Toàn cảnh sức mạnh, yếu huyệt quân đội Triều Tiên
Ngày 25/4 của 81 năm về trước, quân đội Triều Tiên được thành lập. Nhân sự kiện này, hãng tin Huffingtonpost đã có một bài đánh giá về thực lực sức mạnh quân đội nước này.
Tân lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát một đơn vị quân đội.
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Triều Tiên là lực lượng Quân Tình nguyện Triều Tiên, các lực lượng du kích chống đế quốc Nhật. Cho đến bây giờ, quân đội là “trái tim” của một đất nước đặt chính sách quân sự lên hàng đầu.
Trong suốt 17 năm cầm quyền, Cố chủ tịch Kim Jong Il đã nâng cao vai trò của quân đôi bằng viêc tăng cường sô lượng binh lính lên mức 1,2 triêu quân. Nối bước cha, tân lãnh đạo Kim Jong Un đã tiêp tục tập trung vào quân đôi trong năm nay với mệnh lệnh xây dựng “lực lượng vũ khí nguyên tử”. Tuy nhiên, thiết bị phục vụ quân đội nước này được đánh giá là lạc hậu và khan hiếm.
Quân đội bí ẩn này ít khi hé lô chi tiêt vê các hoạt đông của mình. Tuy nhiên, dựa vào phân tích những thông tin đã có, giới chuyên gia quôc tê vân có thê đưa ra những đánh giá về sức mạnh và điêm yêu của Quân đôi Triêu Tiên.
Lực lượng pháo binh
Triêu Tiên đã nhắc nhở về việc pháo binh của nước này mạnh thế nào khi nã pháo vào một hòn đảo tiền đồn của Hàn Quốc làm 4 người chêt vào tháng 11/2010.
Triều Tiên có lực lượng pháo binh khá mạnh.
Hàn Quôc cho biết Triêu Tiên sở hữu 13.000 cô pháo và các khâu pháo tâm xa của nước này có thê bắn tới Seoul, thành phô có hơn 10 triêu người sinh sông và chỉ cách biên giới có 50km.
“Lợi thê lớn nhât của Triêu Tiên là pháo binh của nước này có thê oanh tạc thủ đô của Hàn Quôc”, ông Mark Fitzpatrick, môt cựu quan chức thuôc Bô Ngoại giao Mỹ, hiện đang làm tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược nhận định.
Bô Quôc phòng Hàn Quôc ước tính, 70% pháo binh của Triêu Tiên đặt ở vùng biên giới có thê bị “vô hiêu hóa” trong 5 ngày nếu chiên tranh nô ra. Tuy nhiên Sohn Yong Woo, môt giáo sư tại Đại học Chiến lược Quốc phòng Hannam của Hàn Quôc đã đánh giá 5 ngày vẫn là quá muộn để ngăn chặn thương vong cho hàng triệu thường dân cũng như ngăn chặn một đòn tai hạn cho nền kinh tế đứng thứ tư châu Á này.
Lực lượng đặc nhiệm
Các chuyên gia cho rằng chiên tranh du kích có thể là chiên lược khả thi nhât của Triêu Tiên trong trường hợp có xung đột, bởi quân đôi biên chế thiêu trang thiêt bị hiện đại và hỏa lực. Seoul ước tính Triêu Tiên có 200.000 lính đặc nhiêm.
Lính đặc nhiệm Triều Tiên.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin từ phương Tây, năm 1968, 31 lính đặc nhiêm Triêu Tiên từng tân công phủ Tông thông Hàn Quôc trong đông thái ám sát hụt cô Tông thông Park Chung Hee. Cũng trong năm nay, một số nguồn tin cho biết, hơn 120 đặc nhiệm Triều Tiên đột nhập vào phía đông Hàn Quốc, cuộc đụng độ xảy ra khiến khoảng 20 người thiệt mạng.
Năm 1996, 26 lính đặc nhiêm Triêu Tiên đã xâm nhâp vào vùng núi ở Đông Bắc Hàn Quôc, sau khi chiêc tàu ngâm chở họ bị hỏng. Hai bên đối đầu khiến hâu hêt những người lính này cùng 13 người ở phía Hàn Quôc thiêt mạng.
Nhận xét về lực lượng này của Triều Tiên, ông Kim Yeon Su, giáo sư tại trường Đại học Quôc phòng Hàn Quôc nói: “Đặc nhiêm Triêu Tiên là môt thành phân chủ chôt trong quân đôi bên cạnh bom nguyên tử, tên lửa và pháo binh. Mục tiêu của lực lượng này là tạo ra càng nhiêu mặt trận càng tôt, nhằm khiên đôi phương rôi loạn”.
