Toàn cảnh Scandal “hát chuẩn 6 thứ tiếng” và hơn 17.000 “dislikes”
Sự việc đã không còn dừng lại ở vịêc một thí sinh bị loại trong một cuộc thi tài năng mà còn nảy ra rất nhiều vấn đề xã hội khác.
Mẹ bị “ném đá” nhiều hơn
710.402 lượt theo dõi tính tới 11h35 ngày 18/02, tức là gần 1 triệu lượt người đã theo dõi đoạn clip phần thi của thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh là một con số kỉ lục cho một clip truyền hình ở Việt Nam khi mới chỉ phát sóng được 6 ngày, và sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những ngày kế tiếp khi sự việc chưa thấy một phương án xử lí nào khả quan được đưa ra.
Sự tăng lên chóng mặt người xem đoạn clip trên Youtube đã cho thấy Vietnam”s Got Talent đã không còn dừng lại ở khía cạnh một cuộc thi tài năng mà đang mở ra một vấn đề xã hội khi người ta không dành sự tập trung âm vào phần thể hiện của một thí sinh, mà hướng vào thái độ, văn hoá, hành động của một cá nhân khi bày tỏ, chia sẻ quan điểm cũng như phương thức giáo dục nhận thức của con cái khi đối diện với thành công hay thất bại.
Gần 1 triệu lượt người xem trong chưa đầy 1 tuần với gần 18.000
lượt dislikes là một hiện tượng chưa từng thấy tại Việt Nam
Hơn 17.000 dislikes cho phần biểu diễn của thí sinh Quỳnh Anh trên Youtube không hẳn là dành cho phần thể hiện của Quỳnh Anh mà phần nhiều thể hiện sự không đồng tình với hành động “cướp diễn đàn” và cách bày tỏ của mẹ thí sinh này trên sân khấu và truyền hình. Chính sự cổ vũ quá đà của gia đình cũng như sự không thừa nhận việc con mình bị loại, rồi đặt vấn đề về sự thiếu công bằng của BGK và nhận định chủ quan khả năng của con cái đã cùng lúc làm người xem, khán giả, độc giả phản đối phần thuyết phục Ban giám khảo của mẹ thí sinh Quỳnh Anh.
Dư luận liên tục phản đối mẹ thí sinh Quỳnh Anh
Không dừng lại ở những phản đối, cộng đồng mạng còn nhìn phần biểu diễn của thí sinh Quỳnh Anh và phần giãi bày của mẹ thí sinh theo một cách rất độc đáo. Bằng việc sử dụng lại một số chi tiết giới thiệu về Quỳnh Anh và những dẫn chứng thuyết phục Ban giám khảo của mẹ Quỳnh Anh, một số tác giả mạng “chế” thành một mẩu truyện ngắn mang tính châm biếm phần biểu diễn này và nhận được sử hưởng ứng đông đảo của những người sử dụng các trang mạng xã hội.
Truyện tranh “chế” từ scandal thu hút nhiều người xem
Text “chế”
Clip “chế”
Bên cạnh đó, sự bức xúc của cư dân mạng cũng dẫn tới việc thành lập một hội, nhóm những người phản đối hành động mẹ thí sinh Quỳnh Anh. Chỉ mới thành lập nhưng số lượng thành viên cũng đang tăng lên nhanh chóng và đón nhận rất nhiều lời bình luận, ý kiến xoay quanh scandal đang ầm ĩ vừa qua. Đây là một dấu hiệu cho thấy hiệu ứng scandal từ Vietnam”s Got Talent lan rộng ra hơn rất nhiều so với các sự kiện ầm ĩ ồn ào khác từ các chương trình thực tế khác tại Việt Nam. Các hội, nhóm phản đối hay “phát cuồng” trước đây thường chỉ nhắm vào những người nổi tiếng thì giờ đây đã mang tính chất “xã hội” hơn khi gắn liền với một dạng thức vấn đề gây bức xúc.
