Toàn cảnh ‘núi’ rác khổng lồ Đa Phước phình to sau 2 năm
“Núi” rác Đa Phước phình to hơn cách đây hai năm, chiếm phần lớn diện tích bãi; trong khi đó, người dân sống ở khu nam Sài Gòn tiếp tục ngửi mùi hôi từ hướng bãi rác này.
Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước nằm trên địa bàn xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, có bãi chôn lấp với diện tích hơn 30 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3. Nơi đây được đánh giá có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam do Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam làm chủ đầu tư, tổng số vốn hơn 100 triệu USD, đi vào hoạt động từ năm 2007. Với công suất thiết kế 10.000 tấn rác/ngày, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện mỗi ngày khu liên hợp này tiếp nhận và xử lý 5.000 tấn rác.
Giữa năm 2016, mùi hôi thối xuất hiện từ hướng bãi rác này, làm đảo lộn cuộc sống của người dân ở Phú Mỹ Hưng và khu vực Nam Sài Gòn. Người dân liên tục phản ánh và gửi đơn kêu cứu nhiều nơi.
Gần tháng nay, người dân Phú Mỹ Hưng (quận 7), Bình Chánh, Nhà Bè, quận 4, lại đồng loạt “kêu trời” vì bị mùi hôi thối tấn công từ hướng bãi rác Đa Phước. Sau 2 năm, có thể thấy diện tích rác đã chiếm phần lớn khu đất. Nhìn từ trên cao, cách bãi rác không xa là những tòa nhà cao tầng của các cư dân đang khổ sở vì mùi hôi.
Thời điểm lần đầu xuất hiện mùi thối 2 năm trước, bãi rác đã tiếp nhận hơn 8 triệu tấn rác. Các ô lớn có diện tích hàng nghìn m2 nằm phía bắc là nơi chứa nước thải. TP.HCM sau đó đã có kết luận mùi hôi phát sinh tại khu vực ô chôn lấp đang tiếp nhận rác và khu vực hồ chứa nước thải nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.
Hiện tại chỉ còn một phần nhỏ chứa nước, phần lớn diện tích khu vực này đang là bãi bùn cát khá khô ráo. Xung quanh, máy móc thi công đắp bờ kè bằng đất, bên ngoài trải bạt.
Video đang HOT
Cùng thời điểm đó, khu vực bên đường bờ kè liên ấp 1-2, xã Đa Phước, nơi có nhiều hộ dân sống gần bãi rác nhất là khu bùn đỏ. Hiện tại hai hồ lớn có diện tích hàng nghìn m2 giữ nước thải có màu đen được đắp bờ bao khá cao.
Giữa “núi” rác khổng lồ trùm kín bạt cao hàng chục mét, một phần được mở có nhiều máy móc, công nhân làm việc khá nhộn nhịp. Các loại xe chở rác trên lối đi uốn lượn giữa bãi.
Xe chở rác vào đổ, rời đi liên tục, những máy ủi nhanh chóng san từng đống rác ra phía xa vào mỗi ca làm việc. Người dân xung quanh cho hay mùi hôi thối luôn bay theo hướng gió nên có khi ngửi thấy, có khi không.
Tại khu vực “núi” rác mới, trước đây nơi này được làm hồ chứa nước rỉ rác, một máy xúc đưa rác lên xe tải để chuyển đi khu vực khác.
Vào ngày 7/10/2016, một đoạn bờ bao tại góc đông nam bãi rác thuộc ấp 3, xã Đa Phước, nghi bị sạt lở, gây mùi hôi đặc quánh. Ngay sau đó, nhà đầu tư bãi rác đã cho máy xúc đến lấp đất, đóng dầm thép ở khu vực này. Hiện tại, rác ở khu vực này đã được trùm kín, đặt rất nhiều máy bơm hút nước phía trên.
Nằm cạnh góc phía đông bãi rác là hàng chục hồ nuôi thủy sản của người dân. Thời gian qua, môi trường, hệ sinh tại xung quanh khu vực bãi rác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc sản xuất của người dân nơi đây bị thiệt hại do nguồn nước bị ô nhiễm.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm cách không xa Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và trung tâm TP.