Thủy, lục, không quân
Tháng 3/2010, 46 thủy thủ Hàn Quôc thiêt mạng trong một vụ tấn công vào tàu chiến của họ tại biển Hoàng Hải, Hàn Quốc cáo buộc tàu ngầm Triều Tiên đứng sau vụ tấn công song Triều Tiên đã lên tiếng phủ nhận.
Từ năm 1999, Hải quân Hàn Quôc và Triêu Tiên đã có 3 cuôc đụng đô đâm máu gần khu vực tranh châp ở Hoàng Hải. Các chuyên gia cho biết, những cuộc tranh chấp giữa hai nước cho thấy mặc dù Hàn Quôc vượt trôi vê hỏa lực và công nghê, Triêu Tiên lại có yêu tô bât ngờ.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên có 70 tàu ngầm trong khi Hàn Quốc chỉ có 10. Các mối đe dọa đáng sợ nhất từ lực lượng hải quân Triều Tiên đó là tàu ngầm nhỏ rải biệt kích dọc bờ biển Hàn Quốc, ông John Pike, người đứng đầu tổ chức Globalsecurity.org cho biết.
Về không quân, Triêu Tiên có 820 chiêc máy bay các loại, số lượng nhiều hơn Hàn Quốc dù nước này được Mỹ hỗ trợ. Tuy nhiên, theo Hàn Quốc, phân lớn máy bay Triều Tiên đêu đã lỗi thời và tình trạng thiêu nhiên liêu đã buôc không quân phải giảm bớt sô chuyên bay.
Triều Tiên có 820 máy bay các loại song chủ yếu đã lỗi thời.
“Triêu Tiên sẽ không thê tô chức chiên tranh trong thời gian dài. Vân đê lớn nhât là Triêu Tiên có thê nhanh chóng mât quyên kiêm soát bâu trời vì sự vượt trôi của không quân Mỹ và Hàn Quôc. Ngoài ra, số lượng máy bay của Triêu Tiên như báo cáo cũng vô nghĩa vì nhiêu chiêc trong đó không thê bay và phi công Triêu Tiên cũng ít được huân luyên”, ông Fitzpatrick nói.
Bên cạnh đó, hâu cân và cung ứng cũng là môt vân đê. Các thiêt bị hạng nặng do hải quân và không quân triên khai thường đòi hỏi phải được được sửa chữa cân thân, đặc biêt là khi chúng phải hoạt đông trên địa hình gô ghê như bán đảo Triêu Tiên. Bô Quôc phòng Hàn Quôc đã ước tính rằng nguôn lực quân sự dự trữ của Triêu Tiên, chủ yếu được lưu trữ dưới lòng đất, chỉ đủ đáp ứng khoảng 2-3 tháng chiên tranh.
Ông Sohn cho biết: “Cơ hội chiến thắng duy nhất của Triều Tiên trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào phụ thuộc vào tốc độ”. Bên cạnh đó, Triêu Tiên cũng bù lại tình trạng thiêu hụt trang thiêt bị quân sự bằng đội ngũ nhân lực lớn. Mặc dù chỉ có 25 triêu dân, nhưng nước này lại có tới 7,7 triêu quân dự bị.
Tên lửa và vũ khí hạt nhân
Triêu Tiên tuyên bô nước này cân phát triên vũ khí hạt nhân nhằm chống lại sự hung hăng của Mỹ. Nước này đã tiến hành 3 cuôc thử hạt nhân dưới lòng đất kê từ năm 2006 và lần gân đây nhât vào tháng 2.
Triều Tiên tuyên bố tên lửa nước này có thể nhắm tới Mỹ.
Bình Nhưỡng được cho là có đủ lượng plutonium cấp độ vũ khí để có thể sản xuất 4-8 quả bom nguyên tử, theo Siegfried Hecker, môt chuyên gia vê hạt nhân tại Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế thuộc Đại học Stanford.
Tuy nhiên, ông nghi ngờ về khả năng Triêu Tiên có thể làm chủ được công nghê gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa. Ông nói: “Tôi không tin Triêu Tiên đã có khả năng tân công Mỹ bằng tên lửa đầu đạn hạt nhân và việc này sẽ không xảy ra trong nhiều năm tới”.
Ông Bruce Bennett, chuyên gia của Rand Corp. cho biết, việc Triều Tiên sở hữu tên lửa hạt nhân tầm xa có thể nhắm tới Mỹ là rất khó xảy ra nhưng khả năng về tên lửa tầm trung có vẻ hợp lý hơn.