Diễn biến phức tạp vụ scandal truyền hình
Ngay từ thời điểm tập 7 VGT kết thúc, phần biểu diễn của thí sinh Quỳnh Anh đã làm nóng trên Youtube và theo ghi nhận của 2Sao đã có hơn gần 5000 dislike phần biểu diễn này cùng hàng nghìn lời bình luận. Sự việc này cũng được không chỉ được 2Sao mà rất nhiều các báo mạng, báo giấy đề cập vào buổi sáng thứ 2 và liên tiếp các ngày sau đó. Nội dung chủ yếu các bài báo nêu ra là sự phản đối thái độ thiếu sự tiết chế của mẹ thí sinh Quỳnh Anh cùng các đánh giá khách quan về giọng hát của Quỳnh Anh cùng sự đồng tình với quyết định của Ban giám khảo.
Ngày 16/02, báo Vietnamnet đã cho đăng tải cuộc phỏng vấn với bà Nguyễn Thị Ngọ (mẹ thí sinh Quỳnh Anh), anh trai Quỳnh Anh và đưa ra các câu hỏi yêu cầu bà Ngọ thuật lại những sự việc đã diễn ra xoay quanh phần biểu diễn của con gái mình. Bà Nguyễn Thị Ngọ nhận định “họ đã lợi dụng thí sinh, làm tổn thương thí sinh cùng gia đình để đạt mục đích thương mại, câu khách” và nêu ra một số chi tiết:
Video đang HOT
“Chúng tôi cũng không ngờ được họ đã dàn dựng, cắt gọt, lắp ghép một cách chi tiết, kỹ lưỡng trường hợp của bé Quỳnh Anh để tạo một xì căng đan lớn đến thế này”.
“Tôi không hề có ý định ra ngoài sân khấu, nhưng Quyền Linh giục tôi ra, thậm chí đẩy tôi ra và cùng tôi ra sân khấu”.
còn anh trai của Quỳnh Anh thì cho biết:
“Nguyên văn câu nói của em lúc đó là: “Gia đình của em có tất cả bốn anh chị em, đứa nào cũng có năng khiếu về nghệ thuật cả, nhưng riêng về năng khiếu ca hát thì em út là đỉnh nhất, đỉnh của đỉnh”. Rõ ràng, em chỉ so sánh Quỳnh Anh với anh chị em trong nhà. Nhưng em không hiểu sao khi đưa lên truyền hình, người ta lại gọt câu trước của em và giữ lại “về năng khiếu ca hát thì em út là đỉnh của đỉnh”. Giống như là người ta đã bóp méo sự thật và dàn dựng theo kịch bản là em muốn tâng bốc em gái của em.”
Sáng 17/02, trên Ngoisao, Giám khảo Thuý Hạnh cho biết: ” Tuy nhiên những gì diễn ra trên sân khấu đã được phát sóng trong tập 7 vừa qua thì tôi và các thành viên giám khảo đều chứng kiến tất cả. Từ đoạn mẹ em Quỳnh Anh cầm micro bước ra sân khấu và bày tỏ phản ứng thì rõ ràng chỉ có một cú máy với nội dung chính xác như vậy chứ không có sự cắt gọt nào cả. Theo quan điểm cá nhân của mình, tôi nghĩ không ai có thể dàn dựng, sắp đặt cho người mẹ này phải nói thế nào mà quyền lựa chọn phát ngôn và quyết định phát ngôn thế nào hoàn toàn là do bà”.
MC Chi Bảo cũng khẳng định: “Nhiệm vụ của MC là phải động viên, an ủi và hoàn toàn đứng về phía thí sinh dù họ thi thành công hay thất bại. Chúng tôi luôn cổ động thí sinh phải bày tỏ ý kiến của mình, tìm mọi cách để thuyết phục ban giám khảo đồng ý cho họ lọt vào vòng trong. Tuy nhiên việc thí sinh hay người nhà của họ ra sân khấu nói gì thì cả tôi và anh Quyền Linh hoàn toàn không kiểm soát hay can thiệp được. Tất cả những phát ngôn trên sân khấu đều là ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ của chính bản thân người phát biểu.
BTC đã không sử dụng người phát ngôn xử lí
vấn đề mà “nước đến chân” mới nhảy?
