Toàn cảnh sự ngang ngược của TQ trên Biển Đông
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Trước sự phản ứng mạnh mẽ từ Việt Nam, Trung Quốc vẫn không từ bỏ kế hoạch, thậm chí còn huy động rất nhiều tàu lớn với chiến thuật dàn hàng ngang để bảo vệ việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép. Tàu hải cảnh Trung Quốc luôn đeo bám, cản trở tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ. Mỗi tàu Cảnh sát biển Việt Nam thường xuyên có 2-3 tàu của Trung Quốc kèm chặt.
Những hình ảnh thể hiện sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh do Cảnh sát Biển Việt Nam cung cấp):
Tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam (ảnh chụp qua vệ tinh ngày 12/5).
Trung Quốc huy động rất nhiều tàu lớn với chiến thuật dàn hàng ngang để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam.
Tàu hải cảnh Trung Quốc luôn đeo bám, cản trở tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ. Mỗi tàu Cảnh sát biển Việt Nam thường xuyên có 2-3 tàu của Trung Quốc kèm chặt.
Đây là chiếc tàu đã đâm thẳng vào tàu CSB 4033 của Việt Nam (trước khi đâm, mũi tàu 44044 Trung Quốc còn nguyên vẹn).
Video đang HOT
Cú đâm làm tàu CSB 4003 rách mạn phải với chiều dài hơn 3m, chiều rộng hơn 1m.
Sau khi đâm, tàu hải cảnh 44044 Trung Quốc bị vỡ mũi tàu.
Lúc 8h30 ngày 4/5, tàu hải cảnh 44103 của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu CSB 2012 của Việt Nam khiến góc đuôi tàu mạn phải bị bẹp khoảng 1m2, làm hư hỏng một số trang thiết bị khác trên tàu.
Trong khi đó, tàu Kiểm ngư của Việt Nam thì liên tục bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng công suất lớn tấn công.
Đáng chú ý, Trung Quốc dùng nhiều tàu quân sự tham gia bảo vệ việc hạ đặt giàn khoan trái phép. (Ảnh tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc).
Tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752…
và tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753.
Các tàu Trung Quốc còn có sự yểm trợ của máy bay. (Ảnh chụp sáng 12/5 qua vệ tinh, máy bay trực thăng B.7112 của TQ bay phía trên tàu CSB 8003 với độ cao 250 – 300m).
Theo Khampha
Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong: Bệnh án "tố" bác sĩ điều trị!
Với sự vào cuộc của bệnh viện Từ Dũ TPHCM, nhiều thiếu sót về chuyên môn trong vụ 2 mẹ con sản phụ Trần Thị Phượng tử vong tại BVĐKTƯ Cần Thơ đã được làm rõ.
Những sai sót cơ bản trong chuyên môn cộng với sự thờ ơ của y, bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ đã dẫn đến cái chết của mẹ con chị Phượng
Hồ sơ sơ sài
Tại cuộc họp kiểm thảo tử vong, các chuyên gia về sản cũng như các bác sĩ đầu ngành đã chỉ ra nhiều sai sót chuyên môn cơ bản dẫn đến nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ Trần Thị Phượng.
Theo TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM), ngay từ khâu nhập viện đã thiếu sót trong chẩn đoán khi không ghi rõ tuổi thai, tình trạng ra huyết như thế nào và giải quyết ra sao, không có y lệnh trong suốt 3 ngày bệnh nhân nằm viện.
Bệnh nhân kêu nhức đầu thì chỉ cho uống viên thuốc ngủ. Bệnh nhân tiếp tục ra huyết cũng không ghi kết quả siêu âm.Và việc chẩn đoán hết ối sau 3 ngày nằm viện là quá muộn.
Đặc biệt, TS.BS Thu Thủy cho rằng hồ sơ bệnh án quá sơ sài: 3 ngày đầu không ghi gì; ngày tiếp theo khi hết ối mà không ghi cơn gò, cổ tử cung, nước ối , chỉ ghi "đặt cytotec"; đến khi sản phụ sinh con cũng không ghi tình trạng sản phụ sau sinh, sắc ối ra sao, ối vỡ thế nào, lượng máu mất bao nhiêu...
Về việc bệnh nhân bị rối loạn đông máu, TS.BS Thu Thủy cho rằng đó là do sản phụ đã không được truyền máu kịp thời và khi hồng cầu tụt nhanh xuống còn 1 triệu, huyết áp tụt, mạch đập nhanh thì "đến lúc này cho truyền máu thì đã quá trễ", bác sĩ Thủy thẳng thắn nói.
Về việc trẻ sơ sinh tử vong, TS.BS Thu Thủy cho rằng trẻ nặng 1,7kg có thể nuôi rất dễ dàng. Tuy nhiên, quá trình điều trị thiếu nhất quán, chỉ trong có 24 giờ, các bác sĩ đã thực hiện cả việc việc tiêm thuốc kích thích phổi thai nhi (để chuẩn bị cho thai nhi ra đời) lẫn chấm dứt thai kỳ; việc mổ sinh cũng không được thực hiện ngay sau khi phát hiện khô ối. Và chính việc ra y lệnh để sinh thường đã khiến trẻ tử vong.
