Toàn cảnh bắt giam 2 cựu giám đốc vụ 10 lần vỡ ống nước sông Đà
Tuyến đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 10, ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng trăm nghìn người dân Hà Nội.
Tối 8/5, Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh – Cục trưởng C46, Bộ Công an xác nhận với phóng viên, cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Thế Trung – cựu Giám đốc Ban quản lý dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội và Trần Cao Bằng – cựu Giám đốc Công ty Cổ phần ống sợi thủy tin h Vinaconex. Tướng Thịnh cho hay, các bị can bị cơ quan điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Lực lượng thi công của Vinaconex đang khắc phục sự cố đường ống nước sạch sông Đà lần thứ 10 (ảnh chụp chiều ngày 15/1).
Bắt nguyên giám đốc dự án nước sạch Sông Đà
Như vậy, tính đến tháng 1/2015, tuyến đường ống này đã vỡ lần thứ 10, ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng trăm nghìn người dân Hà Nội. Lý do được phía Vinaconex và phía các cơ quan liên quan đưa ra giải thích nhiều lần là “tại ông địa” – do nền đất yếu.
Việc đường ống nước sạch sông Đà liên tục vỡ tới 10 lần trong 3 năm qua (kể từ tháng 12/2012 đến nay), làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của khoảng hàng vạn dân, gây cho người dân Thủ đô Hà Nội quá nhiều bức xúc. Lần đường ống nước sạch từ nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp cho Hà Nội gần đây nhất là vào ngày 15/1 vừa qua, làm ảnh hưởng tới khoảng 70.000 hộ dân tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông…
Ông Vũ Quý Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), từng cho biết đường ống bị nứt vỡ do ống composite chất liệu thủy tinh có chất lượng không đồng đều.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như thiếu các yêu cầu kỹ thuật đối với việc sản xuất, thi công lắp đặt ống; tại một số vị trí xuất hiện tảng đá, bê-tông lẫn vào lớp cát đệm xung quanh ống làm mất ổn định của ống…
Tổng Giám đốc Vinaconex thừa nhận ống composite sử dụng trong dự án là loại vật liệu lần đầu tiên được ứng dụng trong hệ thống truyền tải nước sạch tại Việt Nam nên Vinaconex còn thiếu kinh nghiệm khi lựa chọn công nghệ , vật liệu đầu vào và các tiêu chuẩn áp dụng. Hệ thống ống nước cũng dài nhất trong thời điểm đó nên khó tránh khỏi rủi ro.
Từ những sự cố trên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã vào cuộc điều tra làm rõ. Sau lần vỡ đường ống lần thứ 9 vào tháng 7/2014, Cơ quan CSĐT đã khởi tố điều tra vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Liên quan tới việc này, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây Dựng) cũng kết luận việc đường ống xảy ra vỡ liên tiếp là do chất lượng của ống không đồng đều.
Tại một số vị trí của ống có hiện tượng bong rộp, tách lớp, một số chỉ tiêu cơ lý không đảm bảo dẫn đến suy giảm khả năng chịu lực cục bộ của đường ống. Thiếu các yêu cầu kỹ thuật đối với việc sản xuất, thi công lắp đặt ống theo tiêu chuẩn áp dụng…
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng khẳng định đơn vị tổng thầu thiết kế còn thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế tuyến ống nước sử dụng vật liệu ống composite cốt sợi thủy tinh, không đưa ra đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thi công, lắp đặt tuyến ống. Đối với nhà sản xuất ống composite cốt sợi thủy tinh, đã lựa chọn công nghệ và kiểm soát quá trình gia công chế tạo chưa chặt chẽ.
Các nhà thầu thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm trong công tác thi công để một số dị vật như đá khối lớn, bê-tông lẫn vào lớp vật liệu cát đắp quanh ống; thiếu tấm đan dàn tải tại một số hầm chui dân sinh, để ống chịu tác động bất lợi trong quá trình vận chuyển, lắp đặt.