(Trong ảnh là Nhà báo Diễm Quỳnh – người phát ngôn của Vietnam Idol)
Cùng là một nhà sản xuất (BHD) nhưng khác với Vietnam Idol, người chịu trách nhiệm chính các phát ngôn là nhà báo – MC Diễm Quỳnh nhưng với VGT, nhà sản xuất không sử dụng người phát ngôn để thông tin sự việc. Các phát ngôn của ê kíp thực hiện chương trình đều là những chia sẻ mang tính chất cá nhân của các nhân vật có mặt trong khi thực hiện chương trình, không được xem là thông tin phản hồi chính thức của đơn vị chịu trách nhiệm về nội dung, và cũng không thể trả lời đầy đủ và trọn vẹn các vấn đề được đặt ra về nghi vấn “cắt gọt” nội dung hay lợi dụng thí sinh vì chức năng này thuộc quyền biên tập của Đài truyền hình Việt Nam trước khi phát sóng.
Tới chiều ngày 17/02, một thông cáo báo chí của BTC chương trình gửi tới các phóng viên, biên tập viên của các báo mạng trực tiếp theo dõi sự kiện VGT. Trong thông cáo này, BTC đã lên tiếng:
“Vietnam”s Got Talent không hề sử dụng trường hợp của thí sinh Quỳnh Anh để thu hút dư luận. Điều đó được thể hiện rõ trong quá trình cung cấp thông tin về chương trình. Chúng tôi cũng không viết về trường hợp của Quỳnh Anh cũng như không đính kèm hình ảnh và clip phần trình diễn của em trong các thông cáo báo chí trước và sau khi tập 7 được phát sóng.”
“Là một chương trình truyền hình thực tế, về mặt nghề nghiệp, chúng tôi bắt buộc phải tôn trọng những gì mà thực tế đã diễn ra. Câu chuyện của Quỳnh Anh cũng như của các thí sinh khác đều được thực hiện như nhau, nghĩa là có phần ghi hình trước, trong và sau khi tiết mục diễn ra. Những niềm vui, nỗi buồn của những người tham dự khác nhau sẽ mang lại những câu chuyện khác nhau.
Ngoài ra, trong các chương trình truyền hình thực tế, thí sinh khi tham dự đều có thỏa thuận cho phép ban tổ chức được sử dụng hình ảnh và câu chuyện của mình”
Theo thông cáo này, BTC đã phần nào thông tin được một phần về một số những vấn đề bà Nguyễn Thị Ngọ chưa hiểu hết được quá trình sản xuất của một chương trình truyền hình được đề cập trong bài phỏng vấn với báo Vietnamnet. Tuy nhiên, về vấn đề biên tập nội dung chương trình và trường hợp MC có “đẩy” bà Ngọ ra sân khấu hay không thì đây là vấn đề vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.
Theo quan điểm của 2Sao, dù phần băng hình đoạn anh trai của Quỳnh Anh có được biên tập lại (“cắt gọt” – theo ý của bà Ngọ) thì một điểm rõ nét nhất mà khán giả VGT khi xem đoạn clip phần thi của Quỳnh Anh đều thấy là sự khen ngợi của gia đình về Quỳnh Anh hơi quá đà trong việc sử dụng từ ngữ và giọng điệu. Đây chính là yếu tố khiến khán giả truyền hình chú ý về phần thi của Quỳnh Anh nhưng sau đó lại gây ra hiệu ứng ngược khi Quỳnh Anh thể hiện giọng hát.
MC Quyền Linh của Vietnam”s Got Talent
Về tình huống MC Quyền Linh, nhiệm vụ của người dẫn chương trình là ngoài việc làm cầu nối giữa thí sinh và giám khảo, chương trình với khán giả thì họ có quyền “khuyến khích” việc gia đình thí sinh thuyết phục BGK. Trong các tập trước, chính bản thân MC Quyền Linh đã bức xúc với quyết định của BGK và sau đó đã tạo điều kiện để nhóm nhảy đã bị loại thi thêm một lần nữa. Nhưng việc khuyến khích gia đình thí sinh thuyết phục BGK là một vấn đề, còn cách diễn đạt, chia sẻ vấn đề, thuyết phục như thế nào là nằm ở gia đình thí sinh ( mà ở đây là bà Ngọ).
