Toàn bộ thiết bị chế tạo vũ khí hóa học của Syria đã bị phá hủy
Thông báo từ Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) ngày 31/10 cho biết, cơ quan này đã hoàn tất việc tiêu hủy toàn bộ các thiết bị sản xuất, pha trộn và đóng gói vũ khí hóa học mà chính quyền Syria công bố.
(Ảnh minh họa)
Như vậy, công việc này đã hoàn tất sớm 1 ngày so với thời hạn chót được OPCW đề ra.
Trước đó, các thanh sát viên đã được cử tới Syria, sau khi có những cáo buộc các lực lượng chính phủ nước này đã sử dụng vũ khí hóa học tại các khu vực có dân thường sinh sống, làm hàng trăm người chết.
Về phần mình Syria bác bỏ các cáo buộc này và đổ lỗi cho các lực lượng đối lập.
Video đang HOT
Sau đó, hoạt động thanh sát đã được Nga và Mỹ chấp thuận sau khi Washington đe dọa sử dụng vũ lực tại Syria.
Nay sau khi các thiết bị đã không còn có thể sử dụng, Syria còn thời hạn từ nay tới giữa năm 2014 để tự phá hủy vũ khí hóa học.
Kho vũ khí hóa học của Syria được cho là bao gồm hơn 1.000 tấn khí độc thần kinh sarin, khí mù tạc gây bỏng và các loại hóa chất bị cấm khác, được cất trữ tại hàng chục địa điểm.
“Chúng tôi đã trực tiếp theo dõi toàn bộ các hoạt động tiêu hủy”, chỉ huy các chiến dịch thực địa của OPCW Jerry Smith khẳng định với BBC. “Giờ đây họ không thể tiến hành thêm bất kỳ hoạt động sản xuất hay pha chế vũ khí hóa học nào”.
Trong một thông báo được phát đi, OPCW khẳng định các đội thanh sát viên đã kiểm tra 21 trong số 23 địa điểm cất giữ vũ khí hóa học tại Syria. Hai nơi còn lại họ chưa thể tiếp cận vì quá nguy hiểm, nhưng các thiết bị đã được chuyển tới những khu vực khác.
Theo Dantri
Nhật - Trung gia tăng khẩu chiến
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 27/10 lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh không nên sử dụng vũ lực để thay đổi cán cân quyền lực khu vực. Cùng lúc có các thông tin cho biết Tokyo đã triển khai máy bay chiến đấu để đáp trả việc máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động gần không phận Okinawa trước đó.
Máy bay cảnh báo sớm Y8 Trung Quốc bay qua vùng biển Okinawa-Miyako, do Nhật Bản chụp được hôm 26/10/2013. Ảnh: Internet.
Cuộc khẩu chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này đã leo thang nhanh chóng sau khi Bắc Kinh cảnh báo Tokyo rằng tất cả các hành động thù địch nhằm vào máy bay không người lái của Trung Quốc sẽ bị coi là hành vi "khiêu chiến". Trong một cuộc thao diễn quân sự thường niên được tổ chức ngày 27/10, Thủ tướng Abe nói: "Có thể nói môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang trở nên phức tạp và khắc nghiệt hơn. Để khẳng định mục tiêu và quan điểm không dung thứ tất cả các hành vi sử dụng vũ lực để thay đổi tình hình, chúng ta phải tiến hành nhiều biện pháp như tăng cường tuần tra giám sát và thu thập tin tức tình báo".
Thủ tướng Abe cũng nhấn mạnh rằng quân đội nước này cần thay đổi quan điểm có từ lâu là mọi hoạt động triển khai trong thời bình chỉ mang tính huấn luyện và diễn tập. Ông kêu gọi lực lượng vũ trang nỗ lực hơn nữa để góp phần đảm bảo hòa bình và an ninh. Thủ tướng Abe nói: "Trách nhiệm của chúng ta là bảo vệ sinh mạng cho người dân cũng như các tài sản và chủ quyền dân tộc, bao gồm cả các vùng lãnh hải và không phận, đồng thời đóng góp vào công cuộc đảm bảo an ninh và hòa bình thế giới".