Còn nhà thầu giám sát thi công xây dựng không giám sát chặt chẽ, thiếu trách nhiệm để xảy ra các thiếu sót trong quá trình thi công xây dựng nêu trên. Riêng chủ đầu tư, ban quản lý dự án buộc phải chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức, quản lý chất lượng.
Được biết, VIGLAFICO tự giới thiệu là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ống và phụ kiện composite cốt sợi thuỷ tinh với quy mô công nghiệp, trên dây chuyền thiết bị đồng bộ được nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp ra thị trường các loại ống composite cốt sợi thuỷ tinh đa công dụng.
Sau 10 tháng điều tra, cơ quan điều tra xác định, hành vi thiết kế, phê duyệt, sản xuất và xây lắp tuyến ống truyền tải nước sạch không đảm bảo chất lượng của Tổng công ty Vinaconex đã gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Hoàng Thế Trung và Cao Văn Bằng là những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc để xảy ra những vi phạm về việc sản xuất, lắp đặt hệ thống ống nước dẫn đến đường ống bị vỡ liên tục.
Vinaconex lên tiếng việc hai cựu giám đốc bị bắt
Trao đổi với PV chiều 9/5, ông Phạm Chí Sơn – Người phát ngôn của Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho biết, Vinaconex đã có thông cáo chính thức về sự việc 2 giám đốc trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà bị bắt.
Cụ thể, vào hồi 17h00 ngày 8/5/2015, tại Trụ sở Vinaconex, Cơ quan cảnh sát Điều tra Bộ công an đã đến làm việc với Tổng công ty và thông báo đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn ngày 5/5/2015 đối với ông Hoàng Thế Trung và ông Trần Cao Bằng.
Ông Hoàng Thế Trung hiện là chuyên viên Ban xây dựng Tổng công ty (nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà – Hà Nội); ông Trần Cao Bằng, Giám đốc Công ty CP ống cốt sợi thủy tinh Vinaconex (Tổng công ty Cổ phần Vinaconex nắm giữ 10% vốn cổ phần).
Hiện nay, Tổng công ty CP Vinaconex đã và đang phối hợp chặt chẽ với Cơ quan cảnh sát điều tra và các cơ quan pháp luật khác có liên quan theo yêu cầu. Và ông Phạm Chí Sơn cũng từ chối nói cụ thể hơn về sự việc trên bởi “tất cả vẫn đang trong quá trình điều tra, chúng tôi không được phép cung cấp thông tin làm ảnh hưởng đến quá trình các cơ quan chức năng thực hiện công tác nghiệp vụ”.
Ông Sơn cũng cho hay, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và Công ty CP ống cốt sợi thủy tinh Vinaconex vẫn diễn ra bình thường.Sự cố vỡ đường ống nước sạch Sông Đà gây bức xúc trong người dân từ năm 2013 khi đường ống vỡ liên tiếp lần thứ 3, thứ 4. Sang năm 2014, đường ống vỡ đến lần thứ 9 khiến hội đồng cổ đông của Công ty Vinaconex, Hội Đồng nhân dân Hà Nội phải đưa vấn đề ra nghị trường.
Thời điểm đó, lý giải về nguyên nhân sự cố, ông Nguyễn Thế Trung (nguyên giám đốc xây dựng đường ống nước Sông Đà) – người vừa bị cơ quan điều tra khởi tố, nói “đây là sự cố đáng tiếc, bất khả kháng”. Ông khẳng định đơn vị mình đã thực hiện đúng quy định với tất cả hạng mục từ lập dự án, thi công, thiết kế, song “không hiểu sao sự cố lại diễn ra liên tiếp như vậy”.
“Khi xây dựng đơn vị xác định được đoạn có nền đất yếu nhưng do công trường Đại lộ Thăng Long chưa thi công nên đơn vị không thể chờ họ mà đã cho lắp đặt luôn để đỡ tốn kém. Nhìn chung liên quan đến vấn đề kỹ thuật thì không có gì là tuyệt đối cả, sẽ có điểm này, điểm kia”, ông Trung phát biểu.