Chính vì quá “tôn sùng” khả năng của con mình, mà bà thiếu đi sự khách quan trong cách nhìn nhận vấn đề và đưa ra những phát ngôn thiếu thận trọng nhằm vào tính chuyên môn của BGK (trong khi bà không làm trong lĩnh vực này), tính chính xác về chất lượng chương trình (so sánh con mình với các thí sinh được vào vòng trong)…Chính sự thiết tiết chế trong cách hành ngôn mới là điểm quan trọng khiến phần biểu diễn của Quỳnh Anh có thể đã kết thúc một cách ôn hoà, thì lại bị chú ý hơn qua thái độ của bà mẹ và biến cuộc thi mang tính giải trí lại bị xem như một cuộc thi ganh đua về thành tích. Không ai có thể “đẩy” mẹ thí sinh này ra sân khấu nếu như bà không có điều gì muốn chia sẻ, và càng không thể dùng từ “cướp diễn đàn” nếu như cách chia sẻ của bà tế nhị và chừng mực hơn.
Chương trình đã rất cố gắng để tránh làm tổn thương Quỳnh Anh,
nhưng dường như bà mẹ lại càng làm cho sự
việc trở nên nghiêm trọng (Ảnh chụp từ diễn đàn Webtretho)
Vấn đề giáo dục trẻ em
Sự chú ý và quan tâm của dư luận những ngày qua về trường hợp của thí sinh Quỳnh Anh những ngày qua không chỉ làm cho một chương trình giải trí truyền hình mang màu sắc thực tế hơn, mà bản thân chính trường hợp của Quỳnh Anh cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội lớn hơn, rộng hơn so với quy mô của một chương trình phát sóng.
Đó là việc giáo dục nhận thức của con trẻ trong việc đối mặt với những thất bại. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là một điều đáng quý và thiêng liêng nhưng tình cảm này cần được uốn nắn một cách phù hợp để trẻ phát triển trong sự hài hoà của bản thân, gia đình và xã hội. Chính sự yêu thương, tin tưởng thái quá rồi dẫn đến ảo tưởng là điều đã xảy ra trong VGT tập 7 vừa qua và gây ra bão dư luận.
Quỳnh Anh có thể được sống trong một gia đình có điều kiện về vật chất, được sống, học tập trong một môi trường tốt để em có thể phát triển tài năng và học vấn. Tuy nhiên, việc đoạt giải hay thành công trong một cuộc thi nhỏ, hay có thể sử dụng (hát) nhiều ngoại ngữ không đồng nghĩa với việc em là một người xuất chúng với cả cộng đồng. Sự rèn luyện và giáo dục cho trẻ hiểu, nhận thức và biết bĩnh tĩnh đón nhận của thành công và thất bại mới là điều quan trọng vì đối diện với cả những vấp váp mới giúp cho trẻ p hoàn thiện cách suy nghĩ, cách sống của bản thân mà không ảo tưởng về chính mình.
Huy Minh
Theo VNN
Chiêu trò câu khách ở các phiên bản Got Talent
Báo chí Anh nhận định, những người đã lỡ tham dự các cuộc thi Got Talent muốn hay không muốn cũng sẽ nổi tiếng. Vì họ được nhào nặn bởi những tài năng bậc thầy trong việc gây scandal và dắt mũi dư luận.
Got Talent là show truyền hình thực tế xuất hiện tại Anh lần đầu tiên vào tháng 6/2007, do công ty của nhà sản xuất Simon Cowell kết hợp với kênh ITV thực hiện. Britain"s Got Talent là một trong những chương trình thành công nhất tại Anh với rating các đêm chung kết từ 15 đến 20 triệu người xem. Bản quyền chương trình đã được bán cho 41 quốc gia, trong đó châu Á có Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Sau những mùa đầu thành công vang dội, các phiên bản Got Talent ngày càng bị chỉ trích vì những yếu tố dàn xếp, lừa dối ở hậu trường. Tai tiếng và những vụ việc gây tranh cãi xuất hiện ồn ào tại mọi cuộc thi Tìm kiếm tài năng. Người ta thậm chí còn thống kê được những chiêu trò mà các nhà sản xuất sử dụng để lôi kéo sự chú ý của khán giả, tăng rating nhằm thu về doanh thu quảng cáo khổng lồ. Trong cuộc chơi này, nạn nhân đầu tiên của họ là thí sinh - những người hoặc cố sống cố chết để được nổi tiếng hoặc bất đắc dĩ trở thành con rối trong tay những kẻ thích bày trò.
