Tòa Tối cao ngỏ ý ủng hộ TT Trump lật đổ chính sách nhập cư thời Obama
Tổng thống Trump đang nhận được ủng hộ quá bán trong Tòa án Tối cao Mỹ về kế hoạch chấm dứt chương trình bảo vệ hàng trăm nghìn người nhập cư từ nhỏ khỏi bi trục xuất.
Sự khác biệt về tư tưởng chính trị được thể hiện rõ ràng ở Tòa Tối cao khi các thẩm phán nghe tranh luận của chính quyền nhằm lật lại phán quyết của tòa cấp thấp hơn.
Năm 2017, Tổng thống Trump muốn chấm dứt chương trình mang tên DACA, tức chính sách dưới thời ông Barack Obama nhằm bảo vệ khoảng 660.000 người nhập cư – đa phần là thanh niên gốc Mỹ Latin – khỏi bị trục xuất. Nhưng tòa cấp thấp hơn đã chặn ông Trump.
DACA là chương trình do Tổng thống Obama lập ra năm 2012, và sẽ cho những người nhập cư, hay thường được gọi là “những kẻ mộng mơ”, giấy tờ làm việc, nhưng không cho họ con đường để trở thành công dân Mỹ.
Các lãnh đạo đảng Dân chủ thể hiện sự ủng hộ đối với những người nhập cư thuộc diện DACA tại Điện Capitol ngày 12/11. Ảnh: Reuters.
Nhưng lần này, 5 trên 9 thẩm phán theo chiều hướng bảo thủ, bao gồm hai thẩm phán do ông Trump đề bạt: Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh, đều đã ngỏ ý ủng hộ tổng thống.
Video đang HOT
Các thẩm phán theo khuynh hướng tự do, cấp tiến còn lại lập luận rằng các doanh nghiệp dựa vào nguồn lao động từ “những kẻ mộng mơ” nói trên, và chính quyền chưa tính đến điều đó, chưa cung cấp đủ lý do để thay đổi chính sách.
Ông Obama từng lập luận rằng những người đang được bảo vệ theo diện DACA đã lớn lên từ nhỏ ở Mỹ, được cha mẹ đưa đến Mỹ khi còn rất nhỏ, và không biết gì về quê hương của cha mẹ.
Chính quyền Trump đã lập luận rằng ông Obama đã vượt quá quyền hạn theo hiến pháp, lập chương trình DACA mà không thông qua Quốc hội.
Các thẩm phán bảo thủ cũng đặt dấu hỏi liệu các tòa án cấp thấp có thẩm quyền kiểm tra các sắc lệnh của Tổng thống Trump hay không. Họ cũng bất đồng với nhận định của tòa cấp thấp hơn cho rằng ông Trump đã không cung cấp đủ lý do xác đáng để chấm dứt DACA.
Ngày 12/11, ông Trump lên Twitter công kích nhiều người thuộc diện DACA là “tội phạm” mà không có bằng chứng, và bỏ ngỏ khả năng sẽ đàm phán với phe Dân chủ muốn bảo vệ những người trong diện này.
Ông Trump đã ưu tiên những chính sách nhập cư cứng rắn – xây tường biên giới và trấn áp nhập cư cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp – trong nhiệm kỳ tổng thống cũng như trong chiến dịch tranh cử sắp tới.
Theo Zing.vn
Luận tội Tổng thống Mỹ: Hạ viện công bố thêm nhiều lời chứng
Hạ viện công bố lời khai Catherine Croft, Christopher Anderson, 2 cựu trợ lý cựu Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine Kurt Volker và quan chức Lầu Năm Góc Laura Cooper.
Đảng Dân chủ tại Hạ viện hôm 11/11 cho biết Catherine Croft và Christopher Anderson, 2 cựu trợ lý cựu Đặc phái viên Mỹ tại Ukraine Kurt Volker đều bày tỏ quan ngại về nỗ lực thúc đẩy Ukraine tiến hành các cuộc điều tra đối với cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, phục vụ cho ý đồ chính trị của Tổng thống Donald Trump.
Bản công bố của đảng Dân chủ tại Hạ viện cũng cho biết, Catherine Croft khai rằng "trong khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8 vừa qua, các quan chức Ukraine âm thầm tiếp cận bà liên quan đến việc giữ viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine". Và Catherine Croft trả lời quan chức Ukraine rằng, việc ông Trump từ chối cấp viện trợ cho Ukraine là quyền của tổng thống.
Cũng trong lời khai của mình, Catherine Croft cho biết, cô rất lo lắng về việc làm trợ lý cho Volker bởi sự thất thường trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump nhằm phù hợp với ý đồ chính trị trong nước.
Hạ viện công bố thêm nhiều lời chứng luận tội tổng thống (Ảnh: Sputnik)
Lời chứng của Catherine Croft và Christopher Anderson được công bố vài giờ sau khi lời khai của quan chức cấp cao Lầu Năm Góc Laura Cooper, chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề Ukraina và Nga, được công bố. Cooper nói với các nhà điều tra luận tội Tổng thống tại Hạ viện tháng trước rằng gần 400 triệu USD viện trợ quân sự đã được "giữ lại mà không có giải thích", và các quan chức quốc phòng bắt đầu bày tỏ lo ngại về việc "làm thế nào việc này có thể được thực hiện một cách hợp pháp", CBS News đưa tin.
Cooper cũng nói rằng bà đã gặp ông Volker để thảo luận về việc thực hiện viện trợ quân sự cho Ukraine. Trong cuộc trò chuyện đó, ông Volker nói rằng người Ukraine sẽ không nhận được viện trợ trừ khi họ tuyên bố công khai, cam kết thực hiện cuộc điều tra theo yêu cầu của ông Trump, Politico đưa tin.
Lời khai của các nhân chứng được Hạ viện Mỹ công bố có liên quan đến cuộc điều tra luận tội tổng thống do ba ủy ban thuộc Hạ viện Mỹ, gồm Ủy ban ối ngoại, Ủy ban Tình báo, Ủy ban Giám sát và cải cách khởi xướng. Đảng Dân chủ tại Hạ viện cáo buộc ông Trump dọa từ chối viện trợ quân sự để gây áp lực Ukraine mở một cuộc điều tra về cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai của ông Hunter trong cuộc điện đàm ngày 25/7 giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Đảng Dân chủ đang ráo riết đẩy mạng tiến trình điều tra luận tội Tổng thống Trump với mong muốn tổ chức một cuộc bỏ phiếu luận tội ngay trước thềm Giáng sinh. Hạ viện Mỹ hôm 31/10 bỏ phiếu thông qua quyết định điều tra luận tội ông Trump, với 232 phiếu thuận và 196 phiếu chống. Với kết quả này, Hạ viện Mỹ chính thức mở ra một giai đoạn mới và công khai trong cuộc điều tra tổng thống.
(Nguồn: Sputnik)
KÔNG ANH
Theo vtc.vn
Luận tội Tổng thống Trump: Đảng Cộng hòa yêu cầu con trai cựu Phó Tổng thống Mỹ làm chứng Đảng Cộng hòa gửi thư đến Ủy ban Tình báo Hạ viện, yêu cầu Hunter Biden làm chứng trong phiên tòa luận tội. Các đảng viên Cộng hòa thuộc Ủy ban Tình báo Hạ viện yêu cầu Hunter Biden, con trai của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, làm chứng trong cuộc điều tra luận tội về Tổng thống Donald Trump. Trong...