Toàn cảnh bóng đá Đông Nam Á sau dịch Covid-19
V-League gần như là giải đấu duy nhất trong nhóm các quốc gia có nền bóng đá hàng đầu Đông Nam Á tái khởi động ở thời điểm hiện tại, sau khi nghỉ dài ngày vì dịch Covid-19.
V-League tái khởi động vào đầu thàng 6 tới đây (trước đó là 2 vòng đầu của cúp quốc gia vào cuối tháng 5), là lợi thế đáng kể của đội tuyển Việt Nam, cho việc hướng đến các giải đấu quốc tế trước mắt, cụ thể là vòng loại World Cup và AFF Cup.
Các nền bóng đá khác cho đến nay vẫn chưa thể khởi động trở lại giải quốc nội. Giải vô địch quốc gia hàng đầu trong nhóm các giải đấu ở Đông Nam Á là Thai-League của Thái Lan vẫn sẽ còn nghỉ dài dài.
Kế hoạch đưa giải Thai-League trở lại sớm hơn thời điểm dự định là tháng 9 của Liên đoàn bóng đá Thái Lan ( FAT) vẫn chưa được chính phủ đồng ý, do bóng đá hiện tại vẫn bị xếp vào nhóm các sự kiện chưa phải là quan trọng ở đất Chùa Vàng, nên chưa cần phải trở lại ngay.
Ở nhóm các nền bóng đá mạnh nhất Đông Nam Á, chỉ mới có Việt Nam khởi động lại giải trong nước, sau thời gian nghỉ vì dịch Covid-19
Video đang HOT
Malaysia cũng trong tình trạng tương tự. Kế hoạch đưa giải M-League của bóng đá Malaysia trở lại, từ phía Liên đoàn bóng đá xứ Mã (FAM) cứ phải lùi mãi, lùi mãi, vì chính phủ chưa cho phép.
HLV Tan Cheng Hoe của đội tuyển Malaysia sốt ruột đến mức lo ngại rằng đội bóng của ông mất hết các lợi thế, bởi đội tuyển Việt Nam sắp tới sẽ được tập trung (dự kiến vào tháng 9), cầu thủ Việt Nam sẽ được đá dài dài từ đây đến đó, có điều kiện duy trì phong độ, trong khi cầu thủ Malaysia sẽ không được như thế.
Nhưng dù sao bóng đá Thái Lan và Malaysia còn đỡ hơn Philippines, rằng dù trở lại hơi trễ, nhưng vẫn có ngày trở lại trước vòng loại World Cup. Riêng Philippines đã cấm toàn bộ các hoạt động thể thao từ nay đến tháng 12/2020.
Para Games tại Philippines đã bị huỷ, giải vô địch bóng đá nước này cũng đứng trước tình cảnh tương tự, còn đội tuyển Philippines coi như không thể tập trung trên sân nhà, cho bất kỳ giải đấu nào cho đến gần hết năm nay.
Đội tuyển Philippines vì thế bị ảnh hưởng rất lớn. Có thể với vòng loại World Cup 2022 – khu vực châu Á, dự kiến diễn ra vào tháng 10 và tháng 11, đội tuyển Philippines vẫn còn có hy vọng tham dự, dựa vào nguồn cầu thủ đang đá ở nước ngoài, chủ yếu là ở Thái Lan, châu Âu và Bắc Mỹ.
Nhưng với AFF Cup 2020, Philippines hầu như không có đủ cầu thủ để tham dự, do giải trong nước không diễn ra, cầu thủ trong nước không được thi đấu để duy trì phong độ, còn cầu thủ đang ở nước ngoài gần như sẽ không được các CLB nước ngoài trả về cho đội tuyển Philippines đá giải đấu nằm ngoài lịch thi đấu của FIFA.
Một nền bóng đá nữa cũng đang chịu nhiều thách thức sau mùa dịch Covid-19, đó là Indonesia. Ngoài giải vô địch quốc gia chưa thể khởi động lại, bóng đá Indonesia còn đang dính cáo các buộc tham nhũng trong bộ máy điều hành.
Những bê bối này có thể khiến đội tuyển bóng đá xứ vạn đảo suy yếu. Cũng cần biết rằng kể từ khi nhận nhiệm vụ dẫn dắt đội tuyển Indonesia từ đầu năm nay, HLV Shin Tae-yong (người Hàn Quốc) chưa cầm quân ở bất kỳ trận đấu chính thức nào.