Vũ khí sinh học và hóa học
Triêu Tiên bác bỏ viêc nước này có các chương trình vũ khí sinh học và hóa học. Tuy nhiên, Hàn Quôc cho rằng Bình Nhưỡng đang sở hữu tới 5.000 tân vũ khí hóa học.
Viên nghiên cứu chiên lược quôc tê nói rằng dù con sô này mang tính phỏng đoán cao, nhiêu khả năng Triêu Tiên có sở hữu các chương trình vũ khí sinh học và hóa học. Theo các chuyên gia, dù chưa rõ vũ khí sinh học và hóa học của Triêu Tiên ra sao, nhưng giả định rằng nước này có sở hữu thứ vũ khí trên giúp tạo nên yêu tô răn đe nhât định với các kẻ thù tiêm năng.
Triêu Tiên hiện chưa ký vào Công ước vê vũ khí hóa học, nhưng đã tán thành Công ước vê Vũ khí sinh học và đôc tô.
Theo Dantri
Binh sỹ Triều Tiên được lệnh bỏ súng về đi cấy
Trong khi bên kia khu phi quân sự, binh lính Mỹ - Hàn đang ráo riết chuẩn bị cho khả năng xung đột có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhiều binh sỹ Triều Tiên hôm nay đã được lệnh tạm gác súng về nông thôn tham gia cấy lúa, trồng đậu, ngô, khoai.
Đằng sau những hàng rào thép gai, nhiều binh sỹ Triều Tiên với khuôn mặt rắn giỏi đã tạm bỏ súng và ngồi vai kề vai với những người nông dân khi nhiệm vụ chính của họ được chuyển sang một mặt trận khác: canh tác vụ Xuân.
Binh sỹ Triều Tiên dành nhiều thời gian để làm nông nghiệp
Trong lúc các quốc gia láng giềng vẫn cảnh giác cao độ về khả năng có một vụ phóng tên lửa hoặc thử hạt nhân mà giới chức Mỹ tuyên bố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, trọng tâm của phía Bắc đường biên giới Triều Tiên lại là trồng lúa, cải bắp và đậu tương. Tại các thôn dọc khu phi quân sự (DMZ), các binh sỹ lội trong bùn và nước ngập tới đầu gối để giúp nông dân canh tác vụ xuân.
Bên trong DMZ, hàng trăm binh lính Triều Tiên vai mang theo ba lô hành quân. Trên một đỉnh đồi phía trên họ tại tỉnh Bắc Hwanghae, đại tá Kim Chang Jun cho biết họ đang được chuẩn bị để được điều động về các trang trại, nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu nếu có chiến tranh.
"Từ bên ngoài, nhìn có vẻ thanh bình: nông dân đang lao động trên đồng ruộng, trẻ em tới trường", ông Kim nói. "Nhưng phía sau những cảnh tượng ấy họ đều đang sẵn sàng cho chiến tranh. Tất cả đều làm việc đến đêm nhưng sẽ quay trở lại vào buổi sáng. Chỉ cần một cuộc điện đàm họ sẽ sẵn sàng chiến đấu".
Nhiều người Triều Tiên đã chạy trốn sang Hàn Quốc thì cho biết quân đội nước mình vẫn không có gì thay đổi so với 20 năm trước, khi Triều Tiên tuyên bố rút khói hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Họ tin rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm hạ giọng những tuyên bố chiến tranh với Washington và Seoul để binh lính có thời gian đi cấy, trồng rau màu, ngô, hành.
"Triều Tiên không thể canh tác mà không có quân đội...Nhiệm vụ chính của quân đội Triều Tiên là xóa sổ nạn suy dinh dưỡng", Kim Na-young, một nữ quân nhân Triều Tiên, người từng có 5 năm trong quân ngũ tính tới năm 1996 tại một đơn vị ở bờ biển phía Đông cho biết.
Jang Jin-sung, một cựu nhân viên tuyên truyền của chính quyền Triều Tiên, người đã đào tẩu năm 2004 và đang có một nhà máy tin tại Seoul cũng khẳng định, quân đội chưa hề thay đổi suốt nhiều thập niên qua. "Họ vẫn làm cùng công việc, cùng nhiệm vụ đó", ông cho biết.
Quân đội nhân dân Triều Tiên có quân số lớn thứ tư thế giới với 1,2 triệu người. Tất cả nam giới tại nước này từ 17 tuổi trở lên phải phục vụ 10 năm trong quân ngũ.
