TOÀN CẢNH Hà Nội ngập úng và giao thông hỗn loạn vì mưa to giờ cao điểm
Do ảnh hưởng của trận mưa đổ xuống đúng giờ cao điểm khi người dân bắt đầu đi làm, từ 5 giờ 30 đến hơn 8 giờ ngày 8/9, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện nhiều điểm úng ngập cục bộ.
Do ảnh hưởng của trận mưa đổ xuống đúng giờ cao điểm khi người dân bắt đầu đi làm, từ 5 giờ 30 đến hơn 8 giờ ngày 8/9, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện nhiều điểm úng ngập cục bộ ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân.
Theo báo cáo của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội, tổng lượng mưa đo được tại các khu vực như Vân Hồ là 24mm; Xuân Đỉnh 61,7mm; Cầu Giấy 44,4mm; Nam Từ Liêm 46mm; Yên Sở 42mm; Hồ Tây 60,5mm; Trúc Bạch 64mm; Hoàn Kiếm 22mm; hầm chui Trung tâm hội nghị Quốc gia là 29,1; huyện Đông Anh là 42,3mm.
Do mưa lớn và dồn dập (40mm/30phút) nên tại thời điểm mưa, trên địa bàn đã xảy ra một số vị trí úng ngập sâu từ 0,1 – 0,2m như Đội Cấn, Liễu Giai, Cao Bá Quát, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt (trước Đại học Điện lực), Phan Văn Trường, Trần Quốc Hoàn, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm… Đến 7 giờ, các vị trí úng ngập đã cơ bản rút hết nước, giao thông đi lại bình thường.
Giao thông hỗn loạn vào giờ cao điểm tại không ít nơi. Ảnh: Minh Quân – TTXVN phát
Một số vị trí còn đọng nước trên mặt đường do ảnh hưởng của công trình đang thi công như các phố Mạc Thị Bưởi, chân cầu Vĩnh Tuy, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng cũng rút hết nước sau đó khoảng 1 tiếng. Trong các khu vực dân cư địa hình trũng cũng bị ngập úng, có nơi nước tràn cả vào nhà dân. Do mưa đúng giờ cao điểm nên việc đi lại của người dân… gặp khó khăn, có nơi xảy ra ùn tắc, người dân phải đi lên cả vỉa hè để tránh ngập.
Ngay khi xảy ra mưa, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội đã huy động cán bộ công nhân viên hiện ứng trực trên địa bàn để vớt rác tại miệng cống, khơi thông dòng chảy, vệ sinh mặt đường. Hiện các dàn thiết bị cơ giới hỗ trợ nạo vét, thông tắc tại các vị trí đã được phân công; các cửa hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa… cũng đã được mở để điều hòa nước; trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ khác liên tục vận hành để hạ mực nước trên hệ thống.
Hiện nay, công ty tiếp tục vận hành trạm bơm Yên Sở và các trạm bơm cục bộ khác để hạ mực nước trên hệ thống về cao trình theo kế hoạch được duyệt để chủ động đối phó với đợt mưa tiếp theo.
Ùn tắc giao thông kéo dài trên tuyến phố Huế. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Video đang HOT
Nước ngập sâu trên tuyến phố Đội Cấn. Ảnh: Minh Quân – TTXVN phát
Ùn tắc giao thông trên phố Lê Văn Lương kéo dài. Ảnh: Minh Quân – TTXVN phát
Giao thông hỗn loạn vào giờ cao điểm tại không ít nơi. Ảnh: Minh Quân – TTXVN phát
Nhiều ngõ nội thành đã bị ngập úng cục bộ. Ảnh: Minh Quân – TTXVN phát
Cảnh ngập lụt tại phố Giang Văn Minh. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
Lực lượng CSGT vất vả điều tiết giao thông tại đường đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Phạm Kiên – TTXVN
Tuyết Mai
Theo TTVH
Người dân vô tư 'quên'... cầu vượt, giao thông hỗn loạn, ùn tắc
Tại TP.HCM, dù nhiều cầu vượt bộ hành được xây dựng nhằm hạn chế tình hình tắc nghẽn giao thông ở các nơi có mật độ lưu thông cao như trước các bệnh viện Ung Bướu, Từ Dũ nhưng người dân vẫn "vô tư" băng ngang khiến tình hình giao thông hỗn loạn, ùn ứ gây nguy hiểm, đặc biệt vào khung giờ cao điểm.
Người đi bộ liên tục qua đường khiến giao thông hỗn loạn
Theo ghi nhận, đoạn đường Nơ Trang Long (trước cổng BV Ung Bướu) luôn tấp nập xe cộ qua lại, nhất là các tuyến xe buýt số 18, 31, 36, 54, 64, 95. Đặc biệt tuyến xe số 54 đi từ đường Nguyễn Huy Lượng hướng thẳng ra Nơ Trang Long thường xuyên gây ùn ứ vào giờ cao điểm. Cổng bệnh viện chật hẹp khi lưu lượng người ra vào quá đông đúc khiến quang cảnh vô cùng nhốn nháo.
Trước tình hình đó, người dân muốn băng qua đường lại không chọn cầu vượt bộ hành là giải pháp mà lại ngang nhiên mạo hiểm băng ngang, khiến giao thông càng trở nên hỗn loạn, bát nháo.
Dù không có vạch cho người đi bộ nhưng mọi người vẫn mặc nhiên qua đường, có khi đi riêng lẻ từng người, có khi dàn thành tốp làm các loại phương tiện khác phải dừng lại nhường đường.
Bác Cao Huy Lãnh (quê ở Hà Tĩnh) có người thân đang điều trị tại bệnh viện cho hay: "Hầu hết ai cũng lười đi mấy chục bậc thang nên cứ băng đại qua đường, nghĩ rằng xe né mình chứ mình không né xe. Đứng trên cầu nhìn xuống nhiều khi thấy xe buýt thắng gấp cũng giật thót tim. Tầm 7 giờ 15 là bắt đầu kẹt xe. Còn cầu này thì đa số người ta bán buôn, người bệnh lên hóng gió thôi".
Có khi dàn thành tốp hơn chục người để qua đường
Một tốp người đi bộ làm cản trở lưu thông, khiến các phương tiện phải dừng lại
Dù đường đông đúc nhưng người dân vẫn thản nhiên qua đường
Người đi bộ chọn cách băng ngang thay vì đi cầu bộ hành
Dàn hàng đi qua đường bỏ mặc cầu bộ hành trống không
Người đi bộ vẫn chen chúc giữa dòng xe đông để qua đường
Người dân qua đường thành tốp đông qua đoạn đường thường xuyên ùn ứ.
Cầu bộ hành với kinh phí nửa tỉ đồng trống không trong giờ cao điểm - Ảnh: Bùi Thư
Theo Thanhnien
Giao thông Hà Nội đang bị quá tải gấp 6-10 lần Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông Công an TP.Hà Nội nêu nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng tắc đường sau mỗi cơn mưa lớn ở Hà Nội vào giờ cao điểm. PV: Thưa ông, cơn mưa lớn sáng nay vào đúng giờ cao điểm khiến giao thông Hà Nội rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm...