Tòa xác định Ngân hàng Xây dựng là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Mặc dù, các Luật sư cho rằng vụ án phải có nguyên đơn dân sự và người bị hại, Hội đồng xét xử nhận định các bị cáo bị truy tố trong vụ án này bị truy tố 2 tội danh, hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, việc để CB là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hoàn toàn có cơ sở.
Sau hơn một tháng ròng rã, hôm nay 9/9, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng đi vào phần tuyên án.
Kết luận vụ án, liên quan việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử đã xác định Ngân hàng xây dựng (CB) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tại vụ án. Mặc dù, các Luật sư cho rằng vụ án phải có nguyên đơn dân sự và người bị hại, Hội đồng xét xử nhận định các bị cáo bị truy tố trong vụ án này bị truy tố 2 tội danh, hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, việc để CB là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hoàn toàn có cơ sở. Mặc dù trước đây không có đơn yêu cầu đền bù thiệt hại nhưng tại phiên tòa các tổ chức liên quan đã có yêu cầu liên quan.
Về kiến nghị sử dụng bộ luật hình sự năm 2015 để xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, Hội đồng xét xử sẽ xem xét áp dụng giảm nhẹ cho bị cáo theo tinh thần bộ luật mới so với bộ luật cũ. Bộ luật được áp dụng cho vụ án này vẫn là bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 trong đó nghiêm trị kẻ cầm đầu và khoan hồng cho những người thành khẩn khai báo, tố giác tội phạm lập công chuộc tội, đền bù thiệt hại.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, các hành vi của 35 bị cáo trong vụ án được cho là thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch VNCB – tiền thân của CB, thông qua đề án tái cơ cấu VNCB để rút tiền của VNCB.
Video đang HOT
Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.133 tỷ đồng, trong đó, hơn 7.037 tỷ đồng về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và hơn 2.095 tỷ đồng về hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Trong phần luận tội, Viện kiểm sát đã đề nghị mức án cho Phạm Công Danh 20 năm tù tội cố ý làm trái quy định, 20 năm tù vi phạm cho vay của các tổ chức tín dụng, tổng cộng hình phạt của 2 tội là 30 năm tù; bị cáo Phan Thành Mai về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng 11-12 năm tù, 11-12 năm tù tội vi phạm cho vay, tổng cộng 24-26 năm; Mai Hữu Khương làm trái quy định 11-12 năm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng; cho vay trái quy định tổ chức tín dụng 11-12 năm tù: 22-24 năm tù…
Theo CafeF
PVI loay hoay với 450 tỷ liên quan tới Phạm Công Danh
Chấp nhận tài sản thế chấp của Thiên Thanh nên PVI đã chi ra 450 tỷ đồng nhưng toàn bộ 3 bất động sản thế chấp này lại bị kê biên.
Chưa giải quyết dứt điểm
Đầu tháng 8/2016, TAND TP. HCM đã triệu tập đại diện Tổng Công ty bảo hiểm dầu khí PVI cũng được triệu tập tới phiên tòa xét xử "đại án" gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng xây Dựng do Phạm Công Danh lãnh đạo. Phạm Công Danh đồng thời cũng là lãnh đạo Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh.
Tại tòa, phía PVI cho biết năm 2011 đã ký hợp đồng tài chính với Thiên Thanh, Thiên Thanh thế chấp cho PVI 3 bất động sản trị giá 450 tỷ đồng trong vòng một năm. Do tình hình không khả quan nên sau đó đã chuyển nhượng toàn bộ tài sản. Đến 2014, vụ án bị khởi tố, toàn bộ tài sản bị kê biên. PVI và Thiên Thanh đề nghị hủy bỏ kê biên để tiếp tục thực hiện thỏa thuận, mọi vấn đề khác đã giải quyết xong.
Cụ thể, khoản hợp tác đầu tư ngắn hạn với Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (Thiên Thanh Group) có giá trị là 450 tỷ đồng tại 2 hợp đồng: Hợp đồng số 4/2011/HTĐT/PVI đầu tư 150 tỷ đồng với mục đích hợp tác kinh doanh khách sạn Green Plaza và hợp đồng số 06/2011/HTĐT/PVI đầu tư 300 tỷ đồng với mục đích kinh doanh cho thuê mặt bằng.