Theo Guardian, các nhà sản xuất Got Talent không bao giờ bỏ qua cơ hội tạo ra những bi kịch truyền hình để lấy nước mắt người xem. Họ thêu dệt những câu chuyện cổ tích, những phiên bản Lọ Lem kịch tính và sống động như thật.
Choi Sung Bong khiến giám khảo và khán giả phải rơi lệ. Ảnh: Popseoul.
Choi Sung Bong, chàng trai 22 tuổi người Hàn Quốc từng nổi tiếng khắp thế giới bởi hai yếu tố: hát hay và mồ côi. Giọng hát điêu luyện của Sung Bong là điều khó có thể phủ nhận, nhưng nó sẽ không đủ sức gây sóng gió nếu không đính kèm với bản khai sướt mướt về tuổi thơ mồ côi và thất học. Theo đó, Sung Bong bị bỏ rơi ở trại trẻ từ năm 3 tuổi. Từ 5 tuổi, cậu phải tự kiếm sống bằng cách bán dạo đồ uống và kẹo cao su. Trong suốt hơn 10 năm bán hàng vặt và ngủ gầm cầu thang, Sung Bong vẫn nuôi niềm đam mê ca hát dù chưa từng được học qua thanh nhạc. Tuy nhiên, sau đó báo chí phát hiện, anh từng tốt nghiệp một trường đào tạo nghệ thuật chứ không hoàn toàn ngoại đạo. Chi tiết này đã bị truyền hình cắt bỏ, nhằm bi kịch hóa câu chuyện của Sung Bong.
Tương tự, Paul Potts - quán quân Britain"s Got Talent mùa đầu tiên - từng khai là nhân viên làm việc cho một cửa hàng điện thoại và chưa từng làm gì liên quan đến âm nhạc. Nhưng thực tế, Paul đã tham gia một buổi hòa nhạc opera và hợp tác với một số hãng sản xuất opera trước khi dự thi.
Riêng China"s Got Talent có một trường hợp đặc biệt về chàng trai cụt tay chơi piano bằng chân - Lưu Vĩ. Chiến thắng của Lưu Vĩ tại mùa thi năm 2010 được đánh giá là xứng đáng. Tuy nhiên, ca sĩ người Anh Tony Christie lại có cách nhìn khác. Theo ông, China"s Got Talent đã lợi dụng "hoàn cảnh không tay" của Liu Wei để thu hút người xem và tăng quảng cáo. " Người tàn tật cũng cần thể hiện tài năng, nhưng không phải trên các gameshow truyền hình để trở thành con mồi cho người ta trục lợi. Như thế vừa không công bằng cho họ, vừa không công bằng cho những người bình thường khác", Christie nói.
Chàng trai Lưu Vĩ chơi đàn bằng chân. Ảnh: Chinadaily.
Tony Christie cũng gọi Britain"s Got Talent là chương trình "kỳ quặc". "Những người tham dự ở đó chẳng có chút tài năng nào cả. Đừng xem đây là một show nghiêm túc", ông nói.
Nếu không có tình tiết xúc động để bi kịch hóa, các thầy phù thủy của những chương trình tìm kiếm tài năng sẽ lố bịch hóa người chơi để mua vui cho khán giả. Tất nhiên, họ làm những điều đó một cách có nghệ thuật.
Susan Boyle, người Scotland, Á quân Britain"s Got Talent mùa thứ ba, sở hữu giọng ca thừa ngọt ngào để chinh phục những tai nghe khó tính nhất. Nhưng hiện tượng Susan Boyle sẽ không quá gây tò mò nếu nhà tổ chức không khéo léo hướng báo chí khai thác những thông tin cá nhân như "50 tuổi, thiếu nhan sắc, còn là trinh nữ và chưa từng hôn". Các nhà văn hóa cho rằng, không phải ai cũng hạnh phúc khi bị phơi bày vấn đề cá nhân một cách riêng tư như vậy, trừ khi họ buộc phải chịu đựng để đổi lấy một điều gì đó, như là danh tiếng chẳng hạn.
