Toàn cảnh hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ thị tấn công tên lửa Syria một lần nữa gây chú ý về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở quốc gia Trung Đông này
Tháng trước, Tổng thống Trump phát tín hiệu với giới lãnh đạo quân sự rằng ông muốn Mỹ rời khỏi Syria “rất sớm”.
Tuy nhiên, mệnh lệnh “tấn công chính xác” các mục tiêu liên quan đến khả năng vũ khí hóa học của Syria cùng với sự hiện diện của một số tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng còn sót lại ở Syria đã cho thấy viễn cảnh Mỹ hiện diện quân sự lâu dài tại quốc gia này.
Quân số không ngừng tăng lên
Mỹ hiện diện quân sự ở Syria từ đầu năm 2016 để huấn luyện và cố vấn các lực lượng người Kurd và Ả Rập, được gọi là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), chiến đấu chống lại IS ở các khu vực phía Bắc và Đông của Syria.
Đến đầu năm 2017, số lượng binh sĩ Mỹ ở Syria đã tăng từ 500 lên 2.000 người. Và các binh sĩ của Mỹ đã hỗ trợ SDF đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong chiến dịch chống IS.
Quân đội Mỹ đã hiện hiện ở Syria kể từ đầu năm 2016. Ảnh: ABC News
Vào tháng 5-2017, hơn 50.000 thành viên SDF dưới sự hậu thuẫn lực lượng đồng minh do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành chiến dịch tái chiếm TP Raqqa – vốn bị IS kiểm soát từ năm 2014.
Sau một trận đánh phá hủy phần lớn Raqqa, SDF tuyên bố thắng lợi vào ngày 20-10-2017. Kể từ đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính 100.000 người dân Raqqa đã quay lại thành phố này.
Video đang HOT
Sau khi Raqqa bị tái chiếm, IS trốn chạy đến khu vực Thung lũng sông Euphrates gần biên giới Iraq. Theo ước tính mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tái chiếm khoảng 90% lãnh thổ Syria từ tay IS.
Chiến trường phức tạp
Vào mùa hè 2017, Mỹ từng không kích các tay súng do Iran hậu thuẫn và bắn hạ máy bay không người lái của lực lượng ủng hộ chính phủ Syria tiến vào nơi đóng quân của các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn ở phía Nam Syria.
Ở một diễn biến căng thẳng hơn, Mỹ đã bắn hạ một máy bay Syria sau khi nó ném bom gần các tay súng SDF. Đây là lần đầu tiên Mỹ bắn máy bay có người lái của Syria kể từ năm 1999.
Vào đầu tháng 2-2017, một lực lượng bao gồm lính đánh thuê của Nga nổ súng vào các binh sĩ Mỹ ở phía Đông của sông Euphrates, buộc Mỹ đáp trả và bắn hạ “hàng trăm lính đánh thuê Nga”.
Sau khi Tổng thống Trump ra lệnh công kích Syria, quân đội Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục hiện diện tại quốc gia này. Ảnh: ABC News
Không có thời gian rút quân cụ thể
Tháng trước, chính quyền Tổng thống Trump đóng băng gói viện trợ 200 triệu USD gửi đến Syria. Ông Trump cũng từng kêu gọi binh sĩ Mỹ sớm rút khỏi Syria – một động thái gây bất ngờ đối với đội ngũ an ninh quốc gia của ông cũng như giới chức Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao.
Tuy nhiên, vào tuần trước, Trung tướng Kenneth McKenzie – lãnh đạo Ban tham mưu liên quân của Lầu Năm Góc – chia sẻ rằng Tổng thống Trump “không cho chúng tôi một mốc thời gian cụ thể” để rút quân. Ông McKenzie còn cho biết thêm rằng Washington sẽ điều chỉnh sự hiện diện quân đội Mỹ ở Syria sau khi IS bị đánh bại.
Trung tướng Kenneth McKenzie cho biết không có mốc thời gian rút quân cụ thể. Ảnh: AP
“Do đó…thật ra, chưa có gì thay đổi cả” – ông McKenzie nói.
Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tuần trước cũng khẳng định với ABC News rằng “không có thời gian cụ thể” cho việc rút quân khỏi Syria.
“Chiến dịch chống IS là ưu tiên của chúng tôi ở Syria. Chúng tôi sẽ tiến hành chiến dịch này cho đến khi IS thất bại” – quan chức giấu tên chia sẻ.
