Toàn cảnh các ông lớn xe hơi chuyển mình trong Covid-19
Sau khoảng thời gian dài đóng băng mọi hoạt động sản xuất, nhiều nhà máy sản xuất ô tô đang rục rịch lên kế hoạch quay trở lại trong thời gian tới.
Sau thời gian tạm ngừng sản xuất, nhiều hãng xe đã và đang quay trở lại hoạt động bình thường. Nguồn: News Chant.
Ford
Hãng xe Ford đã đóng cửa toàn bộ nhà máy của mình tại châu Âu và Bắc Mỹ kể từ ngày 19/3 do những lo ngại liên quan đến dịch Covid-19. Sau đó hãng đã dự định mở cửa lại các nhà máy của mình vào ngày 30/3, tuy nhiên kế hoạch này đã bị lùi lại do tình hình dịch bệnh Covid-19.
Hiện Ford đã và đang tập trung vào sản xuất những trang thiết bị y tế thiết yếu như khẩu trang, máy thở và dự kiến mở cửa nhà máy của mình vào 18/5 tới đây.
Trong quý I năm nay, doanh số của hãng Ford đạt 516.330 chiếc xe, giảm 12,5% so với cùng kì năm ngoái. Cụ thể, số lượng xe tải bán ra đạt 263.757 xe, giảm 5,4%, trong khi chỉ có 189.720 xe SUV được bán ra thị trường, giảm tới 11%.
Giống như Ford, GM cũng lên kế hoạch mở cửa trở lại các nhà máy sản xuất của hãng vào ngày 18/5. Trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Mỹ, GM là một trong những hãng xe ô tô tích cực tham gia vào chế tạo các thiết bị y tế thiết yếu tại hai cơ sở của mình ở Mỹ. Bên cạnh đó, hãng còn cung cấp cho Mỹ 30.000 máy thở theo hợp đồng trị giá 490 triệu USD được kí kết với Tổng thống Trump.
GM sản xuất hàng loạt máy thở cung cấp cho Mỹ. Nguồn: Ventec.
GM bán được 618.335 chiếc xe, giảm 7% so với quý I năm 2019. Đặc biệt, trong tháng 3, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, doanh số bán xe của hãng giảm tới 8,3 %. Ngoài ra, hơn 80% doanh số bán xe trong quý đầu tiên của năm 2020 thuộc về các dòng xe SUV, pickup và crossover.
Vào ngày 23/3, hãng xe Nhật Bản đã gia nhập danh sách những nhà sản xuất ô tô tạm đình chỉ hoạt động sản xuất tại Bắc Mỹ, Mexico và Canada. Sau 3 lần thay đổi kể hoạch sản xuất trở lại do những vấn đề liên quan đến dịch bệnh và chuỗi cung ứng, Toyota đã quyết định mở cửa trở lại các nhà máy tại Nhật Bản vào ngày 11/5. Trong khi các nhà máy tại Trung Quốc của hãng đã hoạt động trở lại kể từ cuối tháng 3.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hãng cũng cho biết rằng mọi cơ sở sản xuất của hãng đều đã được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng kĩ lưỡng, nhằm giúp nhân viên yên tâm khi quay trở lại làm việc trong thời gian tới.
Doanh số bán xe của Toyota tại thị trường nước ngoài đã giảm 29,3% xuống còn 519.807 xe trong khi doanh số bán xe nội địa giảm nhẹ 4,7% xuống còn 259.334 xe trong tháng 3.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tạm ngừng hoạt động sản xuất vào ngày 24/3. Tuy nhiên thay vì tạm đóng cửa trong 13 ngày theo kế hoạch ban đầu, hãng đã buộc phải gia hạn thêm thời gian tạm ngừng hoạt động và sẽ mở cửa trở lại các nhà máy vào ngày 11/5 tại Nhật Bản. Trong khi đó nhà máy ở Mexico vẫn sẽ tiếp tục đóng băng hoạt động.
Trong tháng 3 vừa qua, doanh số bán xe toàn cầu của Mazda chứng kiến mức giảm tới 2 con số (20,2%) khi chỉ có tổng cộng 112.388 chiếc xe được bán ra thị trường.
Vào ngày 20/3, Jaguar Land Rover xác nhận sẽ tạm ngừng sản xuất tại tất cả các cơ sở của mình tại Anh. Còn lại các nhà máy ở Brazil và Ấn Độ vẫn hoạt động như bình thường. Theo kế hoạch ban đầu, nhà sản xuất ô tô sẽ quay trở lại hoạt động tại Anh vào ngày 22/4. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp tại quốc gia này, hãng buộc phải tiếp tục đóng băng dây chuyền sản xuất của mình và hiện vẫn chưa rõ ngày quay trở lại sản xuất.
Trong tháng trước doanh số bán xe tại Anh giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Doanh số bán xe của Jaguar Land Rover đứng thứ 2, chiếm hơn 8% tống số xe mới được bán ra tại Anh, chỉ xếp sau hãng Tesla.
Bảng xếp hạng các dòng xe bán nhiều nhất tại Anh trong tháng 4 vừa qua. Nguồn: SMMT.
Hãng xe đã ngừng hoạt động sản xuất tại các nhà máy của mình ở Chattanooga và Tennessee vào ngày 21/3. Theo kế hoạch hãng sẽ mở cửa trở lại vào ngày 3/5 tuy nhiên trên thực tế nhà sản xuất ô tô buộc phải kéo dài thời gian tạm ngừng hoạt động. Hiện các nhà máy của hãng vẫn chưa hoạt động trở lại và Volkswagen hiện đang xem xét tình hình thực tế để quyết định ngày mở cửa trở lại.
Tại thị trường Mỹ, nhà sản xuất ô tô Đức Volkswagen đã chứng kiến doanh số giảm 42% trong riêng tháng 3/2020. Tính cả quý I năm nay, mức giảm là 13%. Ngoại trừ Golf R và Golf SportWagen, tất cả các mẫu xe khác của hãng đều có doanh số giảm.
Các nhà máy sản xuất tại Mỹ của hãng Volvo đã tạm ngừng hoạt động kể từ ngày 26/3 và dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 14/4. Tuy nhiên, cũng như các hãng xe khác, Volvo đã buộc phải dời lịch mở cửa và sẽ đi vào hoạt động vào tháng Năm này.
Sau nhiều năm liên tiếp tăng trưởng ấn tượng, doanh số bán hàng của Volvo trên toàn cầu quý I/2020 ghi nhận sự sụt giảm mạnh mẽ ở mức 18,2%, xuống còn 131.889 xe.
Mặc dù vậy tín hiệu đáng mừng là tất cả bốn nhà máy của hãng tại Trung Quốc đã quay trở lại hoạt động bình thường, đồng thời các showroom của hãng cũng ghi nhận lưu lượng khách ổn định trong thời gian vừa qua.
Theo kế hoạch, hãng xe sang nước Anh đóng cửa các nhà máy của mình từ ngày 24/3 đến ngày 20/4. Tuy nhiên, sau đó Aston Martin lại tiếp tục gia hạn thời gian đóng cửa nhà máy để theo dõi tình hình dịch bệnh. Trong khoảng thời gian này, hãng tích cực tham gia sản xuất trang thiết bị phục vụ cho nhân viên y tế Anh nhằm chung tay chống lại Covid-19 tại quốc gia này.
Vào 7/5 vừa qua, Aston Martin cho biết hãng đã lên kế hoạch chi tiết cho việc mở cửa trở lại các nhà máy sản xuất và sẽ quay trở lại làm việc trong tháng này, tuy nhiên chưa rõ ngày cụ thể.
Sau khi ngừng hoạt động kể từ tháng 3, ngành công nghiệp xe hơi của Đức đang dần khởi động lại sản xuất. Trong đầu tháng 5 này, hãng Audi cũng đã khởi động lại việc sản xuất. Việc sản xuất tại nhà máy chính của Audi ở Ingolstadt, Đức, đã khởi động lại với một dây chuyền lắp ráp duy nhất. Đây là nơi chuyên sản xuất các mẫu Audi A3, Audi A4, Audi A5 và Audi Q2.
