Toàn cảnh các vũ khí mới của quân đội Việt Nam năm 2014
Trong tiến trình hiện đại hóa quân đội, năm 2014, một loạt các vũ khí, phương tiện hiện đại đã được trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hải quân nhận nhiều tàu chiến
Trong năm 2014, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã nhận vào biên chế 2 tàu tên lửa Molniya, 2 tàu pháo TT-400-TP.
Hôm 17/7, Lữ đoàn 167 đã tiếp nhận 2 tàu tên lửa vào biên chế trang bị của đơn vị. Đây là 2 trong số 6 tàu do nhà máy Ba Son đóng theo hợp đồng với Quân chủng Hải quân từ năm 2009, trên cơ sở giấy phép và dây chuyền của Nga.
Các tàu tên lửa này có lượng giãn nước lớn nhất 563 tấn, dài 56,9m, mớn nước 2,4m, vận tốc lớn nhất 42 hải lý/h. Thủy thủ đoàn phục vụ trên tàu gồm 44 người. Khi dự trữ đầy nhiên liệu, tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý và chịu được sóng cấp 6 cấp 7.
Chiếc tàu ngầm Kilo thứ 3 Việt Nam mua của Nga đang trong hành trình về Việt Nam. Ảnh minh họa.
Tàu trọng tải tuy nhỏ nhưng trang bị hệ thống vũ khí khá mạnh với 16 quả tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E được bố trí ở hai bên sườn tàu. Các tên lửa diệt hạm này có tầm bắn 130 km và được cho là có thể tiêu diệt chiến hạm có lượng giãn nước 5000 tấn.
Ngoài ra trước mũi tàu còn có một pháo tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm với tầm bắn 15 km và tốc độ 130 phát/phút cùng với 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M với tốc độ bắn 5000 phát/phút.
Hải quân Việt Nam cũng đã nhận 2 tàu pháo trong nước tự đóng vào tháng 5 và tháng 9. Đây là các tàu do Việt Nam tự đóng với lượng giãn nước 480 tấn khi toàn tải. Tàu có tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 2500 hải lý và có khả năng tác chiến trong điều kiện sóng cấp 5.
Vũ khí trên tàu gồm pháo hạm tự động AK-176, súng máy phòng không 14,5mm và một pháo tự động 6 nòng 30mm AK-630 có radar dẫn bắn để tiêu diệt mục tiêu trên biển, trên không. Ngoài ra tàu cũng trang bị hệ thống tên lửa phòng không SA-N-14 với 2 ống phóng.
Ngoài 4 tàu đã có mặt trong biên chế nói trên thì hồi tháng 6, nhà máy Ba Son cũng đạ hạ thủy thành công 2 tàu tên lửa Molniya nữa. Hai tàu này sẽ bắt đầu các thử nghiệm trên biển và dự kiến sang năm 2015 sẽ biên chế cho hải quân.
Video đang HOT
Ngay trong thời điểm này, tàu ngầm kilo thứ 3 mà Nga đóng cho Việt Nam đang trên đường về nước. Theo đài Tiếng nói nước Nga, hôm 10/12 tàu đã được đưa lên tàu vận tải của Nga để bắt đầu hành trình về Việt Nam. Như vậy, đến hết năm 2014, Hải quân Việt Nam đã nhận thêm 4 tàu mặt nước và 1 tàu ngầm vào biên chế. Số lượng này sẽ tăng cường thêm năng lực tác chiến của Hải quân Việt Nam.
Một trong 2 chiếc tàu tên lửa Molniya được biên chế cho Lữ đoàn 167.
Không quân nhận 5 máy bay
Theo Airbus Defence & Space, hôm 17/10, một đoàn cán bộ Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách, Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân dẫn đầu đã đến San Pablo, Tây Ban Nha để dự lễ bàn giao chiếc máy bay Airbus C-295 đầu tiên.
Cũng theo tin của Airbus, chiếc máy bay có số đuôi của Không quân Việt Nam là 8901, là chiếc đầu tiên trong số 3 chiếc C-295 mà Việt Nam đã đạt mua năm 2013. Sau khi bay thử, chiếc máy bay này tiếp tục ở tại San Pablo để phục vụ huấn luyện bay cho các phi công Việt Nam cho đến tháng 12/2014.
