Toàn cảnh cao tốc Thanh Hóa – Nghệ An hơn 22.000 tỷ đồng dần hình thành
Tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn từ Thanh Hóa tới Nghệ An có tổng chiều dài 142 km đi qua địa phận hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 22.000 tỷ đồng với quy mô 6 làn xe.
Tại gói thầu số 13 (thuộc Ban QLDA Thăng Long) tuyến cao tốc Bắc – Nam, chiều dài tuyến là 10,4 km, đi qua các huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định và Thiệu Hóa của tỉnh Thanh Hóa.
Điểm đầu tuyến tiếp giáp điểm cuối gói thầu số 12 thuộc địa phận huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; điểm cuối tuyến tiếp giáp điểm đầu gói thầu số 14, thuộc địa phận huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Tổng thời gian thi công là 24 tháng.
Hiện gói thầu số 13 phụ trách xây dựng 3 cây cầu lớn, trong đó có 2 cây cầu vượt và một hầm chui dân sinh. Hiện tại, nhà thầu đang thi công hạng mục cầu Vĩnh An vượt sông Mã (Thanh Hóa) với chiều dài là 475 m với tổng mức đầu tư là 475 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Khắc Điệp, chỉ huy trưởng gói thầu số 13 cho biết, đơn vị thi công đã huy động khoảng 80 công nhân chia làm 4 mũi thi công, cùng hàng chục máy móc triển khai hạng mục cầu Vĩnh An.
“Hiện tại chúng tôi đang tập trung thi công các trụ chính ở dưới sông và đẩy nhanh 2 trụ biên, cố gắng hợp long nhịp cầu chính vào ngày 30/4/2022. Mọi công đoạn đều đang diễn ra khẩn trương vì thi công dưới nước chịu rất nhiều ảnh hưởng của thủy triều”, ông Điệp thông tin thêm.
Video đang HOT
Gói thầu số 14 (thuộc Ban QLDA Thăng Long) đang thi công cầu Núi Đọ có tổng chiều dài là 1,6 km nằm giữa 2 xã Thiệu Hợp và Thiệu Tân (Thiệu Hóa, Thanh Hóa).
Cây cầu Núi Đọ vượt sông Chu được sử dụng gầm Supper T và các mố cầu có dạng chữ U, sử dụng bê tông cốt thép chịu lực lớn.
Ông Lê Văn Quốc, Chỉ huy phó dự án xây dựng cầu Núi Đọ cho biết, đơn vị nhà thầu đã huy động khoảng 120 công nhân cùng 6 chiếc cẩu tháp để xây dựng cây cầu được cho là quan trọng nhất trong các hạng mục của gói thầu.
Một công nhân tại công trường xây dựng cầu Núi Đọ chia sẻ, mọi công đoạn đều phải diễn ra khẩn trương vì thi công dưới nước chịu rất nhiều ảnh hưởng của thủy triều.
Theo lãnh đạo Ban QLDA Thăng Long cho biết, về cơ bản, tổng giá trị xây lắp đạt tiến độ đề ra. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến việc vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và nhân công vào công trường gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của dự án.
Gói thầu thi công hầm Trường Vinh xuyên núi (thuộc Ban QLDA 6), giáp ranh tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An đã hoàn thành khoảng 70% khối lượng đào hở và bắt đầu đào được những đoạn hầm đầu tiên.
Ông Nguyễn Ngọc Tú, Đội Trưởng đội thi công hầm Trường Vinh chia sẻ: “Hạng mục hầm là một trong những hạng mục rất quan trọng của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam. Đây là đi vào khu vực có địa hình phức tạp, núi cao. Vì vậy giải pháp tối ưu là đào hầm xuyên núi nhằm giữ nguyên được môi trường sinh thái quanh khu vực”.
Được biết, gói thầu xây dựng hầm Trường Vinh bao gồm 2 ống hầm, mỗi ống có thiết kế 3 làn xe chạy với tổng chiều dài 450 m. Hiện tại, trên công trường luôn thường trực khoảng 50 công nhân kỹ thuật, lái máy được chia làm 3 ca thi công liên tục để đảm bảo yêu cầu về tiến độ.
Dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn hoàn chỉnh được xây dựng theo quy mô 6 làn xe, nền đường 32,25 m, vận tốc thiết kế 120 km/h; giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng 4 làn xe hạn chế, nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở nhiều tỉnh miền Trung
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị ghi nhận hàng trăm ổ dịch tả lợn châu Phi tại nhiều huyện, thành, thị những ngày qua.
Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ cuối tháng 9 tới nay dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 37 xã của 8 huyện. Tổng số lợn phải tiêu hủy hơn 1.900 con, trên 122.000 kg.
