Toàn cảnh lễ duyệt binh lớn chưa từng có của Triều Tiên
Nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, Triều Tiên hôm nay 15/4 đã tổ chức lễ duyệt binh có quy mô được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của hàng nghìn binh lính và sự xuất hiện của hàng loạt vũ khí quân sự hiện đại.
Năm nay, Triều Tiên tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn vào đúng ngày 15/4 hay còn gọi là “Ngày Mặt trời” – kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố lãnh tụ, nhà lập quốc Kim Nhật Thành. Từ sáng sớm, hàng trăm xe tải chở đầy binh lính đã xếp hàng dọc bờ sông Taedong để chuẩn bị bắt đầu lễ duyệt binh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện trên khán đài tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ông vẫy tay chào đám đông khi xuất hiện tại lễ duyệt binh.
Hàng nghìn người đã tham gia lễ duyệt binh được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. Trong ảnh: Đội rước cờ và tượng của hai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Il-sung tiến vào Quảng trường Kim Nhật Thành.
Lễ duyệt binh năm nay của Triều Tiên quy tụ dàn vũ khí hùng hậu, trong đó có nhiều loại tên lửa mới chưa từng được công bố trước đây.
Các cô gái Triều Tiên mang theo lá cờ khổng lồ tiến vào Quảng trường Kim Nhật Thành.
Các binh lính thuộc các lực lượng của quân đội Triều Tiên tham gia lễ duyệt binh.
Lực lượng tăng thiết giáp của Triều Tiên.
Đội nữ quân nhân của quân đội Triều Tiên nghiêm trang diễu hành qua Quảng trường Kim Nhật Thành
Người dân Triều Tiên hân hoan trong ngày lễ trọng đại của đất nước.
Xe chở tên lửa tham gia lễ duyệt binh. Đây cũng được coi là sự kiện để Triều Tiên phô diễn sức mạnh quân sự của mình.
Video đang HOT
Các lễ duyệt binh tại Triều Tiên thường thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và giới chuyên gia quân sự vì nhiều loại vũ khí hiện đại sẽ được Bình Nhưỡng “trình làng” trong dịp này.
Các nữ binh lính hô vang khẩu hiệu khi diễu hành qua khu vực lễ đài tại quảng trường.
Tại lễ duyệt binh sáng nay, Triều Tiên lần đầu tiên công bố tên lửa phóng từ tàu ngầm của nước này.
Khoảng 200 nhà báo đã có mặt tại Bình Nhưỡng để đưa tin về sự kiện quan trọng này.
Lễ duyệt binh diễn ra trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên đang gặp nhiều căng thẳng. Hải quân Mỹ đã triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson tới gần bán đảo Triều Tiên nhằm phát đi một tín hiệu cứng rắn tới Bình Nhưỡng.
Các chuyên gia quân sự lo ngại Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân hoặc tên lửa nhân sự kiện trọng đại của đất nước.
Trong bộ vest đen, nhà lãnh đạo Kim Jong-un trang nghiêm giơ tay chào mỗi khi có các đoàn diễu hành đi qua lễ đài. Tham dự lễ duyệt binh còn có các quan chức cấp cao của quân đội Triều Tiên và các lãnh đạo của đảng Lao động Triều Tiên.
Toàn cảnh lễ duyệt binh tại Quảng trường Kim Nhật Thành nhìn từ trên cao.
Triều Tiên đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước cho lễ duyệt binh hoành tráng này.
Quân đội Triều Tiên phô diễn sức mạnh trong lễ duyệt binh.
Một hình ảnh ấn tượng trong lễ duyệt binh tại Triều Tiên sáng nay
Theo ghi nhận của phóng viên Will Ripley của CNN tại lễ duyệt binh, các binh lính Triều Tiên đã hô vang khẩu hiệu “Chúng tôi nguyện hy sinh vì người” trong lúc diễu hành qua lễ đài.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Triều Tiên khiến thế giới bất ngờ với các tên lửa mới
Triều Tiên đã gây bất ngờ cho cả thế giới khi phô diễn các tên lửa tầm xa mới, cùng hàng loạt vũ khí khác, trong cuộc duyệt binh quy mô lớn ở thủ đô Bình Nhưỡng sáng nay.
Các tên lửa Triều Tiên trong cuộc duyệt binh sáng ngày 15/4 nhân kỷ niệm 105 ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành (Ảnh: Reuters)
Cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng sáng nay thu hút sự chú ý của thế giới, trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang tới mức báo động. Giới phân tích quân sự đặc biệt quan tâm tới sự kiện này, do Triều Tiên thường khoe các thành tựu phát triển vũ khí trong các cuộc duyệt binh quy mô lớn.
Một trong những loại vũ khí được để ý nhất trong các cuộc duyệt binh của Triều Tiên là những loại tên lửa mà nước này phát triển. Trong sự kiện hôm nay, các nhà phân tích cho biết Bình Nhưỡng dường như đã trưng bày một số loại tên lửa tầm xa mới, chưa được biết đến trước đó.
2 tên lửa tầm xa mới
Tên lửa Triều Tiên trong cuộc duyệt binh quy mô lớn
CNN hôm nay đưa tin, Bình Nhưỡng đã lần đầu tiên trưng bày 2 ống phóng cỡ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới, cũng như tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và một phiên bản trên bộ của loại tên lửa này, theo các nhà phân tích.
Một trong những điều bất ngờ nhất của cuộc duyệt binh rầm rộ hôm nay là 2 ống phóng di động có thể chứa các tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn hơn bất kỳ những gì mà Triều Tiên từng sản xuất.
"Họ có thể thiết kế các mô hình. Chúng ta chưa từng nhìn thấy chúng trước kia", nhà phân tích Ankit Panda viết trên trang Diplomat.
"Chúng ta không biết cái gì - nếu có - bên trong các ống phóng vì Triều Tiên chưa công khai phô diễn hay thử nghiệm bất kỳ một tên lửa nào cỡ như vậy trước đó", chuyên gia Panda nói thêm.
"Do kích cỡ của ống phóng và sự thật là nó được trình diễn vào hôm nay, chúng ta có thể hiểu là Bình Nhưỡng muốn thế giới biết rằng Triều Tiên đang tích cực phát triển ít nhất 2 loại tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn", nhà phân tích Panda viết.
Đây được cho là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Triều Tiên, xuất hiện trong lễ duyệt binh hôm nay (Ảnh: Yonhap)
Các nhà phân tích cho hay thực tế là bất kỳ ICBM mới nào được đựng trong ống phóng cũng quan trọng vì điều đó có nghĩa là những tên lửa này có thể sử dụng nhiên liệu rắn.
Tên lửa nhiên liệu rắn có thể được triển khai nhanh hơn và khó bị vệ tinh phát hiện hơn so với các tên lửa nhiên liệu lỏng. Và kích cỡ lớn cũng có nghĩa là tên lửa có tầm xa hơn.
Bà Melissa Hanham, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm James Martin về nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân tại California, cho biết với CNN rằng các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và trên bộ khác cũng được trưng bày lần đầu tiên hôm nay.
Tên lửa tầm xa 6000km?
Trong khi đó, New York Times (NYT) đưa tin, đối với các chuyên gia quân sự, điều đáng chú ý nhất trong cuộc duyệt binh hôm nay là Triều Tiên dường như đã trưng bày 3 loại tên lửa đạn đạo tầm xa, một trong số đó có vẻ là loại mới.
Theo NYT, một tên lửa hôm nay được trưng bày là KN-8, vốn được "trình làng lần đầu tiên năm 2012 và được tin là nỗ lực đầu tiên của Triều Tiên về một tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Sau KN-8 là các ống phóng mà các nhà phân tích nói dường như là được thiết kế cho 2 loại tên lửa đạn đạo tầm xa khác. Khó để biết có cái gì trong các ống phóng đó, nhưng các nhà phân tích cho rằng có khả năng chúng bao gồm các tên lửa đang được phát triển hay đã hoàn thiện.