Phái đoàn Việt Nam nhận bàn giao máy bay vận tải trinh sát C-295. Ảnh: Airbus.
Đây là máy bay vận tải, trinh sát tuần tra biển. Ngoài ra nó cũng có thể tham gia nhiệm vụ chống tàu nổi hoặc tàu ngầm thậm chí được sử dụng như máy bay tấn công mặt đất.
Chiếc C-295 dài 24,5m, sải cánh 26m với 2 động cơ cánh quạt. Nó có thể chở được 9 tấn hàng hoặc 71 binh sỹ.
Mới nhất, đầu tháng này, phía Nga đã bàn giao cho Việt Nam 2 máy bay Su-30MK2. Đất Việt dẫn tin từ Interfax-A cho biết nhà máy sản xuất máy bay Sukhoi ở Komsomolsk-on-Amur đã bắt đầu cung cấp các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 mới cho Việt Nam theo hợp đồng ký kết năm 2013.
Ảnh của một trong 2 chiếc Su-30MK2 mới về Việt Nam đầu tháng 12.
Nguồn tin của Interfax-AVN cho biết: “Hai trong số 12 chiếc Su-30MK2 trong hợp đồng năm 2013 đã được bàn giao cho Việt Nam vào đầu tháng 12 vừa qua”. Nguồn tin này cũng cho biết đến cuối tháng 12, Sukhoi sẽ tiếp tục bàn giao 2 chiếc Su-30MK2 tiếp theo còn lại 8 chiếc sẽ được bàn giao trong năm 2015.
Như vậy trong năm 2014, Không quân Việt Nam cũng nhận được 5 máy bay gồm 4 tiêm kích đa năng và 1 vận tải trinh sát.
Theo Người Đưa Tin
Tên lửa Iskander có phù hợp với Việt Nam?
Tên lửa Iskander là tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật áp dụng công nghệ tàn hình plasma và là "đối thủ rất khó chơi" của mọi hệ thống tên lửa đánh chặn hiện đại.
Theo Báo Đất Việt, tên lửa Iskander bắt đầu được Bộ Quốc phòng Nga đặt mua và trang bị cho quân đội từ năm 2005. Iskander có 2 phiên bản, loại chuyên dùng cho xuất khẩu là Iskander-E còn Iskander-M sử dụng trong quân đội Nga. Phiên bản xuất khẩu có tầm phóng tối đa 280km; phiên bản của quân đội Nga có khả năng tấn công tầm xa 480km và có thể hơn nữa.
Bộ chiến đấu của Iskander thuộc dạng đầu đạn chùm, đầu đạn mẹ nặng 380kg chứa 54 đầu đạn con, bao gồm các loại: đầu đạn phá; xuyên lõi thép; xuyên boong-ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy, xung điện từ. Chỉ cần 1-2 quả Iskander có thể phá hủy hoàn toàn các mục tiêu mặt đất như trận địa phòng không, trận địa phòng thủ tên lửa, sân bay, sở chỉ huy cấp sư đoàn... của địch.
Ngoài lớp sơn phủ bên ngoài bằng vật liệu phức hợp đặc biệt, Iskander còn có kết cấu ngoại hình dạng nón độc đáo, sau khi phóng nó nhanh chóng vứt bỏ các bộ phận bên ngoài như mấu, móc, khớp làm cho tên lửa tròn nhẵn hơn, giảm diện tích phản xạ radar, nâng cao khả năng tàng hình. Kỹ thuật tàng hình plasma giúp tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho sóng radar bị mất khả năng phản hồi. Hơn nữa, trong quá trình bay, nó liên tục đổi hướng so với hướng phóng ban đầu nên đối thủ rất khó theo dõi.
Một hệ thống tên lửa Iskander-M của quân đội Nga. Ảnh: Sputniknews.
Tên lửa Iskander kết hợp nhiều phương thức dẫn đường và điều khiển như: dẫn đường bằng ảnh vệ tinh GPS và điều khiển quán tính trên đường bay. Vì vậy, sai số trên lí thuyết chỉ là 1-2m.