Theo Cao Lực (ABC News/Người lao động)
Trung Quốc thành "ngư ông đắc lợi" sau cuộc chiến chống khủng bố Syria
Trong khi các lực lượng khác đang bàn bạc, thảo luận về tương lai của Syria cũng như tính toán các khoản đầu tư tái thiết quốc gia này sau cuộc chiến chống khủng bố thì Trung Quốc dường như đã bắt đầu cân nhắc tới lợi ích và tận dụng thời cơ trở thành "ngư ông đắc lợi".
Syria bị tàn phá nặng nề sau cuộc chiến chống khủng bố (Ảnh: Reuters)
Bloomberg trích lời Phó chủ tịch hiệp hội giao dịch Trung Quốc - Ả-rập Qin Yong chia sẻ về tiềm năng ở thị trường Syria của các công ty Trung Quốc. "Chúng tôi nhận được cuộc gọi hàng ngày. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã nhìn thấy một khoản đầu tư đầy tiềm năng vì toàn bộ cả đất nước đó cần được tái thiết". Ông Qin cho biết thêm rằng phía Syria cũng rất nhiệt tình hồi đáp, mong muốn việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng diễn ra nhanh chóng nhất có thể.
Sau 6 năm rưỡi rơi vào tình cảnh chiến sự, đất nước Trung Đông do Tổng thống Bashar al-Assad lãnh đạo được cho là cần tới 250 tỷ USD để tái thiết, theo số liệu ước tính của Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mới tuyên bố rằng Nga đã giúp "quét sạch" các phần tử khủng bố ở Syria sau 2 năm điều lực lượng tới tham chiến và hỗ trợ quân đội Syria, đang kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế với Syria.
Tại họp báo thường niên ngày 14/12, ông Putin nhận định rằng vấn đề Syria đã có ảnh hưởng tới toàn cầu, kéo theo cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất lịch sử châu Âu từ sau Thế chiến II, và là một trong những nơi sản sinh ra chủ nghĩa khủng bố. Ông Putin cho rằng các nước cần chung tay hiệp đồng giải quyết tình hình Syria một cách triệt để nhất.
Mỹ, các đồng minh châu Âu và Vùng Vịnh ủng hộ lực lượng đối lập ở Syria, cho rằng vấn đề nằm ở phía Nga và Tổng thống Assad. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết liên minh chống chính phủ Syria sẽ không bỏ tiền ra hỗ trợ cho Syria trừ khi có một cuộc chuyển giao quyền lực chính trị diễn ra trong nội bộ. Các chuyên gia nhận định tuy Nga và Syria đã có thắng lợi quan trọng trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố, nhưng căng thẳng từ cuộc nội chiến Syria với các lực lượng đối lập vẫn là bài toán khó với chính quyền ông Assad.
Mặc dù phía Nga và một số nước như Iran, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước đã có cam kết hỗ trợ xây dựng tại quốc gia Trung Đông, nhưng khoản đầu tư để tái thiết Syria là con số "khổng lồ".
Trung Quốc dường như tỏ ra "năng nổ" trong công cuộc tái thiết Syria. Ông Qin cho biết trong giai đoạn đầu, Trung Quốc sẽ chi 2 tỉ USD đầu tư xây mới đường, cầu, sân bay và bệnh viện và phục hồi hệ thống điện và thông tin liên lạc.
Sở dĩ, Trung Quốc nhiệt tình như vậy vì Syria chính là một trong những "mắt xích" quan trọng trong kế hoạch "vành đai và con đường", tuyến đường vận tải nối Trung Quốc, châu Âu và châu Phi.
Tuy nhiên, ông Qin nhận định việc kinh doanh ở Syria cũng sẽ gặp không ít trở ngại do việc thanh toán bằng USD và Euro đã bị cấm hoàn toàn ở đây, một động thái của chính phủ Mỹ và Liên minh châu Âu nhằm cô lập chính quyền của ông Assad. Hơn nữa, về mặt dài hạn, không ai có thể dự đoán được liệu tình hình Syria liệu có tiến triển theo chiều hướng tốt hơn, hay Syria có thể một lần nữa lại bị tàn phá bởi những cuộc tranh chấp và đối đầu khác.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tung 'hỏa thần' TOS-1A vào trận, liên quân Nga-Syria quyết thiêu rụi IS Những hình ảnh mới nhất rò rỉ cho thấy quân đội Ả rập Syria (SAA) đã tung TOS-1A vào trận đánh tại thành phố Mayadin - "Thủ đô" tự xưng mới của IS nằm về phía tây nam Deir Ezzor trong thung lũng ở bờ Tây sông Euphrates. Đây cũng là căn cứ trung tâm cuối cùng của IS ở Syria. TOS-1A là...