Toàn cảnh Nhật hoàng thăm Hoàng Cung còn lại duy nhất ở Việt Nam
Sáng 4/3, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã đi thăm Đại Nội Huế. Đây là Hoàng Cung của triều đại quân chủ phong kiến cuối cùng, là Hoàng Cung còn lại duy nhất tại Việt Nam, thu hút sự chú ý đặc biệt của Nhật hoàng.
Đúng 10h10 sáng, Nhật hoàng cùng Hoàng hậu tới Đại Nội Huế. Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cùng Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế – ông Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh – ông Nguyễn Văn Cao, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải cùng đoàn tiếp Nhật hoàng và Hoàng hậu.
Huế đón tiếp Nhật hoàng và Hoàng hậu tại Ngọ Môn
Tại Ngọ Môn, một thảm đỏ được trải từ đường vào tận lối đi giữa, đến thẳng Điện Thái Hòa, dành riêng đón Nhật hoàng với sự tôn kính.
Huế tiếp đón Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tại Ngọ Môn
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thuyết minh về sự kiện năm 1990 khi Quỹ uỷ thác của Chính phủ Nhật Bản thông qua UNESCO (Japan Trust Fund via UNESCO) đã tài trợ Huế 100.000 USD, tương đương khoảng 1 tỷ đồng thời bấy giờ đế dự án trùng tu cửa Ngọ Môn, được xem là phần hồn của bộ mặt di tích Huế.
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (mặc áo dài xanh) thuyết minh cho Nhật hoàng và Hoàng hậu.
Qua cầu Trung Đạo dưới sự chào đón của 40 diễn viên hóa trang thành Cung nữ múa quạt, Nhật hoàng được nghe thuyết minh về không gian triều chính Cung đình Huế xưa kéo dài từ cửa Ngọ Môn đến Điện Thái Hòa. Đoàn tiếp tục đi và dừng lại ở sân đại triều trước Điện Thái Hòa, nơi xưa có các đại lễ ở khu điện này do vua chủ xướng với các quan theo cấp bậc từ nhất phẩm đến cửu phẩm đứng chầu.
Vào Điện Thái Hòa, ngoài ngai vàng, phần tinh túy nhất là 297 bài thơ được khắc trên các ô hộc ở phía trên trần điện. Các bài thơ được viết bằng chữ Hán theo lối “nhất thi nhất họa” (một bài thơ đi kèm một bức tranh) nói lên tinh thần độc lập tự cường, tự tôn của dân tộc Việt Nam.
Đoàn của Nhật hoàng tiến vào Điện Thái Hòa
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế mới đây vào năm 2016 đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới, cùng với Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn – cố đô Huế đang có 5 di sản thế giới, nhiều nhất trong các địa phương ở Việt Nam.
Sau khi tham quan không gian chính mặt trước Điện Thái Hòa, Nhật hoàng đã ra phía sau điện để nghe giới thiệu về sa bàn tổng thể Hoàng Cung Huế và những dự án Bảo tồn giữa di tích Huế và Đại học Waseda của Nhật Bản.
Nhật hoàng thăm Đại Nội Huế và đi xe điện tới Duyệt Thị Đường xem Nhã nhạc cung đình Huế
Video đang HOT
Sau 15 phút tham quan từ cửa Ngọ Môn đến hết Điện Thái Hòa, Nhật hoàng cùng Hoàng hậu lên xe điện tiến về Duyệt Thị Đường, nhà hát cung đình cổ nhất ở Hoàng Cung Huế để xem Nhã nhạc Cung đình Huế. Ba tiết mục đặc sắc nhất trong vòng 8 phút đã được Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế trình diễn cho Nhật hoàng xem gồm Đại Nhạc, Múa Lân Mẫu Xuất Lân Nhi, Múa Lục Cúng Hoa Đăng.
Đúng 10h55, Nhật hoàng cùng Hoàng hậu đi xe điện ra cửa Hiển Nhơn, từ đó lên xe riêng kết thúc chuyến thăm Hoàng Cung Huế. Rất nhiều người dân Huế, du khách đã vẫy chào Nhật hoàng trong niềm vui vô hạn.