Triều Tiên phô diễn sức mạnh quân sự trong lễ duyệt binh lớn chưa từng có
Kim Dong-yub, một chuyên gia tên lửa tại Viện nghiên cứu Viễn Đông tại Đại học Kyungnam ở Seoul, cho hay một loại ống phóng dường như là của KN-14, một phiên bản cải tiến của KN-08 được trình làng lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh vào năm 2015, trong đó Bình Nhưỡng khẳng định các tên lửa nước này đã được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Theo các nhà phân tích, thiết kế ống phóng còn lại là loại mới. "Thông qua kích cỡ, dường như nó chứa một loại tên lửa đạn đạo mới có tầm xa 6.000km", chuyên gia quân sự Shin In-kyun điều hành Mạng lưới quốc phòng Hàn Quốc, một nhóm chuyên về các vấn đề quốc phòng, nhận định. "Các chuyên gia trong khu vực sẽ cố gắng tìm hiểu xem liệu đây có phải là một loại tên lửa tầm xa nhiên liệu rắn mới mà Triều Tiên được tiên là đang phát triển".
Hầu hết các loại tên lửa đạn đạo khác của Triều Tiên sử dụng nhiên liệu lỏng, vốn mất nhiều giờ để nạp. Tên lửa nhiên liệu rắn nạp nhanh hơn và dễ vận chuyển hơn. Tên lửa nhiên liệu rắn có thể được đặt tên các bệ phóng di động, giấu trong hệ thống ngầm phức tạp của Triều Tiên và được phóng trong thời gian chuẩn bị ngắn.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm đầu tiên của Triều Tiên, tên gọi Pukguksong-1 (Ảnh: Reuters)
Pukguksong-2, một tên lửa đạn đạo tầm trung mà Triều Tiên thử nghiệm hồi tháng 2, sử dụng công nghệ nhiên liệu rắn. Tên lửa đó đã được trưng bày trong cuộc diễu hành lần đầu tiên vào hôm nay. Pukguksong-1 và Scud-ER cũng vậy. Pukguksong-1 là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm đầu tiên của Triều Tiên, được thử nghiệm thành công hồi tháng 8 năm ngoái. Còn Scud-ER là một tên lửa Scud với tầm xa mở rộng, được thiết kế để vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Có thật hay lời bốc đồng?
Nếu Triều Tiên có tên lửa đạn đạo liên lục địa, điều này cho phép Bình Nhưỡng có khả năng tấn công đất liền Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các tên lửa đạn đạo tầm ngắn hơn được trưng bày hôm nay là mối đe dọa đối với các quốc gia trong khu vực châu Á.
Trong khi Triều Tiên nhiều lần khẳng định nước này có khả năng tấn công Mỹ bằng đầu đạn hạt nhân, Bình Nhưỡng chưa từng thử nghiệm một tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng vượt Thái Bình Dương.
Ngoài ra, một số nhà phân tích nghi ngờ về khả năng Triều Tiên làm chủ các kỹ thuật để chế tạo một đầu đạn có thể trở lại bầu khí quyển trái đất từ vũ trụ, một một đầu đạn đủ nhỏ để trang bị cho tên lửa tầm xa. Các chuyên gia nói rằng các ICBM, mà Triều Tiên phô diễn trong các cuộc duyệt binh gần đây có thể chỉ là mô phỏng của các hệ thống vẫn đang được phát triển.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu mừng năm mới năm nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói rằng đất nước ông đang trong "giai đoạn chuẩn bị cuối cùng" của một cuộc thử nghiệm ICBM đầu tiên.
An Bình
Theo Dantri
5 lý do Mỹ không thể tấn công Triều Tiên giống Syria Cuộc tấn công bất ngờ của Mỹ nhằm Syria và sự khó đoán của Tổng thống Donald Trump đã dẫn lới những đồn đoán rằng Triều Tiên có thể là mục tiêu tiếp theo cho một hành động quân sự đơn phương. Các xe tăng của Triều Tiên trong cuộc duyệt binh sáng ngày 15/4 (Ảnh: AP) Mặc dù chính quyền Mỹ đã...