Có tới 40% dân số phục vụ trong các ngành quốc phòng, bán quân sự hoặc có liên quan đến quân đội và có thể dễ dàng được huy động cho chiến tranh.
"Cho dù là sỹ quan quân đội cấp cao hoặc có địa vị hay chiến tích, tất cả chúng tôi đều phải giúp đỡ nông dân. Đó là một phần công việc thường ngày của chúng tôi và là nhiệm vụ với tư cách một cơ quan của đảng", Choi Joo-hwal, một cựu chiến binh Triều Tiên, người từng có 27 năm phục vụ trong Bộ các lực lượng vũ trang của Triều Tiên cho biết.
Ông đã được tuyển vào một đơn vị lính dù năm 1968 khi Triều Tiên bắt giữ USS Pueblo, tàu thu thập thông tin tình báo của hải quân Mỹ.
Ngoài canh tác, họ còn phải đi nhặt củi đun
Dù Triều Tiên đã tuyên bố tình trạng chiến tranh, Choi và các thành viên trong trung đoàn mình vẫn dành nhiều thời gian làm việc với quốc xẻng trong tay. "Cứ thứ Sáu và những ngày cuối tuần, chúng tôi đi trồng ngô, cải bắp hoặc bón phân cho cây", ông nói tiếp.
Những người Triều Tiên từng phục vụ trong quân đội trước khi bỏ trốn sang Hàn Quốc cho biết thường vào mùa Hè, tất cả đều phải dậy sớm. Sau bữa sáng, các bài huấn luyện và 2 giờ giáo dục tư tưởng về nhà sáng lập đất nước Kim Nhật Thành và gia đình ông, một sỹ quan chỉ huy tiểu đoàn sẽ giao cho mỗi trung đội những nhiệm vụ khác nhau, từ làm ruộng tới đánh bắt cá và đi nhặt củi.
"Do họ làm nông nghiệp tới 10 năm, nhiều binh sỹ còn thành thạo hơn cả nông dân thực thụ", Kim, một nữ quân nhân đã đào ngũ khẳng định.
Kể từ đầu tháng 3 đến nay, Triều Tiên đã không ngừng có những cảnh báo về một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, nhưng tình hình đã tạm lắng những ngày gần đây. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng đã yêu cầu lực lượng tên lửa và pháo binh sẵn sàng chiến đấu đồng thời cắt các đường dây nóng với Hàn Quốc.
Thậm chí còn có thông tin từ Seoul cho rằng Triều Tiên đã chuyển nhiều tên lửa sang bờ Đông, trong đó có một tên lửa tầm trung có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Khi được hỏi về kế hoạch bắn tên lửa của Triều Tiên, trung tá Nam Dong Ho khẳng định mình không hề biết gì bởi "đó là bí mật quốc gia, bí mật của các bí mật. Nhưng chúng tôi đã khẳng định rõ ràng rằng quân đội của chúng tôi có khả năng tất công bất kỳ nơi nào trên trái đất".
Tuy vậy, riêng lúc này sức lao động của nhiều binh sỹ Triều Tiên đã được chuyển sang ruộng vườn. Mùa xuân năm nay đến một cách chậm chạp tại Triều Tiên, khiến mùa canh tác chính phải lùi lại một tháng. Đất nước nghèo đói này đang rất trầy trật trong việc nuôi sống 24 triệu người, còn Liên hợp quốc ước tính 2/3 người dân Triều Tiên thiếu lương thực triền miên.
Nông dân tại Panmunjom-ri, khu làng Triều Tiên bên trong khu DMZ, đang bận rộn trồng lúa, cải bắp, đậu tương và củ cải trên những cánh đồng được vây bằng lưới thép gai và hàng rào chống tăng.
Đâu đó, những khuôn mặt phấn khởi trong những bộ quân phục, các binh sỹ cả nam lẫn nữ đang lội trong những cánh đồng lầy và cắm cúi với bó cây giống trong tay. Xung quanh họ, những biểu ngữ màu đỏ vẫn bay phần phật trong gió. Một biểu ngữ viết "hãy hít thở", một cụm từ có tính thúc giục người Triều Tiên làm việc tích cực. Một biểu ngữ khác thì viết "phòng thủ đến chết".
Theo Dantri
Triều Tiên triển khai thêm 2 hệ thống Scud-D tại bờ biển phía Đông Ngày 21-4, một nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã di chuyển thêm 2 bệ phóng tên lửa nữa đến bờ biển phía Đông, một dấu hiệu cho thấy nước này tiếp tục chuẩn bị cho một vụ phóng thử tên lửa, khi căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên. Cùng với việc cảnh báo các...