Ngành thú y nhận định, virus có sức đề kháng cao, mầm bệnh đã lưu hành rộng trong quần thể, đường lây truyền phức tạp là một trong những nguyên nhân khiến dịch bùng phát mạnh. Trong khi nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng trực tiếp thức ăn cho lợn từ nguồn đồ ăn thừa thu gom, sử dụng nước ao, hồ chưa qua xử lý để tắm cho lợn cũng khiến bệnh dễ lây lan.
Ngoài ra, người dân khi có lợn ốm chết không báo ngay cho cơ quan chuyên môn mà mổ thịt chia nhau ăn, chất thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, gây khó khăn trong công tác kiểm soát giết mổ. Thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều gây ngập lụt cũng khiến mầm bệnh phát tán.
Theo ông Tống Văn Giáp, Phó chi cục trưởng Chăn nuôi Thú Y Thanh Hóa, để khống chế dịch bệnh, các địa phương phải tiêu hủy ngay toàn bộ lợn mắc bệnh; hộ dân dùng hóa chất và vôi bột tiêu độc, khử trùng chuồng trại, và những khu vực có nguy cơ cao.
Thanh Hoá đặt mục tiêu đến ngày 5/12 sẽ công bố hết dịch. Toàn tỉnh hiện có hơn 335 trang trại và hàng nghìn gia trại chăn nuôi lợn, trong đó có nhiều trại quy mô lớn ở các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống...
Cán bộ Thú y Quảng Trị tiêu hủy số lợn bị bệnh. Ảnh: Hoàng Táo
Nghệ An ghi nhận 169 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 19 huyện, thành, thị chưa qua 21 ngày. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhận định, từ tháng 9 tới nay dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại các hộ nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Hơn 12.400 con với tổng trọng lượng hơn 600.000 kg đã phải tiêu hủy.
Ngày 3/11, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu yêu cầu các huyện thị tập trung nguồn lực phòng chống dịch, không để phát sinh ổ dịch mới, tiêu hủy triệt để lợn bệnh. Người chăn nuôi được khuyến cáo theo dõi sức khỏe đàn lợn, nếu có hiện tượng lợn ốm, chết bất thường cần báo ngay cho cơ quan thú y.
Tại Hà Tĩnh, từ tháng 9 dịch cũng bùng phát, lây lan ra 18 xã, phường, thị trấn của 9 đơn vị cấp huyện. Ông Nguyễn Khắc Khánh, Phó chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết lợn nhiễm bệnh chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tính riêng trong đợt dịch tái bùng phát 9 đến nay, cơ quan chức năng đã phối hợp tiêu hủy hơn 300 con. Hiện địa bàn còn hơn 25 ổ dịch chưa qua 21 ngày.
"Virus tả lợn châu Phi chưa có vaccine để xử lý triệt để, do vậy cứ tồn tại âm ỉ tại những ổ dịch cũ. Ngoài ra, thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi xảy ra lũ lụt, virus đi theo dòng nước cũng là nguyên nhân khiến dịch phát sinh", ông Khánh nói.
Hà Tĩnh có tổng đàn 383.000 con lợn, trong đó 58% thuộc quy mô trang trại, 42% quy mô nông hộ. Để dập dịch, ngành thú y đang tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương khoanh vùng, bảo vệ đàn nuôi, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình giấu dịch.
Lực lượng chức năng huyện Đức Thọ tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh hồi tháng 10. Ảnh: Đức Hùng
Ngày 29/10, hàng chục con lợn của 4 hộ dân ở huyện Cam Lộ ( Quảng Trị) cũng được ghi nhận mắc dịch tả lợn châu Phi. Chính quyền huyện Cam Lộ đã tổ chức tiêu hủy, tiêu độc khử trùng, tuyên truyền người dân thường xuyên vệ sinh chuồng trại, có các biện pháp phù hợp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Tính từ đầu năm 2021, dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở 6 huyện thị của tỉnh Quảng Trị, buộc tiêu hủy hơn 1.500 con.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Hưng Yên đầu tháng 2/2019, sau 7 tháng lan ra 63 tỉnh, thành. Nhiều địa phương phải chi hàng nghìn tỷ đồng để ngăn chặn dịch. Dịch cũng làm sản lượng thịt lợn giảm, giá thịt lợn tăng cao cuối năm 2019.
Chính thức thông hầm qua đèo Tam Điệp thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam Ngày 12/7, đường hầm bên phải đèo Tam Điệp đã được cho phá đá, chính thức thông cả hai hầm nối tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Ninh Bình đi Thanh Hóa. Ông Đỗ Mạnh Hà, Chỉ huy gói xây lắp số 10 (Ban QLDA Thăng Long) cho biết, đúng 6h sáng nay (12/7), đơn vị thi công gói thầu xây lắp...