Toàn cảnh khu đô thị vướng nhiều tai tiếng ở Hà Nội vì điều chỉnh quy hoạch
Khu đô thị Ngoại giao đoàn ( Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có không ít tai tiếng vì điều chỉnh quy hoạch, bị cư dân nhiều lần xuống đường phản đối.
Khu đô thị Ngoại giao đoàn do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2001 theo Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 11/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án có diện tích hơn 62,8 ha, quy mô dân số khoảng 10.000 người. Trong đó, có 1/3 diện tích (hơn 20 ha) dành để xây dựng trụ sở sứ quán, cơ quan đại diện và tổ chức quốc tế. Số còn lại là để xây dựng nhà cao tầng (hơn 13 ha) và công trình hạ tầng xã hội (hơn 28 ha).
Theo phê duyệt quy hoạch năm 2010, khu đô thị Ngoại giao đoàn được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển khu đô thị Ngoại giao đoàn, hướng tới một khu đô thị kiểu mẫu, đẳng cấp. Do đó, mật độ xây dựng trung bình toàn khu chỉ khoảng 30%. 70% diện tích còn lại là công viên cây xanh, hồ điều hòa, công trình công cộng thấp tầng…
Tuy nhiên, trong quá trình được triển khai, khu đô thị này đã nhiều lần được điều chỉnh quy hoạch. Gần đây nhất ngày 22/5/2017, Hà Nội quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu đô thị Ngoại giao đoàn.
Theo đó, nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu. Có ô đất điều chỉnh mật độ xây dựng từ 20,5% lên 40%.
Video đang HOT
Hiện tại, khu đô thị này có hàng loạt chung cư cao tầng đang được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Mật độ xây dựng các tòa chung cư ở khu đô thị này cũng khá dày đặc.
Dự án bệnh viện Ung bướu bị người dân khu đô thị Ngoại giao đoàn phản đối, dẫn tới công trình bị bỏ hoang nhiều năm nay. Theo chia sẻ người dân, quy hoạch ban đầu của bệnh viện này là khu đất để xây dựng đầu mối kỹ thuật và phục vụ cho khu đô thị. Người dân lo ngại sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của cư dân. Bên cạnh đó, những điều chỉnh quy hoạch là xây những khu cao tầng như vậy sẽ gây áp lực cho cơ sở hạ tầng.
Hiện khu đô thị Ngoại giao đoàn còn nhiều lô đất chưa được triển khai xây dựng.
Bên cạnh cao ốc đã được xây dựng, không ít ô đất khác đang được quây tôn, bị bỏ hoang nhiều năm, thành nơi đổ rác.
Cao ốc xen lẫn các tiện ích công cộng tại khu đô thị này.
Ngoài vấn đề về điều chỉnh quy hoạch, vấn đề “sổ đỏ” cũng khiến cư dân tại đây bức xúc. Thực tế, có những hộ dân nhận bàn giao nhà, ở đây từ năm 2015, nhưng đến nay vẫn chưa được chủ đầu tư bàn giao sổ.
Phá dỡ toà nhà Pháp cổ xây cao ốc: Ban quản lý dự án nói gì?
Giám đốc BQL dự án 61 Trần Phú (Hà Nội) khẳng định việc phá dỡ tòa nhà Pháp cổ 100 năm tuổi để xây cao ốc "không có gì phải lăn tăn" về mặt pháp lý, không làm sai.
Dự án cao ốc thuộc Khu trung tâm chính trị Ba Đình (Hà Nội) được các đơn vị liên quan khẳng định phê duyệt "đúng quy trình", tuy nhiên khi triển khai lại gây bức xúc, không nhận được sự đồng tình của dư luận và giới chuyên môn.
Trả lời PV VTC News về việc này, ông Phạm Cao Thắng, Giám đốc Ban quản lý (BQL) dự án 61 Trần Phú (quận Ba Đình) khẳng định: "Chúng tôi chỉ có nhu cầu làm đúng thôi, không làm sai".
Theo ông Thắng, sau khi có chỉ đạo của Bí thư và Chủ tịch TP Hà Nội, chủ đầu tư đã yêu cầu dừng thi công, phá dỡ công trình từ ngày 6/4 để các cơ quan có chức năng báo cáo về Thành uỷ Hà Nội.
"Nếu họ cần gì cứ liên hệ với chủ đầu tư, cần giải trình chúng tôi luôn sẵn sàng. Về góc độ pháp lý, dự án không có điều gì phải lăn tăn cả", ông Thắng nhấn mạnh.
Toà nhà Pháp cổ gần quảng trường Ba Đình bị phá dỡ để xây cao ốc.
Nói về việc dự án có chủ trương và quyết định phê duyệt từ năm 2017 nhưng hiện mới bắt đầu phá dỡ, ông Phạm Cao Thắng cho rằng, từ lúc có chủ trương đầu tư đến khi có giấy phép xây dựng là cả một quá trình gồm nhiều bước hồ sơ, giấy tờ.
"Không phải cứ có quyết định là xây dựng được ngay", ông Phạm Cao Thắng lý giải.
Tại họp báo vào chiều 6/4, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, công trình tại 61 Trần Phú là công trình công nghiệp của người Pháp xây dựng năm 1925.
"Công trình này kết cấu không có gì đặc biệt nhưng một số nhà chuyên môn đã tìm hiểu và thấy nó có kiến trúc mái hình răng cưa. Với kiến trúc này thì không phải từ thời Pháp và sau này cũng có các kiến trúc mái như vậy", ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho hay.
Cũng theo ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, khu đất số 61 phố Trần Phú, quận Ba Đình không phải công trình cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá và được phép xây dựng tối đa 11 tầng, mật độ xây dựng 50%...
"Công trình xây mới đã được xác định là tòa nhà đa chức năng 11 tầng, đưa vào khu vực này là phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố. Kiến trúc tòa nhà theo tôi tương đối đẹp", lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội nhận định.
Trước đó, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh trên báo chí liên quan đến công trình Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành của Thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình); đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND TP cũng có chỉ đạo trong thời gian các sở, ngành thành phố kiểm tra, rà soát, yêu cầu chủ đầu tư (Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện) tạm dừng thực hiện việc phá dỡ, thi công xây dựng công trình; đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực dự án.
Lãnh đạo TP Hà Nội giao UBND quận Ba Đình thông báo cho chủ đầu tư biết, thực hiện; tổ chức theo dõi, giám sát việc chấp hành cho đến khi có chỉ đạo mới.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội: Tòa nhà Pháp cổ 'không có gì đặc biệt' Lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết toà nhà 61 Trần Phú là công trình công nghiệp xây năm 1925, kết cấu không có gì đặc biệt. Chiều 6/4, tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2022, lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã thông tin các...