Đặc biệt là vận tốc và khả năng quá tải của Iskander thật đáng kinh ngạc. Tên lửa bay với vận tốc vượt rất xa mức siêu thanh, gấp 2-3 lần độ quá tải của các hệ thống tên lửa đánh chặn tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Hệ thống tên lửa Iskander có khả năng tác chiến tốt trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, xe chở có thể triển khai tại mọi địa hình. Một ưu điểm khác là hệ thống có khả năng tác chiến độc lập rất cao. Một xe đầu đạn được biên chế 2 quả tên lửa, xe này có thể không cần dùng phương tiện trinh sát chiến lược như vệ tinh và máy bay trinh sát mà chỉ cần một ảnh chụp thực địa của mục tiêu và tiếp nhận chỉ lệnh phóng của lính trinh sát thực địa, sau đó phóng quả tên lửa đầu tiên, không đầy 1 phút sau tiếp tục phóng quả thứ 2.
Các hình ảnh về tổ hợp tên lửa Iskander.
Việt Nam từ những năm 1990 đã sở hữu các tên lửa đạn đạo Scud. Nhưng các tên lửa đạn đạo Scud của ta đã khá lạc hậu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu. Mặt khác, thực tế trong các cuộc chiến Iraq và Libya đã cho thấy tên lửa Scud có hiệu quả rất kém.
Theo Wikipedia, trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, sau khi chiến dịch "Bão táp sa mạc" được tiến hành, Iraq đã đáp trả bằng cuộc tấn công tên lửa vào Ả Rập Saudi và Israel. Chiến thuật này tỏ ra không hiệu quả bởi các tên lửa Scud gây ra rất ít thiệt hại, dù nó cũng đã một lần chứng minh được sức mạnh vào ngày 25 tháng 2 với việc giết chết 28 người Mỹ khi một tên lửa Scud phá hủy doanh trại của họ tại Dhahran. Những tên lửa Scud nhắm vào Israel không có hiệu quả bởi vì khi tăng tầm bắn (theo phiên bản của Iraq), tên lửa Scud bị giảm đi rất nhiều về độ chính xác và khả năng sát thương.
Một tên lửa Scud trong biên chế quân đội Việt Nam.
Trong tình hình đó, tên lửa Iskander tỏ ra là một loại vũ khí rất tốt để tăng cường sức mạnh hỏa lực tên lửa mặt đất và thay thế cho các tên lửa Scud vì nó có sức công phá mạnh và có hệ thống điện tử hiện đại. Nó có khả năng gây thiệt hại lớn cho đối phương và tác động đến sự thay đổi chiến lược trên chiến trường. Sức mạnh của Iskander không chỉ tồn tại trên giấy mà đã được chứng minh trong thực chiến. Trong chiến tranh Nam Ossetia năm 2008, một tên lửa Iskander đã đánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori phá hủy 28 xe tăng.
Tên lửa Iskander sẽ là một lựa chọn tốt nếu Việt Nam có ý định tăng cường hỏa lực tên lửa mặt đất.
Nói tóm lại, với chiến lược tác chiến phi đối xứng, quân đội Việt Nam rất cần những tên lửa đạn đạo để có sức răn đe trong thời bình và có khả năng gây cho những kẻ địch liều lĩnh phiêu lưu quân sự một sự thiệt hại nhất định. Hiện nay, với khả năng có hạn của nền kinh tế, Việt Nam đang dồn các nguồn lực hiện đại hóa không quân và hải quân trước. Tuy nhiên, nếu sau này có điều kiện tăng cường sức mạnh hỏa lực cho lục quân, tên lửa Iskander sẽ là một lựa chọn tốt.
Minh Tiến
Theo_Người Đưa Tin
Toàn cảnh các vũ khí mới của quân đội Việt Nam năm 2014 Trong tiến trình hiện đại hóa quân đội, năm 2014, một loạt các vũ khí, phương tiện hiện đại đã được trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hải quân nhận nhiều tàu chiến Trong năm 2014, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã nhận vào biên chế 2 tàu tên lửa Molniya, 2 tàu pháo TT-400-TP. Hôm 17/7, Lữ đoàn...