Chịu quá nhiều xáo trộn vì dịch Covid-19, chẳng biết các nền bóng đá ở Đông Nam Á có còn giữ được phong độ của mình? Đồng thời, cũng chẳng biết họ có cắt bớt, hoặc chỉ tham dự cho có ở các giải đấu mà họ xem là không quan trọng, trong đó có AFF Cup hay không?
Tuyển Việt Nam lỡ cơ hội bảo vệ ngôi vô địch ở AFF Cup 2020?
Trong bối cảnh dịch COVID-19 ở khu vực Đông Nam Á chưa được khống chế hoàn toàn, AFF Cup 2020 đang đứng trước những dấu hỏi về công tác chuẩn bị cũng như chất lượng giải đấu.
Về chất lượng giải đấu, nhiều đội bóng trong khu vực Đông Nam Á hiện đang gặp khó khăn. Lý do bởi các giải VĐQG đều bị hoãn hoặc thậm chí có nguy cơ huỷ bỏ do dịch COVID-19. Đơn cử như Việt Nam, V-League và các giải bóng đá chuyên nghiệp đã phải tạm dừng gần 2 tháng, dự kiến chỉ có thể trở lại cuối tháng 5 này nếu được sự cho phép của các cơ quan chức năng.
AFF Cup 2020 đối diện những rủi ro do dịch COVID-19 ở Đông Nam Á.
Thái Lan thậm chí chỉ có thể cho Thai-League trở lại từ tháng 9, đồng thời để ngỏ khả năng chỉ cử đội U23 tham dự AFF Cup 2020. Malaysia cũng không khá hơn là mấy khi M-League đang phải tạm hoãn, với thời gian dự kiến trở lại trong tháng 9 hoặc tháng 10, thậm chí tháng 11.
Philippines, nước đang là vùng dịch lớn thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á với 9.485 ca nhiễm COVID-19 (623 ca tử vong), thậm chí đã ra quyết định dừng các hoạt động thể thao tới tháng 12/2020. Cộng thêm việc hàng loạt tuyển thủ Philippines có nguy cơ không thể dự AFF Cup 2020 nếu không được các CLB Thai-League chấp thuận, đội tuyển Philippines thậm chí có khả năng rút khỏi giải.
Vấn đề còn phức tạp hơn do thể thức thi đấu của AFF Cup 2020. Cụ thể, 10 đội dự kiến chia làm 2 bảng, mỗi bảng 5 đội thi đấu theo thể thức vòng tròn 1 lượt sân nhà-sân khách. Tuy nhiên do dịch COVID-19, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều đang áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại rất nghiêm ngặt.
Đội tuyển Việt Nam hướng tới bảo vệ cúp vô địch AFF Cup 2020.
Như vậy tới cuối năm, nếu dịch COVID-19 không được khống chế, khả năng để AFF Cup 2020 có thể diễn ra theo thể thức này sẽ có thể gặp khó khăn. Thậm chí trong trường hợp xấu nhất khi dịch bệnh vẫn hoành hành, giải đấu có thể phải thay đổi thể thức, thậm chí huỷ. Đây là chuyện đã xảy ra với các giải đấu thể thao lớn khác như EURO 2020 hay Olympic Tokyo 2020...
Và nếu điều đó xảy ra tuyển Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội bảo vệ "ngai vàng" Đông Nam Á ở AFF Cup 2020.Phó Chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn hôm nay cho biết, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) hiện chưa có thông báo nào về vấn đề trên. "Từ nay tới cuối năm khi AFF Cup 2020 khởi tranh, thời gian còn khá dài. Thế nên tôi cho rằng tạm thời chúng ta vẫn có thể lạc quan về triển vọng giải diễn ra đúng kế hoạch. Trường hợp khác tuỳ diễn biến dịch, Ban tổ chức AFF sẽ có quyết định thích hợp với tình hình cụ thể"-ông Trần Quốc Tuấn trấn an.
AFF Cup 2020 bị đặt dấu hỏi về chất lượng giải đấu Thái Lan và Philippines khó có đội hình tốt nhất cho AFF Cup, trong khi Malaysia đang phân vân dự hay không dự giải đấu này? Giải năm nay giống như gánh nặng với các nền bóng đá hơn là ngày hội. Lịch thi đấu chồng chéo Cũng khó mà đem chuyện nghĩa vụ quốc gia để gây khó dễ cho các CLB...