Theo Th.s. Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chuyến thăm của Nhật hoàng đã đem lại niềm tự hào cho toàn bộ người dân xứ Huế. Quần thể Di tích Cố đô Huế với “biểu tượng” Hoàng Cung – Đại Nội Huế là Di sản văn hóa thế giới vật thể đầu tiên của đất nước ta được UNESCO công nhận vào năm 1993, cùng với Nhã nhạc Cung đình Huế là Di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên của đất nước cfng được UNESCO công nhận sau đó 10 năm vào 2003.
Chuyến thăm này sẽ giúp Huế thêm tỏa sáng, giá trị văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam được quảng bá mạnh mẽ đến bạn bè năm châu.
Người dân Huế và khách du lịch chào tạm biệt Nhật hoàng và Hoàng hậu.
Hiên tai, Trung tâm Bao tôn Di tich Cô đô Huê cung Đại học Waseda Nhât Ban thực hiện chương trình hơp tac nghiên cứu về tai tao canh quan văn hoa tai lưu vưc sông Hương, giai đoan 2016-2018; phôi hơp vơi Hôi Kiên truc sư toan Nhât Ban tô chưc hôi thao chuyên đê vê bao tôn kiên truc gô truyên thông. Đăc biêt, Trung tâm Bao tôn Di tich Cô đô Huê se phôi hơp vơi Trung tâm Nghiên cưu Văn hoa Phi vât thê Quôc tê tai Khu vưc Châu A Thai Binh Dương (IRCI) đê nghiên cưu va tăng cường cac giai phap cu thê giup bao tôn bên vưng di san văn hoa phi vât thê ưng pho vơi cac thiên tai, tham hoa.
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, qua gần 30 năm trao đổi hợp tác, các lĩnh vực hoạt động hợp tác và nghiên cứu giữa Nhật Bản và Huế đã diễn ra khá đa dạng, bao gồm cả về nghiên cứu sưu tầm, tổ chức hội thảo khoa học, đào tạo nghiệp vụ kỹ năng chuyên môn, trùng tu bảo tồn di tích và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể. Tổng kinh phí tài trợ từ phía Nhật Bản, theo thống kê, khoảng hơn 4,6 triệu USD. So với khoảng thời gian gần 30 năm thì đây không phải là nguồn kinh phí quá lớn nhưng so với tổng kinh phí quốc tế đã tài trợ về văn hóa cho Huế trong thời gian trên (khoảng gần 10 triệu USD) thì có thể nói Nhật Bản là nước có sự tài trợ lớn nhất và quan trọng nhất.
Vơi nhưng gi đa đat đươc trong môi quan hê hơp tac giưa hai bên trong suôt chiêu dai gân 30 năm qua, Trung tâm Bao tôn Di tich Cô đô Huê mong muôn tiêp tuc nhân đươc sư hô trơ, tai trơ tư phia Nhât Ban trong nhưng năm sau nay, đặc biệt là phía nước bạn tăng cường xúc tiến các khoan viện trơ ODA cho cac công trinh kiên truc đang cân đươc phuc hôi phuc vu cho công tac bao tôn, trung tu di tích Huế.
Dưới đây là loạt ảnh ghi lại chuyến thăm Hoàng Cung Huế của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko:
Người dân Nhật Bản vẫy cờ Nhật Bản và Việt Nam tại phía ngoài cửa Ngọ Môn
Nhật hoàng vui vẻ đón nhận hoa chúc mừng của 2 học sinh tiểu học Trần Quốc Toản, TP Huế
Đoàn rước Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko vào Hoàng Cung Huế
Hoàng Cung Huế cổ kính cuốn hút Nhật hoàng từ phút đầu tiên. Nhật hoàng và Hoàng hậu rất vui và hỏi nhiều điều về Hoàng Cung Huế
Đoàn tiến qua cầu Trung Đạo
Sau khi thăm Điện Thái Hòa, Nhật hoàng đi xe điện tiến vào Duyệt Thị Đường – nhà hát cổ xưa nhất trong kinh thành Huế.
Nhật hoàng và Hoàng hậu chào hỏi tại Duyệt Thị Đường
Cùng xem các tiết mục Nhã nhạc Cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể thế giới đầu tiên tại Việt Nam
Vãy tay tạm biệt Huế.
Nhóm phóng viên
Theo Dantri
Món quà của Chủ tịch nước tặng Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản
Tượng Adiđà bằng bạc (phiên bản Bảo vật quốc gia) đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng đến Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko ngày 1/3 trong chuyến thăm Việt Nam.
