Toàn cảnh siêu bão Haiyan qua ảnh
Sau khi tàn phá dữ dội Philippines, siêu bão thế kỷ Haiyan đã quét qua đảo Hải Nam của Trung quốc và sau đó đổ bộ vào nước ta tại khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh. Tính đến thời điểm hiện tại, tại Bắc Bộ, chưa có thiệt hại về người, tuy nhiên, đã có hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, cây cối ngã đổ, hoa màu bị tàn phá.
Tại Philippines, hơn 10.000 người đã thiệt mạng vì siêu bão mạnh nhất trong lịch sử
Tàu đánh cá mắc kẹt với ngôi nhà đã bị thổi tung, xung quanh là biển rác tại Tacloban (Philippines)
Trước khi đổ bộ vào Việt Nam, siêu bão Haiyan đã đi qua đảo Hải Nam của Trung Quốc. Trong ảnh: Cây cối và trụ điện bị bão quật đổ, đè vào một chiếc xe đậu trên đường.
Theo những dự báo đầu tiên, bão Haiyan sẽ đổ bộ vào khu vực miền Trung nước ta. Trước dự báo này, người dân Quảng Nam đã đào hầm tránh bão. Theo thống kê sơ bộ, đã có 13 người thiệt mạng trong lúc chằng chống nhà cửa, chặt cây… để đối phó với bão.
Người dân khẩn trường mua bao tời về đựng cát chèn chống trên mái nhà
Ngư dân miền Trung neo đậu tàu thuyền tránh bão
Khiêng tàu thuyền vào bờ
Từ sáng ngày 9/11, hầu hết các chợ tại Đà Nẵng đã chật kín người dân đến mua sắm chuẩn bị cho những ngày mưa bão (Ảnh: Hàn Giang)
Tại Bắc Bộ, cùng với bão Haiyan đổ bộ vào còn có không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống. Dự báo khu vực này sẽ có mưa to đến rất to. Trước tình hình đó, Phòng CSGT Đường bộ Đường sắt (Công an TP. Hà Nội) cho biết đã yêu cầu 100% cán bộ chiến sĩ ứng trực trong suốt thời gian trước trong và sau cơn bão để đối phó kịp thời với những sự cố có thể xảy ra. Cơ quan này cũng huy động 16 xe cẩu kéo ra các tuyến phố để sẵn sàng trục vớt phương tiện bị chết máy nếu đường ra úng ngập.
Tuy nhiên, bão Haiyan đã không đổ bộ vào đất liền Việt Nam tại khu vực Trung Bộ như dự báo ban đầu. Thay vào đó, bão chạy dọc theo bờ biển, tấn công miền Bắc nước ta. Trong ảnh: Bãi kè ven biển Quất Lâm, huyện Giao Thủy, Nam Định bị sạt lở chiều 10/11. (Ảnh: Đức Nguyễn)
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 14 tại huyện Vân Đồn tối 10/11 (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Ngay từ 21h ngày 10/11, tại Cô Tô, Móng Cái (Quảng Ninh) đã có gió giật cấp 10, có lúc giật cấp 12, 13, nhiều nhà bị tốc mái, hệ thống thông tin liên lạc trên đảo Cô Tô bị gián đoạn đến 3h30 ngày 11/11 (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Tấm biển quảng cáo bên đường thị trấn Thịnh Long (Nam Định) bị hất tung đêm 10/11 (Ảnh: Đức Nguyễn)
Từ 1h30 – 3h30 sáng 11/11, thời điểm bão chuẩn bị đổ bộ vào đất liền Việt Nam, tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và thủ đô Hà Nội có mưa rất lớn, gió giật mạnh. (Ảnh chụp lúc 1h50 tại Hải Phòng – Ảnh: Tri thức trực tuyến)
5h ngày 11/11, vị trí tâm bão ở trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Trong khi đó, tại Thái Bình, Nam Định tiếp tục có mưa, gió cấp 4, cấp 5. Một số địa phương bị mất điện, cây đổ, nhà tốc mái (Trong ảnh: cây đổ bên đường thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định). (Ảnh: Đức Nguyễn)