Trái ngược với đánh giá của ông Trung, Cục Giám định nhà nước về công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã vào cuộc và đưa ra kết luận nguyên nhân sự cố vỡ đường nước là do chất lượng ống không đồng đều, độ bám dính của các lớp cấu tạo ống chưa tốt, ống bị xô lệch trong quá trình lắp đặt, gia tăng tải trọng tác động lên ống do thiếu tấm bêtông dàn tải tại hầm chui dân sinh…
Ngoài ra, tuyến ống còn bị ảnh hưởng bởi việc vận hành, khai thác đại lộ Thăng Long; ống làm bằng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh có thể bị suy giảm một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian.
Từ những tin tức mâu thuẫn trên, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án vi phạm trong lĩnh vực xây dựng để làm rõ hành vi vi phạm trong quản lý, giám sát, đầu tư xây dựng đường ống nước sạch.
Sau hơn 10 tháng điều tra, ngày 8/5 cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can và bắt tạm giam với ông Nguyễn Thế Trung (nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nước Sông Đà).
Với vai trò là giám đốc xây dựng, đại diện đơn vị giám sát xây dựng ông Nguyễn Thế Trung bị cáo buộc đã không thực hiện đúng về quản lý đầu tư, xây dựng, không kiểm tra những điều kiện và năng lực của nhà thầu.
Trong quá trình xây dựng, ông Trung cũng không giám sát kỹ chất lượng vật liệu đưa vào lắp đặt cho dự án của nhà thầu thi công, dẫn đến sự cố liên tiếp, ảnh hưởng đến hơn 70.000 hộ dân, thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Người cùng bị bắt với ông Trung vì liên quan đến dự án này là ông Trần Cao Bằng (nguyên giám đốc Công ty cổ phần ống sợi thuỷ tinh Vinaconex – đơn vị cung cấp vật liệu thi công).
Ông Bằng, với vai trò lã lãnh đạo công ty sợi, đã cung cấp loại ống bằng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh có chất lượng không đồng đều, độ bám dính của các lớp cấu tạo ống chưa tốt; ống bị xô lệch trong quá trình lắp đặt và đường ống có độ bền không cao dẫn đến việc thường xuyên bị hư hỏng, vỡ gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhóm Phóng Viên
Theo_Người Đưa Tin
Vụ vỡ đường ống nước Sông Đà: Hai nguyên Giám đốc bị bắt
Ngày 8/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Thế Trung, nguyên giám đốc Ban Quản lý dự án nước sông Đà và ông Cao Văn Bằng, nguyên giám đốc Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex, về hành vi "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 229 Bộ Luật Hình sự.
Khắc phục cự cố vỡ đường ống nước. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn.
Cơ quan điều tra xác định Hoàng Thế Trung, Cao Văn Bằng là những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc để xảy ra những vi phạm về việc sản xuất, lắp đặt hệ thống ống nước dẫn đến đường ống bị vỡ liên tục.
Trước đó, như tin đã đưa, tuyến đường ống nước sông Đà do Tổng công ty cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư. Trong quãng thời gian hoạt động, tuyến đường ống này đã nhiều lần bị vỡ và gặp sự cố, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng trăm nghìn người dân Hà Nội.
Quá trình điều tra ban đầu cho thấy những dấu hiệu vi phạm trong quá trình xây dựng hệ thống đường ống nước này nên vào cuối tháng 7/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm các cá nhân có liên quan.
Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân gây ra hàng loạt sự cố là chất lượng đường ống không đồng đều, độ bám dính của các lớp cấu tạo ống chưa tốt; ống bị xô lệch trong quá trình lắp đặt, gia tăng tải trọng tác động lên ống do thiếu tấm bêtông dàn tải tại hầm chui dân sinh...
Ngoài ra, tuyến ống còn bị ảnh hưởng bởi việc vận hành, khai thác đại lộ Thăng Long; ống làm bằng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh có thể bị suy giảm một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian.
TheoVietnam
Khởi tố, bắt giam nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án nước Sông Đà Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Hoàng Thế Trung - nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng ống nước Sông Đà. Ông Hoàng Thế Trung nghe lệnh khởi tố, bắt giam. Ngày 8.5, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết...