Toàn cảnh buổi họp về chặt hạ cây xanh “chóng vánh” bất ngờ
Buổi họp về chặt hạ 6.700 cây xanh, có 21 câu hỏi được đặt ra nhưng lãnh đạo thành phố chưa trả lời và cuộc họp kết thúc trong sự bất ngờ hụt hẫng của phóng viên.
Chiều ngày 20/3, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì cuộc họp báo chí liên quan việc thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn thành phố.
Mở đầu buổi họp báo về việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội – cho biết, thành phố luôn lắng nghe tiếp thu trên tinh thần cầu thị nhất các ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học cũng như các cơ quan báo chí phản ảnh những vẫn đề trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Ông Nguyễn Quốc Hùng nhận lỗi xin tiếp thu ý kiến nhân dân.
Ông Nguyễn Thịnh Thành – Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội thông tin về việc Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan dừng việc chặt hạ, thay thế cây trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu, những cây đã hạ chuyển thì trồng ngay cây thay thế theo quy hoạch và tiến hành chăm sóc, quản lý theo phân cấp và quy định; hoàn thiện hè đường, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gẫy ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân…
Có 21 câu hỏi “chất vấn” khác nhau yêu cầu làm rõ những vấn đề đằng sau việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh.
Video đang HOT
Một người dân trong hội trường nêu quan điểm được chú ý.
Thay mặt dư luận, người dân, nhiều phóng viên đưa ra những câu hỏi được quan tâm đến như: Có bao nhiêu cây xanh trên các tuyến phố Hà Nội bị chặt hạ, kinh phí bao nhiêu? Nhiều cây bị chặt hạ, thay thế là cây cổ thụ có khối lượng gỗ lớn, được thành phố cho sử dụng vào mục đích gì? Căn cứ nói người dân đồng tình ủng hộ trước đó trong báo cáo?…
Bất ngờ nhất trong cuộc họp là việc một người dân xưng là người dân thủ đô được kì vọng sẽ thay mặt hơn 7 triệu người dân lên tiếng nhưng người này nêu quan điểm chưa rõ ràng. Đại loại quan điểm ủng hộ việc chặt hạ cây xanh của thành phố.
Tuy nhiên, đáp lại 21 câu hỏi của báo chí đưa ra, ông Nguyễn Quốc Hùng chỉ gói gọn phân tích, trình bày những vấn đề không cụ thể. Nội dung ông Nguyễn Quốc Hùng tập trung là việc cảm ơn dư luận đã quan tâm đến những vấn đề của Hà Nội và tiếp thu đầy đủ ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học.
Ông Hùng đánh giá cây xanh là di sản được ông cha để lại. “Ứng xử với hệ thống cây xanh ở Hà Nội có cả hệ thống pháp luật, được xây dựng từ nhiều thời kỳ qua. Việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên những tuyến phố Kim Mã, Huế, Hàng Bài… đây là chủ trương đúng của thành phố. Việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên do việc thực hiện thiếu thông tin, thiếu minh bạch, nôn nóng của một số đơn vị chức năng gây bức xúc trong dư luận”, ông Hùng nói.
Các phóng viên báo đài hụt hẫng vì cuộc họp kết thúc bất ngờ.
Thay mặt UBND TP Hà Nội, ông Hùng khẳng định việc chặt hạ, thay thế cây xanh hoàn toàn không có gì mờ ám, lợi ích nhóm. Ông Hùng nhận những thiếu sót trong việc chặt hạ, thay thế cây xanh. Ngoài ra, ông Hùng cho biết, những cây bị chặt hạ có cả quy trình, quy định rất chặt chẽ trong việc thu gỗ, củi. Những cây được dịch chuyển, ông Hùng mời phóng viên báo chí đến địa điểm tập kết kiểm tra.
“Chúng tôi nghiêm túc kiểm điểm những vấn đề này. Từ nay trở đi những vấn đề lớn của thành phố sẽ nghiêm túc tiếp thu đóng góp ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học để thực hiện chủ trương đúng đắn, thành công để đưa vào cuộc sống”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trình bày.
Sau đó, ông Hùng chỉ đạo Sở Xây dựng trực tiếp trả lời rõ những câu hỏi của báo chí. Tuy nhiên, phóng viên không nhận được câu trả lời trực tiếp từ phía Sở Xây dựng Hà Nội. Đại diện Sở Xây dựng hứa sớm trả lời bằng văn bản và cuộc họp kết thúc trong sự ngỡ ngàng của báo giới.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Chặt cây: 21 câu hỏi bị bỏ ngỏ
- Theo phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc chặt cây do "nhà tài trợ nôn nóng".
"Việc chặt 6.700 cây xanh thực hiện đúng quy trình, đúng quy định pháp luật. Nhưng trong quá trình triển khai, các đơn vị thực thi đã vội làm vì sự nôn nóng của các nhà tài trợ, lại không thông tin đầy đủ khiến dư luận phản ứng" - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tại cuộc họp báo về đề án thay thế, cải tạo cây xanh tổ chức chiều 20-3.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, thông tin thêm: "Sáng 20-3 Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã quyết định dừng việc chặt hạ cây xanh, rà soát toàn bộ kế hoạch thay thế, cải tạo cây xanh. Chủ tịch TP yêu cầu khi chặt bỏ cây cũ, thay thế cây mới phải đảm bảo tính công khai, minh bạch để dư luận giám sát và chỉ được thay thế những cây xanh già cỗi, cản trở giao thông".
Nhiều phóng viên đặt câu hỏi: Có "lợi ích nhóm" trong việc vội vàng chặt hạ hàng trăm cây xanh thời gian qua hay không? Ông Hùng khẳng định: "Hoàn toàn không có lợi ích nhóm hay tiêu cực trong việc này". Theo ông Hùng, trong số các nhà tài trợ, xã hội hóa việc thay thế, trồng mới cây xanh có sự ủng hộ của Ngân hàng Thịnh Vượng (góp 30.000 đồng/nhân viên), Công an TP Hà Nội (góp 15.000-20.000 đồng/chiến sĩ)... Việc ủng hộ này đều là công khai, có các cơ quan giám sát nên không thể có tiêu cực.
Nhân viên Công ty Cây xanh Hà Nội treo biển lấy ý kiến người dân về việc thay thế, cải tạo cây xanh. Ảnh: T.PHÚ
Về việc xử lý số lượng gỗ sau khi chặt cây xanh, ông Hùng yêu cầu các cơ quan, ban ngành liên quan phải cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí.
"Việc vội vàng chặt cây xanh thời gian qua đã khiến dư luận bức xúc. TP Hà Nội xin nghiêm túc nhận thiếu sót, kiểm điểm rút kinh nghiệm... Từ nay trở đi, TP sẽ trân trọng ý kiến của dân trước những quyết định liên quan đến cộng đồng" - ông Hùng cam kết.
Sau khi "trần tình" như trên, ông Hùng xin kết thúc cuộc họp báo trong khi chưa trả lời 21 câu hỏi của báo chí như ai chịu trách nhiệm chính trong việc cho chặt hạ cây xanh vội vàng; đơn vị nào thẩm định cây xanh phải chặt bỏ; đã tổ chức đánh giá tác động môi trường, cảnh quan, xã hội chưa mà chặt hạ cây xanh... Đến cuối giờ chiều, ông Hùng chỉ đạo Sở Xây dựng có văn bản trả lời 21 câu hỏi trên để cung cấp cho báo chí trước ngày 25-3.
Chiều cùng ngày, Thành ủy Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo UBND TP Hà Nội tạm dừng triển khai thay thế cây xanh để lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhân dân. UBND TP phải khẩn trương chỉ đạo rà soát tất cả các khâu, các tiêu chí cũng như biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện; kịp thời điều chỉnh biện pháp, cách làm không phù hợp...
Cây vàng tâm ít được trồng trong đô thị Ông Phùng Văn Phê, giảng viên Trường ĐH Lâm nghiệp, cho biết: Nhìn bên ngoài cây vàng tâm (là cây được Hà Nội chọn trồng thay thế cây bị chặt bỏ - PV) giống cây mỡ. Hai loài cây này có đặc điểm giống nhau: Sinh trưởng nhanh, là cây gỗ to cao, thuộc nhóm gỗ IV có giá trị, tán thẳng, đẹp, lá, cành giống nhau, hoa thơm. Khi cao 25-30 m, nó có đường kính 70-80 cm. Tuy nhiên, cả hai loài cây này ít được trồng làm cây xanh đô thị, cây bóng mát vì tán lá thưa. HOÀNG VÂN Do còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận nên chúng ta hãy dừng lại để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đúng đắn; phải nghiêm túc sửa chữa, khắc phục những hạn chế, bất cập trong cách làm vừa qua. Ông PHẠM QUANG NGHỊ, Bí thư Thành ủy Hà Nội
TRỌNG PHÚ
Theo_PLO
Lãnh đạo Hà Nội nhận khuyết điểm vụ chặt hạ 6.700 cây xanh "Thay mặt cho lãnh đạo Thành phố, tôi xin nhận khuyết điểm về việc chặt hạ hàng loạt cây xanh trong thời gian vừa qua" - ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chia sẻ với báo giới vào chiều nay (20/3). "Thay mặt cho lãnh đạo Thành phố, tôi xin nhận khuyết điểm về việc chặt...