Toàn bộ quận huyện TP HCM đủ điều kiện kiểm soát dịch
21 quận huyện và TP Thủ Đức đều đạt các tiêu chí kiểm soát dịch theo quy định của Bộ Y tế và được đề xuất công bố kiềm chế được Covid-19.
Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 11/10, sau 10 ngày thành phố thực hiện Chỉ thị 18 tiếp tục kiểm soát dịch và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội.
Theo ông Hải, trước đó hôm 8/10 huyện Bình Chánh và hôm nay thêm quận Bình Tân được đoàn kiểm tra đánh giá đủ tiêu chí nên 22 quận huyện, TP Thủ Đức ở TP HCM đủ tiêu chí kiểm soát dịch.
Ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM. Ảnh: Hữu Công
Quyết định 3979 của Bộ Y tế quy định một địa bàn (thành phố, huyện, xã) kiểm soát được dịch khi số ca mắc mới ở cộng đồng theo tuần giảm liên tục so với 2 tuần trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất; tỷ lệ dương tính qua xét nghiệm RT-PCR trong ngày tại cộng đồng giảm liên tục 14 ngày; không ghi nhận, chuỗi lây nhiễm mới trong 7 ngày…
Đánh giá tình hình sau 10 ngày TP HCM thực hiện Chỉ thị 18, ông Hải cho biết đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện “bình thường mới”. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ tuyền thống hoạt động lại phục vụ nhu cầu người dân và tạo thêm công ăn việc làm. Công tác an sinh tiếp tục được triển khai tới người dân. An ninh trật tự được duy trì và đảm bảo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Hải cũng cho biết còn những hạn chế như: một bộ phận người dân thực hiện chưa nghiêm quy định bảo đảm phòng dịch, vi phạm nguyên tắc 5K như tụ tập đông người, không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách…; số doanh nghiệp hoạt động trở lại chưa nhiều; tình hình đi lại của người dân TP HCM đến các tỉnh vẫn còn khó khăn.
Chợ Bến Thành mở cửa trở lại sau hơn 3 tháng tạm ngưng, ngày 6/10. Ảnh: Quỳnh Trần
Về tình hình an ninh trật tự, giao thông trên địa bàn, ông Hải cho biết sau 10 ngày TP HCM “mở cửa” xảy ra 70 vụ phạm pháp hình sự; 46 vụ tai nạn giao thông làm chết 17 người và 20 người bị thương; 11 vụ cháy làm chết một người, bị thương 4 người.
Về công tác phòng chống dịch, lãnh đạo Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM cho biết thành phố đang điều trị 15.198 bệnh nhân, trong đó 1.141 trẻ em dưới 16 tuổi, 533 bệnh nhân nặng đang thở máy, 15 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 10/10, có 906 bệnh nhân nhập viện, 1.925 bệnh nhân xuất viện; 73 trường hợp tử vong (tổng số tử vong cộng dồn từ đầu năm đến nay là 15.832).
Đến ngày 10/10, hơn 7 triệu người được tiêm vaccine mũi 1, hơn 5,2 triệu người tiêm đủ 2 mũi.
TPHCM: Vì sao quận 7 phải xin ý kiến để được thí điểm bán đồ ăn tại chỗ?
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM cho biết, trước khi thực hiện mở lại các hoạt động không có trong danh mục cho phép của Chỉ thị 18, các địa phương đều cần báo cáo và xin ý kiến UBND thành phố.
Chiều 7/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong bối cảnh, thành phố đã từng bước nới lỏng việc giãn cách xã hội, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Tại buổi họp báo, phóng viên Dân trí đặt vấn đề, mới đây, UBND quận 7 đã có văn bản đề nghị UBND TPHCM cho phép thí điểm tổ chức dịch vụ ăn uống tại chỗ. Tuy nhiên, Chỉ thị 18 của UBND TPHCM quy định, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tự đánh giá cấp độ dịch, xem xét, cân nhắc quyết định và chịu trách nhiệm điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với từng địa bàn.
Như vậy, văn bản trên của quận 7 có cần thiết hay không và các địa phương khác có cần văn bản đề nghị UBND TPHCM chấp thuận khi muốn mở lại các hoạt động hay không?
Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM (Ảnh: Quang Huy).
Trả lời câu hỏi trên, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, cho biết, Chỉ thị 18 quy định rõ 5 nguyên tắc chung cho toàn địa bàn nhưng cũng có phân cấp cho quận, huyện để căn cứ tình hình thực tế, ra quyết định mở cửa hoạt động.
"Việc quận 7 có báo cáo, xin ý kiến UBND TPHCM là đúng. Bởi, Chỉ thị 18 của UBND TPHCM không cho các cửa hàng kinh doanh ăn uống bán tại chỗ mà chỉ bán mang về", ông Phạm Đức Hải thông tin.
UBND quận 7 đề xuất thí điểm cho phép dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ (Ảnh: Hải Long).
Phân tích thêm vấn đề trên, người phát ngôn của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM cho biết, đối với các địa bàn, trước khi thực hiện mở lại các hoạt động không có trong danh mục cho phép của Chỉ thị 18 đều cần báo cáo và xin ý kiến UBND thành phố.
Việc phân cấp cho quận, huyện chủ động điều chỉnh các hoạt động được áp dụng đối với việc đóng cửa hoặc mở cửa các lĩnh vực, tùy phạm vi địa bàn phụ trách theo diễn biến dịch Covid-19.
"Ví dụ như quận 7 cho phép mở cửa các tiệm hớt tóc trên toàn địa bàn, tuy nhiên, nếu một khu vực có ca mắc Covid-19, quận sẽ chủ động ngừng hoạt động này ở phạm vi cần thiết. Điều này tương tự, các quận, huyện sẽ chủ động đóng cửa hoặc mở cửa đối với các cửa hàng, đối với từng mức độ dịch Covid-19", ông Phạm Đức Hải dẫn chứng.
Trước đó, UBND quận 7, đã có văn bản khẩn gửi UBND TPHCM, đề nghị thành phố đồng ý để địa phương thí điểm tổ chức hoạt động dịch vụ ăn uống tại chỗ. Địa phương này đề xuất được làm thí điểm từ ngày 10/10 đến khi các dịch vụ ăn uống tại chỗ trên toàn địa bàn được mở cửa lại.
Theo đó, các cửa hàng kinh doanh ăn uống tại chỗ sẽ được hoạt động nếu đáp ứng những tiêu chí cần thiết về an toàn phòng, chống dịch và các quy định cụ thể của quận 7. Ngoài ra, các cơ sở cần được UBND quận 7 thẩm định điều kiện tham gia hoạt động, cấp mã QR, lắp camera giám sát.
Nữ sinh Cao đẳng Y tế Bạch Mai rơi nước mắt không nỡ rời TPHCM Ngày 7/10, hơn 400 giảng viên, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai ra sân bay rời TPHCM sau gần 2 tháng vào chống dịch. Nhiều nữ sinh không nén nổi xúc động trào nước mắt khi kết thúc nhiệm vụ. Ngày 7/10, hơn 400 sinh viên và giảng viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai ra sân bay Tân...