Cũng trong sự kiện nêu trên, Thủ tướng Abe đã chứng kiến màn thao diễn đầu tiên của máy bay lội nước do Mỹ chế tạo. Đây được coi một động thái cho thấy Nhật Bản đang tích cực củng cố khả năng bảo vệ chủ quyền cho các hòn đảo ngoài khơi. Bộ Quốc phòng nước này đã lên kế hoạch thành lập một đơn vị máy bay lội nước đặc biệt để bảo vệ các hòn đảo ở khu vực phía Nam, đồng thời sẵn sàng triển khai trong trường hợp bị xâm phạm.
Trước đó, trả lời phỏng vấn "Nhật báo Phố Wall", Thủ tướng Abe cho biết: "Có nhiều lo ngại về việc Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách thay đổi cán cân quyền lực khu vực bằng các vũ lực, thay vì dựa vào luật lệ và nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc (thực sự) lựa chọn hướng đi này, họ sẽ khó có thể nổi lên một cách hòa bình. Bắc Kinh không nên hành xử như vậy và nhiều quốc gia muốn Nhật Bản đứng lên đại diện và nhấn mạnh quan điểm này. Họ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ nhận thức được điều đó và có trách nhiệm hơn đối với cộng đồng quốc tế".
Theo hãng tin Kyodo, ngày 27/10 là ngày thứ ba liên tiếp Nhật Bản cho triển khai các máy bay chiến đấu nhằm đáp trả việc các máy bay Trung Quốc hoạt động trên vùng biển quốc tế gần quần đảo Okinawa. Kyodo đưa tin, trước đó hai máy bay cảnh báo sớm Y8 và hai máy bay ném bom H6 của Trung Quốc đã bay từ vùng Biển Hoa Đông tới Thái Bình Dương rồi quay lại, song không xâm phạm không phận Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Hiện quân đội Nhật Bản đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ, nhất là khi cuộc khẩu chiến giữa Tokyo và Bắc Kinh về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông ngày càng trở nên căng thẳng.
Trước đó ngày 26/10, Trung Quốc đã phản ứng rất quyết liệt sau khi có thông tin cho biết Nhật Bản đã đề ra các kế hoạch bắn hạ các máy bay nước ngoài xâm phạm không phận trong trường hợp các tín hiện cảnh báo bị bỏ qua. Hãng tin Kyodo cho biết đề xuất này được đưa ra sau khi một máy bay do thám Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản gần khu vực quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông hồi tháng trước.
Bình luận của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh được đăng tải trên trang web của Bộ có đoạn: "Chúng tôi nhấn mạnh với các bên liên quan rằng không nên đánh giá thấp quyết tâm mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nếu Nhật Bản có các hành động mang tính áp đặt như bắn hạ máy bay, như những gì họ đã nói, (chúng tôi sẽ coi) đó là hành vi khiêu khích nghiêm trọng, một hành động có thể châm ngòi chiến tranh, và Trung Quốc sẽ đáp trả quyết liệt. Bên khiêu chiến sẽ phải chịu mọi hệ lụy của hành vi này".
Trong một diễn biến khác, Tokyo đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc diễn tập trên không và trên biển quan trọng vào tháng 11 tới để củng cố và thúc đẩy năng lực bảo đảm an ninh cho các hòn đảo ở xa.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn "Nhật báo Phố Wall", Thủ tướng Abe cho biết trong suốt 15 năm qua, Nhật Bản đã "thu mình" quá nhiều, tuy nhiên, cùng với những sức mạnh và động lực kinh tế đang có, "chúng tôi muốn đóng góp nhiều hơn để cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn". Theo nhật báo, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh một trong những biện pháp mà Nhật Bản sử dụng để thúc đẩy mục tiêu này là trở thành đối trọng với Trung Quốc tại châu Á.
Theo Báo Tin tức
Thủ tướng Nhật gửi cảnh báo sắc lạnh đến Trung Quốc Thủ tướng Shinzo Abe hôm (27/10) đã nói với quân đội Nhật Bản rằng nước này sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào nhằm tìm cách thay đổi thế nguyên trạng trong khu vực. Tuyên bố của ông Abe có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận đùng đùng bởi hai nước đang rơi vào một...