Mới đây nhất, Vietnam"s Got Talent ngay từ mùa đầu phát sóng đã gây tranh cãi. Gia đình thí sinh Quỳnh Anh trở thành trò cười cho dư luận với những phát biểu ngộ nhận về tài năng của cô bé. Trước sự đả kích gay gắt của công chúng, mẹ của cô bé phản pháo rằng, chính nhà sản xuất và Ban tổ chức đã cắt xén, dàn dựng kịch bản nhằm mục đích thương mại, câu khách. Theo bà, ngay từ đầu, chương trình đã cho đạo diễn sắp xếp, yêu cầu con gái và gia đình bà nói gì, mặc gì. Tuy nhiên, Ban tổ chức phủ nhận những cáo buộc này.
Mẹ thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh cho rằng, gia đình họ bị lợi dụng. Ảnh: st.
Không chỉ với Got Talent, những nhân vật sẵn sàng biến mình thành con rối đều trở thành mục tiêu tìm kiếm hàng đầu của các gameshow truyền hình thực tế.
Năm 2010, khi tham dự chương trình mai mối If You are the One phiên bản Trung Quốc, cô gái Ma Nuo, 22 tuổi, từng phát biểu gây sốc trên truyền hình rằng: "Tôi thà ngồi khóc trong chiếc BMW còn hơn cười sau xe đạp". Sau khi lên sóng, Ma Nuo bị chỉ trích kịch liệt. Cô thanh minh trên báo rằng: "Nhà sản xuất đã "dụ" tôi nói như vậy, chứ tôi không nghĩ nhiều đến tiền khi tìm bạn trai". Dù vậy, Ma Nuo sau đó vẫn nhận được rất nhiều thư cầu hôn của các chàng trai. Trong thư, họ gửi kèm ảnh chụp bản thân mình bên cạnh những chiếc BMW cáu cạnh. Ma Nuo còn được rất nhiều nhà sản xuất các chương trình trò chơi khác mời tham gia. Trước sự nở rộ của hàng loạt chương trình thực tế, Trung Quốc từng cấm phát sóng một số gameshow ngoại nhập. Các nhà chính sách nước này nhận định, truyền hình, với sự kiểm duyệt quá lỏng lẻo, đã khiến nhiều người tìm cách nổi tiếng bằng cả việc giẫm đạp lên các giá trị đạo đức thông thường.
Ngoài việc bi kịch hóa và lố bịch hóa người chơi, các nhà sản xuất Got Talent còn có hàng loạt chiêu trò khác để thu hút khán giả. Tự tung scandal đã trở thành bí quyết hàng đầu làm nên thành công của mỗi phiên bản Tìm kiếm tài năng. Trong đó, "thủ đoạn" kinh điển nhất là những tin đồn "thiên vị thí sinh", "lộ kết quả chung cuộc".
Những nhà tổ chức lành nghề không gặp khó khăn gì để tạo nên những "động tác giả" cho thấy một thi sính nọ được ưu ái hơn các thí sinh kia. Chỉ cần như thế, báo chí sẽ như những "con kền kền" xông vào xâu xé từng mẩu tin, người nhà thí sinh sẽ tham chiến, khán giả sẽ tò mò. Còn nhà sản xuất ung dung ngồi chứng kiến tỷ suất người xem chương trình cao vụt lên theo từng số. Điều tương tự xảy ra với kịch bản "lộ kết quả cuộc thi". Nếu được hỏi đến, họ sẽ trả lời mập mờ. Còn khán giả, muốn biết thực hư, hãy kiên nhẫn xem tiếp để "hồi sau sẽ rõ".