7h30, tại Hải Phòng, mặc dù mưa và gió đã giảm nhưng trời vẫn nhiều mây (Ảnh: Hồng Giang)
Một con đường ở Kiến An (Hải Phòng) “trải thảm” lá rụng (Ảnh: Hồng Giang)
Cột truyền thanh, truyền hình cao 52m tại TP Uông Bí (Quảng Ninh) bị gió bão quật gãy trong đêm (Ảnh: Tri thức trực tuyến), đổ đè lên phần mái của nhiều ngôi nhà (Ảnh: Tri thức trực tuyến)
Sáng nay (11/11), các tỉnh Hải Phong, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình… mưa, gió đã giảm, trời sáng. Tại bãi biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu (Nam Định), thủy triều lên, sóng biển dâng cao nhưng nhiều thanh niên vẫn rủ nhau ra bãi biển ngắm sóng, tạo dáng chụp ảnh. (Ảnh: Đức Nguyễn)
Sau bão, tại khu vực đường bao biển Bến Đoan (TP Hạ Long) sóng biển tràn lên đường đi (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Tại Quảng Ninh, dù mưa không lớn, song do triều cường ngoài biển dâng cao khiến nước sông Tiên Yên đang dâng cao khoảng 5 mét ngập hết tầng 1 nhà dân tại 5 tuyến phố (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Đường đi và vị trí cơn bão Haiyan (Cập nhật lúc 9h30 – Nguồn: TT Dự báo KTTV TƯ)
Theo Khampha
Siêu bão thế kỷ: 1.200 người thiệt mạng
Một người phụ nữ cho biết bà may mắn thoát khỏi dòng nước bằng việc bám vào một nóc nhà. Từ đây, bà nhìn thấy nhiều thi thể trôi qua.
Một ngày sau khi siêu bão Haiyan tàn phá Philippines, một quan chức Hội Chữ Thập đỏ nước này cho biết số người chết có thể tới 1.200 người.
"Chúng tôi ước tính có khoảng 1.000 người thiệt mạng ở Tacloban và 200 người ở tỉnh Samar", bà Gwendolyn Pang, Tổng thư ký Hội chữ Thập đỏ Philippines nói.
Hội Chữ Thập đỏ cho biết họ sẽ có con số cụ thể hơn vào hôm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán sẽ phải mất nhiều ngày để thống kê đầy đủ số người thương vong trong cơn bão lớn nhất lịch sử này.
Cuốn trôi trẻ em từ tay bố mẹ
Ông Marvin Isanan, thành phố Tacloban, cho biết 3 con gái (8, 13 và 15 tuổi) đã bị những con sóng lớn "cướp" đi khi đang ở trong vòng tay ông . Ông cùng vợ là Loretta Isana đã tìm thấy thi thể của 2 đứa bé nhất.
"Đứa lớn nhất vẫn đang mất tích. Tôi hi vọng con bé còn sống", ông Marvin Isanan nói.
Một người phụ nữ cho biết bà may mắn thoát khỏi những con sóng bằng việc bám vào một nóc nhà. Từ đây, bà nhìn thấy nhiều thi thể trôi qua.
Một thi thể ven đường được người dân phát hiện nhưng chưa kịp an tang.
Sân bay gần như bị phá hủy khi các con sóng biển giận dữ lao vào thành phố, đập nát những ngọn tháp bằng kính, lật đổ các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy.
"Hầu như tất cả ngôi nhà bị phá tan, số còn lại thì thiệt hại nặng nề, chỉ vài nhà là còn đứng vững", ông Rey Balido, người phát ngôn cơ quan Phòng chống Thiên Tai Quốc gia cho biết.
Quản lý sân bay, ông Efren Nagrama, 47 tuổi, cho biết những con sóng cao tới 4m ở sân bay.
"Nó giống như một cơn sóng thần. Chúng tôi thoát ra ngoài qua các cửa sổ và tôi bám vào một cây cột chừng một giờ khi mưa, sóng biển và những cơn gió tấn công sân bay. Một vài đồng nghiệp của tôi sống sót vì bám được vào cây".