Kết luận lại, TS.BS Thu Thủy khẳng định: "Hồ sơ bệnh án không thể hiện việc chăm sóc theo dõi bệnh nhân như lời tua trực nói. Thiếu sót rất lớn trong hồ sơ bệnh án, chưa kể các thuốc kháng sinh, hạ huyết áp và hạ sốt cũng chỉ định chưa chính xác và chưa đúng liều, không chỉ định truyền máu. Bệnh nhân này ối đã khô, nhưng trong lúc sinh không thấy ghi nhận lượng ối thế nào, tình trạng thế nào. Trường hợp này hồ sơ bệnh án quá sơ sài, chưa đủ các cơ sở để ghi nhận chính xác".
"Các em nói các em tích cực, làm đúng quy trình nhưng toàn bộ các ghi chép trong bệnh án không thấy rõ trách nhiệm của mình khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân", TS.BS Thu Thủy nhấn mạnh.
Lời khai đáng ngờ!
Không chỉ trên giấy tờ, mà ngay trong chính lời trình bày của những người trong cuộc cũng không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia.
Theo bác sĩ Thu Vân, người trực tiếp thăm khám và đỡ đẻ cho chị Phượng, ê-kíp trực đã rất nhiệt tình, theo dõi bệnh nhân không ngơi nghỉ, không có lỗi về thái độ trong buổi trực. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa chỉ rõ bác sĩ này đã làm xét nghiệm để xác định bệnh nhân bị bướu giáp thường hay cường giáp sau khi bệnh nhân khai bị bướu cổ khi nhập viện. Do đó, theo các chuyên gia sản khoa, việc đưa ra nhận định bệnh nhân tử vong là do lên cơn bão giáp trạng là không được.
Còn trình bày của bác sĩ Đỗ Thị Minh Nguyệt, Trưởng ê kíp trực hôm xảy ra cái chết của mẹ con chị Phượng, bệnh nhân tử vong do "cơn bão giáp trạng", băng huyết sau sinh và không loại trừ thuyên tắc ối chứ các y bác sĩ ở khoa sản đã làm hết trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia lại chỉ rõ: phía bệnh viện đã không xét nghiệm máu và mời bác sĩ chuyên khoa hội chẩn ngay khi bệnh nhân sốt cao và mạch huyết áp không tương thích mà đợi tới khi bệnh nhân "thở ngáp", huyết áp không đo được...., tức là đã quá nặng, không thể cấp cứu kịp.
"Khoa sản đã quá chủ quan, xử lý quá chậm (tới 5 ngày) đối với bướu giáp. Nếu đã xét nghiệm, biết là bướu cường giáp thì có thể chủ động xử lý trước khi cơn bão giáp trạng xảy ra. Trong trường hợp này bệnh nhân tử vong nhanh do rối loạn đông máu vì để mất máu quá nhiều, thời gian quá lâu", vị bác sĩ này nói.
Đặc biệt, xuất hiện tình trạng bất nhất trong lời khai về quá trình xử trí vụ việc. Cụ thể, trước cuộc họp kiểm thảo, bác sĩ Cao Minh Nhựt, Trưởng Khoa sản bệnh viện, khẳng định: "Tôi biết, đây là ca bệnh nặng và chuyển biến bệnh rất khó lường trên bệnh nhân bị cường giáp nên xảy ra "cơn bão giáp trạng" lại bị băng huyết, rối loạn đông máu rất nhiều nếu giai đoạn sau bệnh nhân được phẫu thuật thì cũng không khả thi vì trường hợp quá nặng" nhưng sau khi nghe các chuyên gia phân tích, ông Nhựt lại nói " Không nói lòng dòng nữa, đáng lý ra ca bệnh này phải mổ, tôi đã đề nghị tua trực ca này phải mổ nhưng tua trực báo cáo chưa có chỉ định mổ?!".
Còn sau khi cuộc họp kết thúc, trao đổi với báo chí, bác sĩ Nguyễn Minh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện, vẫn khẳng định nguyên nhân tử vong của sản phụ là: Băng huyết sau sinh, rối loạn đông máu, trên cơn bão giáp trạng, chưa loại trừ thuyên tắc ối. Và lỗi của ê kíp trực chỉ là đã không giải thích kịp thời cho người bệnh, tiên lượng bệnh chưa chính xác, ghi chép hồ sơ bệnh án không đầy đủ. Và các xử trí là đình chỉ công tác toàn bộ ê kíp trực và thành lập Hội đồng để xem xét trách nhiệm của từng cá nhân trong ê kíp trực, tùy theo mức độ sai phạm để có hình thức xử lý phù hợp.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
"Tam khoái" của "người rừng" từ ngày về Từ chỗ chỉ là tò mò khi nghe tiếng nhạc phát ra từ chiếc điện thoại di động cách đây khoảng 4 ngày, đến nay "người rừng" Lang gần như mê mẩn vật dụng phát ra âm thanh này. Suốt hơn 40 năm sống cùng cha trong rừng thẳm nên trong một thời gian ngắn sau khi được đưa trở về với cuộc...