Nhà máy ở Ingolstadt, Đức cũng đã khởi động trở lại. Nguồn: Pinterest.
Mới đây, hãng siêu xe nước Ý cũng đã chính thức thông báo quay lại hoạt động từ ngày 8/5. Theo đại diện của hãng cho biết, Ferrari đã lên kế hoạch kĩ lưỡng cũng như chuẩn bị tập huấn an toàn cho tất cả nhân viên của mình nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe tại nơi làm việc.
Ngoài ra hãng cũng bố trí các chốt kiểm tra y tế tại cổng ra vào của từng bộ phận tại nhà máy Maranello và Modena.
Người dùng kiện hãng xe sang vì bị cửa hít tự động nghiền đứt ngón tay
Một người dùng Jaguar XJL tại New Jersey, Mỹ đã bị cửa hít tự động nghiền đứt ngón tay cái. Anh đã đệ đơn kiện JLR vì tai nạn hy hữu trên.
Cửa hít tự động là một tính năng khá phổ biến trên các mẫu xe hạng sang, giúp việc đóng cửa xe trở nên nhẹ nhàng và sang trọng hơn. Tuy nhiên, một người dùng Jaguar XJL đã mất ngón tay cái vì tính năng này.
Một người dùng Jaguar XJL đã bị cửa hít tự động nghiền đứt ngón tay. Ảnh: Carbuzz.
Theo Car Complaints, người dùng tại New Jersey, Mỹ có tên Ted Levy đã mua chiếc Jaguar XJL đời 2016, mọi thứ vẫn hoạt động tốt trong năm đầu tiên sử dụng. Đến tháng 8/2018, Levy lái xe cùng vợ và một người bạn, trong lúc bước ra khỏi xe, cánh cửa đã tự hít và nghiền đứt ngón tay cái của anh ta.
Ted Levy đã đệ đơn kiện Jaguar Land Rover và yêu cầu bồi thường cho tai nạn. "Cơ chế cửa tự hít đã kéo mạnh cửa lái, nó không hề mềm mại tí nào và đã nghiền nát xương, thịt, dây thần kinh, mạch máu, gân và cơ của ngón tay cái bên phải của Ted Levy", đơn kiện mô tả.
Thật không may, bác sĩ phẫu thuật đã không thể gắn lại đầu ngón tay cái của Levy. Anh ta cho biết các việc đơn giản như mặc quần áo và buộc giày khó khăn hơn trước, ngay cả việc lái xe cũng đã trở thành một thử thách lớn hơn.
Cửa hít tự động là tính năng phổ biến trên xe sang. Ảnh: Carbuzz.
Đơn kiện yêu cầu Jaguar Land Rover gắn thêm cảm biến, ngăn chúng đóng lại khi phát hiện có vật cản hoặc bộ phận cơ thể. Ted Levy cũng cáo buộc nhà sản xuất ôtô Anh quốc đã biết nhược điểm của tính năng này trong nhiều năm và không có biện pháp giải quyết.
Vụ kiện của Levy gây chấn động trong dự luận, đến mức công nghệ cửa tự hít được ví như "máy chém thời hiện đại". Tuy nhiên sự việc của Ted Levy chỉ là một tai nạn hy hữu, nó không phải là một vụ kiện tập thể. Trước khi có kết quả của vụ kiện này, tốt nhất người dùng nên chú ý hơn khi sử dụng, tránh để rơi vào trường hợp tương tự.
Đây là những ưu tiên hàng đầu của Giám đốc thiết kế Jaguar để vực lại tiếng tăm của thương hiệu báo đốm Julian Thomson đảm nhiệm cương vị giám đốc thiết kế tại Jaguar vào tháng 7/2019 với thách thức không hề dễ dàng: tiếp nối thành công của huyền thoại Ian Callum và vực lại thương hiệu Anh Quốc sau những tháng ngày khó khăn. Julian gặp Ian Callum vào năm 1983 và đã là bạn cũng như đồng nghiệp từ đó tới nay....