Thành phố thiệt hại nặng nề nhất
"Tacloban là thành phố chịu thiệt hại nặng nề nhất Philippines, có rất nhiều người tử vong trên các con đường", ông Jim Aris Alago, sĩ quan thông tin của Trung tâm Chỉ Huy Hải quân nói.
Chính quyền cho biết hơn 100 thi thể được tìm thấy trên các con đường của thành phố ven biển Tacloban.
"Chúng tôi hi vọng không có thêm bất kỳ người nào thiệt mạng nữa", ông Alago nói và cho biết thêm rằng hơn 100 túi đựng thi thể đã được sử dụng tại đây. Mọi người phải lội trên đường nước ngập tới thắt lưng, các phương tiện chết máy, cây bật rễ gây tắc nghẽn giao thông và khó khăn cho công tác cứu hộ.
Chiếc xe mắc kẹt cùng những mảnh vụn tại Tacloban.
"Chúng tôi không thể xác định chính xác số người thiệt mạng vì mạng lưới liên lạc đã bị cắt đứt; các cơ quan chính phủ thông báo có hơn 100 người thiệt mạng ở Tacloban".
Dịch vụ điện thoại di động bị cắt đứt và quan chức phải sử dụng radio.
Một vài vụ cướp đã xảy ra.
100 người trong tổng số 220.000 người dân của thành phố này bị thương, Phó TGĐ Cục Hàng không Dân dụng Quốc gia Philippines John Andrews cho biết.
Cảnh hang tàn ở IIoilo.
Trên những con phố ở Tacloban.
Mái nhà và cửa sổ bị thổi bay khỏi những tòa nhà. Các lực lượng cứu hộ phải chuẩn bị thực phẩm ăn liền cũng như quần áo, chăn chiếu, thuốc và nước sạch.
Mặc cho mưa to gió lớn, vào ngày thứ Bảy, nhiều người dân phải ra khỏi nhà hoặc nơi trú ẩn, đi dọc các con đường ngập nước, đầy rác rưởi để tới siêu thị tìm nước sạch và thực phẩm. Một vài người thiệt mạng ven đường.
Cuộc hủy diệt thảm khốc
Siêu bão Haiyan đã mang lại sự hủy diệt thảm khốc trên khắp Philippines. Với những đám mây bao trùm toàn bộ Philippines với độ dài 1.800 km, siêu bão Haiyan tấn công hòn đảo Samar, gây nên những con đường đầy máu, cắt toàn bộ hệ thống điện và mạng lưới liên lạc tại khu vực này.
Những cơn gió đạt tốc độ 295 km/h, giật 360 km/h tàn phá dữ dội Tacloban và Dulag, 2 thành phố ven biển của tỉnh Leyte. "Một tai họa vừa xảy ra ở đây", PV Paula Hancocks cho biết.
Siêu bão hoành hành qua 5 hòn đảo của Philippines trước khi tốc độ của gió giảm xuống còn 209 km/h. Nhưng nhiều chuyên gia khí tượng cho biết bão có thể đạt tới độ mạnh như ban đầu khi tiến tới Việt Nam, tấn công thành phố Đà Nẵng và Huế.
Thành phố Tacloban thành bình địa sau cơn bão.
Trực thăng quân đội Philippines được sử dụng để đưa các đội cứu trợ từ Manila tới những vùng thiệt hại nặng nề nhất.
Siêu bão Haiyan được cho là gây thiệt hại tới cơ sở hạ tầng Philippines lớn gấp 3,5 lần so với cơn bão Katrina tấn công Mỹ năm 2005. Cơn bão này cướp đi 1.833 mạng người, gây thiệt hại 108 tỷ đô la và là cơn bão gây tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Theo Khampha
Tang thương vì siêu bão thế kỷ tại Philippines Tới thời điểm hiện tại, số người thương vong bởi siêu bão Haiyan ở Philippines được chính thức xác nhận là 120 người. Tuy nhiên, theo Hội chữ Thập đỏ, con số đó là hàng nghìn người. 4 triệu người được cho là bị ảnh hưởng bởi cơn bão mạnh nhất lịch sử này, theo Cục Thiên tai Quốc gia. Trong số đó,...