
Là mẫu sedan cỡ D cạnh tranh trong phân khúc không quá nhiều đối thủ, nhưng Kia Optima vẫn chưa thể có chỗ đứng dù xuất hiện khá lâu. Trong tháng 6 vừa qua, chiếc xe này là đại diện duy nhất của Trường Hải (Thaco) nằm trong Top xe "ế" với 57 xe bán được, xếp ở vị trí số 6. Đây cũng là mẫu Kia nhập khẩu duy nhất còn lại của Thaco sau khi chuyển sang lắp ráp phần lớn xe du lịch mang nhãn hiệu Kia. Kia Optima có 3 phiên bản giá từ 789 triệu đến 949 triệu đồng, rẻ hơn so với đối thủ Toyota Camry và ngay cả Mazda6 "cùng nhà", nhưng suốt nhiều năm vẫn chưa thể thoát Top "ế".
Cũng nằm trong Top xe "ế" tháng 6/2019 với vai trò xe nhập khẩu, nhưng Ford Explorer lại ở một vị thế khác. Chiếc SUV cỡ lớn của Ford thuộc phân khúc xe cao cấp, giá hiện hơn 2,2 tỷ đồng nên việc trung bình mỗi tháng tiêu thụ 80 chiếc đã là thành công, vượt cả Toyota Land Cruiser Prado.
Với lượng bán thấp và có khách hàng đặc thù, Toyota Alphard có thể biến mất giống cách mà Honda Odyssey đã rút lui khỏi Việt Nam
Một ví dụ khác cho việc đứng vào danh sách xe "ế" như một thủ tục lấy lệ, không đặt nặng doanh số và có thể biến mất bất cứ lúc nào (bỏ bán) là Toyota Alphard. Chiếc MPV hạng sang của Toyota có giá bán lên tới hơn 4 tỷ đồng, không thuộc lựa chọn số đông. Giới phân tích nhận định với lượng tiêu thụ suốt hai năm qua chưa bao giờ vượt qua 50 chiếc thì Toyota Alphard rất dễ đi theo chân "đồng hương" Honda Odyssey nghỉ bán tại Việt Nam.
Trong bảng danh sách xe "ế' tháng 6/2019, khá bất ngờ là có tới 2 cái tên của hai thương hiệu khá mạnh là Toyota và Mitsubishi. Mẫu Toyota Avanza chỉ bán được 68 xe, đứng vị trí số 9 và Mitsubishi Mirage bán 58 xe, ở vị trí số 7.
Toyota Avanza đang có dấu hiệu xuống sức trước đối thủ Mitsubishi Xpander
Trái ngược với Toyota Rush đã bứt phá tốt trong những tháng gần đây thì Avanza lại đi xuống, cả 6 tháng bán chưa chạm mốc 500 xe. Giới kinh doanh cho rằng Toyota Avanza là lựa chọn hơi thừa của Toyota khi đưa về Việt Nam. Cùng cấu hình 7 chỗ, Toyota Avanza (giá 537 triệu 593 triệu đồng) bị cạnh tranh mạnh bởi Mitsubishi Xpander (giá 550 triệu và 620 triệu đồng), đồng thời cũng bị ngay chính Toyota Rush dễ cướp mất khách do nhỉnh hơn không quá nhiều tiền.
Đối với Mitsubishi Mirage, chiếc hatchback cỡ B thì bài toán liên tục lọt Top "ế" hiện vẫn chưa có bài giải. Trong 3 năm trở lại đây, chưa năm nào Mitsubishi Mirage vượt ngưỡng tiêu thụ 1.000 xe. Bước vào đợt cao điểm 2019, hiện giá Mitsubishi Mirage đã giảm chạm ngưỡng xe cỡ A (từ 350 đến 395 triệu đồng) nhưng sức mua chưa hề cải thiện.
Theo Vietnamnet
Ô tô nhỏ, giá rẻ được dân Việt mua nhiều nhất tháng 5 Trong Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 5/2019, chiếm đến một nửa danh sách là các xe trang bị động cơ từ 1.5L trở xuống, có giá bán rẻ như Hyudai Grand i10, Toyota Vios, Mitsubishi Xpander... Sau một tháng tạm trùng xuống (tháng 4/2019), thị trường ô tô Việt Nam đã khởi sắc trở lại trong tháng 5/2019 nhờ sự...