Phiên bản tượng Adida tại chùa Phật Tích huyện Tiên Du, Bắc Ninh đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng đến Nhật Hoàng và Hoàng hậu nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Tham gia tư vấn lựa chọn bức tượng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, tượng Adiđà là tác phẩm mỹ thuật Phật giáo cổ xưa nhất, gắn liền với vùng đất linh thiêng Phật tích và đã được xếp hạng Bảo vật quốc gia. Vị phật Adiđà cũng gần gũi với các quốc gia Đông Á như Nhật Bản.
"Việc đúc tượng rất khó khăn bởi là sản phẩm nhỏ, các đường nét chi tiết tinh xảo, các nghệ nhân đã rất vất vả để chế tác bức tượng này", nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Phiên bản tượng Adiđà thời Lý được Chủ tịch nước Trần Đại Quang lựa chọn là quà tặng Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản.
Phiên bản tượng Adiđà được các nghệ nhân chế tác bằng Bạc nguyên chất, đúc bằng công nghệ áp lực chân không khí trơ liên hoàn để đảm bảo sự nguyên khối. Tượng cao 24 cm, nặng hơn 4 kg, phần mặt, cổ, tai, bàn tay và đôi sư tử chi tiết trên tượng được mạ vàng 24 k, tượng được đặt trên đế gỗ trắc cao 5,5 cm, thông tin song ngữ (Việt - Nhật) được khắc xung quanh. Toàn bộ món quà tặng và khối đế nặng gần 10 kg.
Tượng được bảo quản bởi lớp hộp mica trong suốt, hộp sơn mài bọc da có chứa đựng toàn bộ thông tin, lịch sử và giá trị nghệ thuật của pho tượng và ngoài cùng là hộp gỗ bọc da bảo vệ.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chiêm ngưỡng món quà tặng ngày 1/3. Ảnh: Hữu Sáng
Ông Trần Thanh Tùng, đại diện Circle Group và Hội quán Di sản (đơn vị thực hiện) cho biết, việc chế tác thành công bức tượng Adiđà là sự tiến bộ vượt bậc trong việc khôi phục những di sản của tổ tiên.
Công đoạn triển khai và hoàn thiện tác phẩm đều đảm bảo sự khoa học và tính chính xác, nguyên liệu bạc với hàm lượng 99,9% được lấy từ mỏ Sin Quyền (Lào Cai), sử dụng liên hoàn nhiều kĩ thuật trong chế tác kim hoàn do các nghệ nhân người Việt đảm nhiệm.
Các nghệ nhân Hội quán Di sản từng chế tác Đầu rồng Thăng Long bằng chất liệu gốm, là quà tặng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho Tổng thống Obama trong chuyến thăm của ông đến Việt Nam năm 2016.
Tượng Adiđà thời Lý (niên đại 1057) được là một tác phẩm nghệ thuật đạt chuẩn mực về điêu khắc tượng Việt Nam từ trước đến nay. Bức tượng có đường nét tinh xảo, mềm mại, tỉ mỉ và sống động, được coi là tác phẩm nghệ thuật mang thông điệp về Hòa Bình và Thịnh Vượng của thời Lý. Với những giá trị đầy đủ về mặt tôn giáo, lịch sử và mỹ thuật, pho tượng Phật Adiđà trở thành một trong những Bảo vật đáng tự hào của người dân Việt Nam.
Tượng Adiđà còn được gọi là pho tượng Hoàng gia bởi sự xuất hiện hơn 40 đôi rồng với nhiều hình dáng chuyển động khác nhau, cho thấy sự hiện diện của vương quyền, điều duy nhất nhà Lý đạt được. Pho tượng là niềm tự hào về một nền nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao, sánh ngang sự phát triển của nền nghệ thuật thế giới.
Đoàn Loan
Theo VNE
Chiêm ngưỡng bảo vật triều Nguyễn trên đất cố đô Huế Những bảo vật thể hiện quyền uy của triều Nguyễn sau 71 năm được dời ra Hà Nội (1945-2016) đã quay về Hoàng cung Huế trong cuộc triển lãm Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn. Kim sách bằng vàng Sáng nay (6/12), tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Bảo...