"Bởi lẽ có sự thế chấp như vậy là để đảm bảo cho việc trong trường hợp hợp tác kinh doanh không có hiệu quả thì Tập đoạn Thiên Thanh vẫn phải có nghĩa vụ trả lại số tiền gốc cho PVI và lợi nhuận hợp tác. Trong trường hợp Phạm Công Danh không trả được thì hai tài sản đó PVI được quyền thu hồi hoặc bán để làm sao số tiền bỏ ra có thể quay về" - đại diện PVI nói.
Trụ sở chính PVI.
Tuy nhiên, báo cáo của Ban kiểm soát nội bộ PVN (công ty mẹ của PVI), ngày 29/7/2016, cho biết trong tổng số 450 tỷ với 2 hợp đồng hợp tác với công ty của ông Phạm Công Danh thì hiện tại PVI mới giải quyết dứt điểm được 150 tỷ đồng với dự án đầu tư kinh doanh khách sạn Green Plaza, 300 tỷ đồng còn lại PVI vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.
Cổ đông và dư luận băn khoăn trong bối cảnh VNCB đang dính lùm xùm, Phạm Công Danh là bị cáo trong quá trình tố tụng kéo dài thì số tiền sẽ giải quyết như thế nào?
Ngoài ra, theo báo cáo của Ban kiểm soát nội bộ, PVI cũng ủy thác cho vay với SHB 100 tỷ đồng; ủy thác cho Công ty tài chính Cổ phần Sông Đà 100 tỷ đồng; PVI còn một khoản đầu tư cổ phiếu OTC với tổng giá trị 107 tỷ đồng... nhưng chưa rõ hiệu quả thế nào.
Không nên tính &'ngón tay'
Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT PVI, khẳng định với báo chí đánh giá hiệu quả đầu tư phải tính trên tổng thể chứ không nên tính trên từng "ngón tay". Xét về tổng thể vốn điều lệ của PVI chỉ 2.300 tỷ nhưng trên sổ sánh hiện nay vốn chủ sở hữu gần 7.000 tỷ đồng, tức là gần gấp 3 lần vốn điều lệ rồi.
"Chúng tôi không giỏi thì làm sao làm ra lợi nhuận như vậy được. Nhà nước bỏ ra 35% của 2.300 tỷ tương đương khoảng 800 tỷ và giờ Nhà nước thu về ít nhất 2.000 tỷ thì còn gì phải hỏi. Tại sao lợi nhuận của PVI lớn như thế. Dự kiến, tháng 9 này sẽ trả 20% cổ tức của năm 2015", ông Tuấn phân trần.
Ông Tuấn đưa ra thêm dẫn chứng, báo cáo ài chính 6 tháng đầu năm của PVI cho biết tổng doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm là 4,602 tỉ đồng, đạt 106 % kế hoạch 6 tháng tương đương 51% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 193,7 tỉ đồng, đạt 101 % kế hoạch 6 tháng. Tổng tài sản hợp nhất tại ngày 30/6/2016 đạt 16,857 tỉ đồng.
Tổng doanh thu đạt 306,42 tỉ đồng đạt 118% kế hoạch 6 tháng tương đương 50% kế hoạch năm 2016; Lợi nhuận đạt 144 tỉ đồng, đạt 138% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2016.
Theo Dân Việt
Viện kiểm sát tuyên bố: VNCB có trách nhiệm trả 5.190 tỷ cho bà Bích Trong phiên đối chất sáng 26/8, đại diện Viện kiểm sát đã tuyên bố: Ngân hàng Xây dựng có trách nhiệm phải hoàn trả lại số tiền 5.190 tỷ đồng cho bà Bích. Ngân hàng Xây dựng phải trả tiền cho bà Trần Ngọc Bích Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng: Căn cứ trên những tài liệu trong hồ sơ cho thấy...