Tháng 4.2018, Thanh tra Chính phủ có văn bản báo cáo Thủ tướng kết quả kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo của công dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước do Công ty TNHH xử lý chất thải VN (VWS) làm chủ đầu tư.Theo đó, 2 nội dung tố cáo đúng là dự án gây ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ làm phân nhưng thực tế đem chôn, không phân loại tái chế. Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trong thời gian vận hành Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, từ năm 2007 đến nay, VWS có nhiều biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong từng thời điểm đã để xảy ra phát tán mùi hôi, ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.
Theo Lê Quân (Zing)
Vũ "nhôm" và 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng: Lộ dần những cái bắt tay ngầm
Đã nghỉ hưu nhưng lần lượt 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng cùng nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường đều bị khởi tố vì liên quan đến Vũ "nhôm", một cái kết đắng chưa từng có tiền lệ ở thành phố bên sông Hàn. Khi những "cú bắt tay dưới gầm bàn" bị lộ ra, còn những ai sắp bị "sờ gáy"...?
9 dự án, 31 nhà đất công sản liên quan đến Vũ nhôm đã được mua bán một cách thiếu minh bạch, vi phạm pháp luật, trốn thuế xảy ra từ những năm mà các ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến làm lãnh đạo thành phố vừa được UBKT Trung ương kết luận và hiện Bộ Công an vẫn đang tiếp tục điều tra. Trong quá trình đó, ngay sau khi "nút thắt" mang tên Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") được tháo gỡ, lần lượt những "cú bắt tay dưới gầm bàn" bắt đầu lộ ra.
Theo tài liệu mà chúng tôi có được, liên quan đến hàng chục nhà đất công sản, dự án của Vũ "nhôm, đa phần đều được thống nhất, phê duyệt một cách nhanh gọn để đảm bảo việc mua bán, hợp thức hóa... diễn ra tốt đẹp. Hiện tại, như Dân Việt đã thông tin, 2 cựu Chủ tịch và ông Nguyễn Điểu đã bị khởi tố.
Công an vừa hoàn tất việc khám nhà của 2 ông Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến, đồng thời mang theo nhiều tài liệu, chưa rõ những tài liệu đó có liên quan đến các dự án, nhà đất của ông Vũ "nhôm" hay không. Nhưng có một điều chắc chắn là hàng loạt căn nhà ở đường Bạch Đằng, Hùng Vương, Lê Duẩn, Nguyễn Thái Học, Hải Phòng... cùng các dự án như Phú Gia Compound, Phú Gia Villa và đặc biệt là KĐT quốc tế Đa Phước với sự thao túng của Vũ "nhôm" và nhiệt tình tiếp tay của lãnh đạo Đà Nẵng đã được mua bán, hợp thức hóa trót lọt, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Con số 3.400 tỷ bị thất thoát như kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2013 cho đến nay vẫn chưa thể khắc phục.
Theo một nguồn tin, lý giải vì sao giữa 2 cựu Chủ tịch có sự khác biệt trong biện pháp tố tụng, là bởi trong dự án KĐT Đa Phước, ông Trần Văn Minh được biết đến như một người trực tiếp trong việc bán rẻ đất vàng cho công ty 79 của ông Phan Văn Anh Vũ.
Theo đó, trong vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", "Trốn thuế", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" của Vu "nhôm", ông Trần Văn Minh là người trực tiếp ký các văn bản thỏa thuận để làm lợi hàng trăm tỷ cho Vũ nhôm. Năm 2006, Đà Nẵng và Cty TNHH Daewon Cantavil (Hàn Quốc) đã ký bản thỏa thuận nguyên tắc để phía Daewon triển khai đầu tư dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước. Mục tiêu xây dựng vườn ươm công nghệ thông tin quốc tế; phát triển khu trung tâm thương mại - khách sạn - căn hộ cao cấp (tầng cao khoảng 33 tầng), khu biệt thự... tổng vốn đầu tư cho dự án ước tính là 300 triệu USD.
Dự án KĐT Đa Phước khiến nhiều người vướng vòng lao lý (ảnh: Nam Cường)
Từ năm 2007 - 2011, chủ đầu tư hoàn thành giai đoạn 1 lấn biển, tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn nên đơn vị này không tiếp tục xây dựng công trình đô thị lấp biển giai đoạn 2. Năm 2016, Daewon quyết định chuyển nhượng toàn bộ vốn đã góp vào dự án này cho công ty do ông Vũ "nhôm" góp vốn cùng một DN khác.
Năm 2017, công ty nói trên đổi tên Cty TNHH Daewon Cantavil thành Cty TNHH Sunrise Bay và dự án này cũng được đổi tên từ khu đô thị quốc tế Đa Phước thành dự án khu đô thị The Sunrise Bay. Quá trình thực hiện, tại thời điểm dự án triển khai sau khi chuyển nhượng cho Vũ "nhôm", dự án có nhiều sai phạm bị Thanh tra Chính phủ vào cuộc năm 2012, như chưa có đánh giá tác động môi trường và thẩm định PCCC; điều chỉnh bỏ sân golf trong dự án nhưng chưa báo cáo Thủ tướng; lập thủ tục xét cấp giấy CNQSDĐ ngoài phạm vi ranh giới của quyết định thu hồi đất, giao đất; chưa hoàn thành thủ tục liên quan đã mở bán công khai. Riêng khu đất 29 ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước được giao cho Công ty CP 79 của Vũ "nhôm" đã được ký giao đất thấp hơn giá thành phố quy định làm lợi cho Cty ông Vũ "nhôm" trên 570 tỷ đồng.
Ngày 24.2.2011, ông Trần Văn Minh, lúc đó với tư cách Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đã chủ trương thu hồi 29ha thuộc dự án sân golf Đa Phước để giao lại cho Cty CP 79 liên doanh với Cty TNHH Daewon Cantavil. Đồng thời, chủ trương giao quyền sử dụng đất cho liên doanh này để xây dựng biệt thự, nhà phố và các tiện ích liên quan. Giao Trung tâm xúc tiến đầu tư (nay là Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư TP.Đà Nẵng) của ông Lê Cảnh Dương chủ trì, phối hợp Sở TNMT của ông Nguyễn Điểu và ông Toán thực hiện.
Công an khám xét nhà ông Minh sáng nay (ảnh: Đình Thiên)
Năm 2013, Thanh tra Chính phủ sau một thời gian vào cuộc đã có kết luận, trong đó hàng loạt sai phạm đã được chỉ ra với nhiều dự án liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ, đặc biệt là dự án KĐT Đa Phước.
Mặc dù vậy, việc nhiều lần sang tên đổi chủ, mua qua bán lại dự án này thực tế đã sinh lời cho Vũ "nhôm" hàng trăm tỷ. Đối chiếu với các quy định, lãnh đạo thành phố biết quá rõ những văn bản, quyết định đó là vi phạm, nhưng vì sao vẫn ký?
Trước năm 2015, cái tên Phan Văn Anh Vũ thường rất kín tiếng, nhưng từ 2013 đã được Thanh tra Chính phủ nhắc tới trong kết luận sai phạm. Vậy nhưng từ thời điểm đó cho đến khi bị bắt, vì sao Vũ "nhôm" vẫn tiếp tục được ưu ái với nhiều lần được mua bán nhà đất, tài sản công một cách dễ dàng?.
Những câu hỏi này, ngoài các ông Văn Hữu Chiến, Trần Văn Minh, Nguyễn Điểu, Lê Cảnh Dương..., còn ai sẽ trả lời được?
Theo Danviet
Ông Nguyễn Điểu nói gì khi bị khởi tố cùng 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng "Còn rất nhiều chuyện đằng sau mà tôi sẽ nói hết với công an. Thật ra trong tất cả mọi chuyện, tôi chỉ là người thừa hành" - ông Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.Đà Nẵng cho biết. Sáng nay (18.4), trao đổi nhanh với PV Dân Việt, ông Nguyễn Điểu - nguyên Giám đốc Sở...