Tòa trả lại hồ sơ vụ án “bầu” Kiên để điều tra thêm
Ngày 9/1, tin từ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, Tòa đã quyết định trả hồ sơ vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) để tiến hành điều tra bổ sung.
“Bầu” Kiên trong một sự kiện tháng 9/2011. (Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN)
Hồ sơ vụ án đã được trả về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội để chuyển tới Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thực hiện theo thẩm quyền, trình tự tố tụng tiến hành điều tra bổ sung thêm một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ trong hồ sơ vụ án.
Video đang HOT
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: ATM vân se “nghen” trong têtGiá vàng tăng lần đầu tiên trong 4 ngày nhờ nhu…Khởi tố điều tra vụ ẩu đả tại Samsung Thái NguyênMetro Việt Nam từ chối bán cho tỷ phú Thái Lan
Theo đó, Tòa yêu cầu điều tra, bổ sung thêm một số chứng cứ, tài liệu, tình tiết liên quan tới việc xác định tính chất, mức độ hành vi vi phạm của các bị can và một số người liên quan khác nhằm đảm bảo căn cứ cho quá trình giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan, toàn diện và đầy đủ, tránh bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Liên quan vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB), Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố bảy bị can, trong đó ông Nguyễn Đức Kiên (tức “bầu” Kiên, là cổ đông của Ngân hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB) bị truy tố về bốn tội danh “Kinh doanh trái phép,” “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế.”
Hai bị can Trần Ngọc Thanh (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội), Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội) bị truy tố về cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Các bị can Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB), Lý Xuân Hải (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB) bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” Tổng số tiền thiệt hại do bảy bị can gây ra trong vụ án này là hơn 1.695 tỷ đồng.
Trong đó, Nguyễn Đức Kiên phải chịu trách nhiệm về vụ việc xảy ra đối với các Công ty B&B, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thép Hòa Phát, thông qua danh nghĩa sáu công ty để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, “bầu” Kiên còn cùng với các bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải phải chịu trách nhiệm về hành vi đồng ý cho thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định gây thiệt hại số tiền 718,9 tỷ đồng./.
Theo Dantri
Ngành công nghệ Mỹ có thể thiệt hại 35 tỉ USD vì NSA
Cơn thịnh nộ trước bê bối theo dõi Internet của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số của các hãng công nghệ Mỹ.
Theo tổ chức nghiên cứu chính sách Information Technology & Innovation Foundation với thành viên thuộc các hãng IBM, Intel,... vụ theo dõi Internet và nghe lén điện thoại vừa bị phanh phui của NSA có thể khiến các công ty Mỹ đánh mất khoảng 35 tỉ USD vào năm 2016 vì nghi ngờ về an toàn thông tin trên thiết bị của họ.
Bất kì trở ngại nào trong việc thúc đẩy một thế giới Internet "mở" của Mỹ cũng ảnh hưởng gián tiếp đến những hãng như Apple, Google vốn đang được hưởng lợi từ mạng lưới toàn cầu ít giới hạn. Nạn nhân của NSA như Brazil, Mexico, Ấn Độ đang muốn siết chặt quản lí các hãng Internet Mỹ như Yahoo!, Google trên lãnh thổ nước mình.
Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), gần 40% dân số thế giới hay 2,7 tỉ người đang kết nối Internet.
Cisco - nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới - cho biết vụ bê bối NSA đã gây ra một số trục trặc tại một số thị trường đang phát triển. Hôm 13/11, tại một hội thảo, Robert Lloyd - Giám đốc phát triển và kinh doanh công bố đơn hàng từ Trung Quốc giảm 18% trong quý kết thúc ngày 26/10. Dù không gây tác động trọng yếu, chắc chắn khách hàng phải tạm ngừng và cân nhắc lại về quyết định của họ.
Tại Đức, quốc gia mà Thủ tướng bị NSA nghe lén điện thoại, hãng Akamai cũng bị tác động tiêu cực khi phải đối mặt với quan điểm chống lại doanh nghiệp Mỹ. Giám đốc Akamai thừa nhận tình hình đặc biệt tệ và có thể mất một vài thương vụ tại đây.
Không chỉ công ty công nghệ, các doanh nghiệp tài chính, sản xuất, y tế, giáo dục, vận chuyển cũng bị "vạ lây" vì NSA.
Theo ICTnews/Bloomberg
Vụ tin đồn về BIDV: Có dấu hiệu hình sự Luật sư Triệu Dũng (văn phòng luật sư Triệu Dũng) cho rằng: Vụ tung tin đồn thất thiệt các lãnh đạo cấp cao BIDV bị bắt đã có dấu hiệu hình sự. "Khi Bộ Công an đã vào điều tra, truy nguồn gốc tin đồn thì đó là dấu hiệu hình sự', ông Dũng nói. Luật sư Dũng cho biết, theo quy định...