Ngay trước đêm chung kết Britain"s Got Talent 2011, một blogger tung tin rằng, Ban tổ chức đã sắp xếp trước để tài năng nhí 12 tuổi Ronan Parke chiến thắng. Sốc hơn nữa, cậu bị nghi là đã được công ty của nhà tổ chức Simon Cowell âm thầm đào tạo từ 2 năm trước. Ngay lập tức, Cowell đã nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát để tìm ra tung tích kẻ phao tin. Cuối cùng thì kết luận của cảnh sát chỉ là thứ yếu. Quan trọng là rating đêm chung kết cuộc thi tăng vọt. Kết quả, Ronan Parke chỉ về nhì, nhưng dư luận vẫn nghi ngờ, tất cả chỉ là vở kịch do Simon Cowell vẽ ra.
Susan Boyle - thí sinh thành công tại Britain"s Got Talent. Ảnh: People.
Hồi cuối tháng 1, chính Simon Cowell công khai thề rằng, ông sẽ làm mọi cách để Britain"s Got Talent 2012 hoàn toàn sạch sẽ, không scandal. Nhưng trang Tellymix bình luận hài hước: "Bản thân lời thề ấy dường như cũng chứa đựng ý định gây chú ý rồi".
Dẫu vậy, ở một mặt khác, các nhà làm truyền hình biện minh rằng, trong thời đại nghe nhìn, bất cứ chương trình phát sóng nào cũng cần tạo sức hấp dẫn để tồn tại. Họ gọi những chiêu trò của mình là "bí quyết" và cố gắng tạo ra các bí quyết trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức. Trên thực tế, những phiên bản Got Talent cũng đã góp phần phát hiện những tài năng như Susan Boyle, Lưu Vĩ hay Choi Sung Bong...
Bình luận vui về chiêu trò của các show truyền hình thực tế - Mọi thứ bạn xem đã được chúng tôi lên kế hoạch chi tiết cả rồi. Chúng tôi dựng ý tưởng, thực hiện và biết trước mọi chuyện. Nhưng bên ngoài, nó vẫn như là một mê cung. Chúng tôi thả những con rối vào đó, cho chúng xoay xở theo kịch bản đã được viết sẵn. - Khi một người chơi nào đó khóc rống lên "tại sao các bạn khác không thích tôi?" thì chẳng việc gì phải trả lời câu hỏi đó. 10 người chơi mà hòa thuận thương yêu nhau thì chúng ta xem cái gì? - Nếu làm người chơi, bạn sẽ biến thành kẻ hời hợt. Vì chúng tôi nặn ra bạn theo cách mà chúng tôi muốn. Bạn không chủ động được đâu. - Nếu bạn có mẩu chuyện bé bằng con kiến, chúng tôi sẽ thổi nó thành con voi. Chúng tôi rành nghệ thuật bé xé ra to mà. - Mọi người không biết, chứ người chơi không được tự do làm gì hết. Chúng tôi sở hữu họ như là sở hữu tù nhân. Chúng tôi điều khiển họ 24 giờ mỗi ngày để đảm bảo họ tuân theo các nguyên tắc đã được đặt ra từ trước. Họ còn rất ít khi được liên lạc với bạn bè và người thân. - Nếu họ muốn bỏ cuộc, chúng tôi sẽ ngăn lại. Khi một cô gái muốn rời cuộc chơi, chúng tôi nói: "Em muốn chứng kiến những anh chàng kia chiến thắng à? Em không muốn làm cánh phụ nữ thất vọng đấy chứ?". Chúng tôi như là huấn luyện viên của họ vậy - phải biết tạo động lực. - Những thí sinh thú vị sẽ được quý như vàng. Họ chẳng chiến thắng đâu nhưng chúng tôi sẽ trân trọng họ, miễn là câu chuyện của họ hút khách. - Nếu bạn thấy thí sinh ở trong một khách sạn sang trọng, bạn sẽ biết ngay tên khách sạn đó thôi. Logo của nó sẽ vô tình xuất hiện nhan nhản trong các cảnh quay.
Theo VNE
Scandal của Vietnams Got Talent và góc xấu xí của truyền thông Đến khi gia đình của thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh nhận ra mình đã bị lợi dụng để trở thành phương tiện hút sự chú ý cho một chương trình truyền hình thực tế thì đã muộn. Một lúc hai vai Ngay sau khi Vietnams Got Talent (VGT) phát sóng tập 7 vào tối 12.2 trên VTV3 có phần thi tài năng...