Tòa tháp gỗ cao nhất Châu Á nổi tiếng trong truyện Kim Dung đã bốc cháy ngoài đời thực
Thật khó tin tình tiết Triệu Mẫn thiêu Vạn An Tự diễn ra trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký đã trở thành hiện thực sau 500 năm.
Ngày hôm qua 10/12, Sina và Weibo ngập tràn hình ảnh tòa tháp Cửu Linh Lung rực cháy một cách bất ngờ khiến dân chúng xung quanh sợ hãi. Đây là tòa tháp gỗ đạt kỉ lục cao nhất Châu Á đã có hơn 500 tuổi, cao 16 tầng, được xây vào đời Minh, tọa tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nguyên nhân dẫn đến vụ hỏa hoạn vẫn còn là ẩn số, hiện các cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra làm rõ.
Tòa tháp Cửu Linh Lung là hình mẫu của Vạn An Tự trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký đã bốc cháy thực sự ngoài đời
Cửu Linh Lung bên cạnh là một công trình kiến trúc cổ độc đáo còn là biểu tượng văn hóa đối với nhiều người dân Trung Quốc, đặc biệt là những người yêu thích các tác phẩm kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Nếu xem phim kiếm hiệp, cụ thể là bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký bản 2009 do Đặng Siêu, An Dĩ Hiên, Lưu Cạnh đóng chính, chắc hẳn sẽ nhớ tới tòa tháp Vạn An Tự, nơi Triệu Mẫn bắt nhốt các cao thủ lục đại môn phái (họ trên đường rời khỏi đỉnh Quang Minh thì bị bắt) – được quay bằng mô hình phỏng theo tòa tháp Cửu Linh Lung này.
Sau khi nhốt lục đại môn phái trong Vạn An Tự, Triệu Mẫn đã đốt tòa tháp hòng tiêu diệt các môn phái. May thay Trương Vô Kỵ xuất hiện đã cứu được mọi người. Duy chỉ có Diệt Tuyệt Sư Thái không những từ chối sự giúp đỡ của Vô Kỵ, lại còn đánh một chưởng đả thương chàng. Để cứu Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt Sư Thái đã hi sinh thân mình và truyền lại ngôi vị chưởng môn cho nàng.
Chu Chỉ Nhược trở thành chưởng môn của Nga Mi phái nhưng vẫn nghĩa nặng tình sâu với Vô Kỵ
Tòa tháp Cửu Linh Lung chính là hình mẫu của Vạn An Tự trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký, cũng nhờ đó mà ngày nay khi chơi bất kì game kiếm hiệp nào như Kim Dung Quần Hiệp 2.0, hầu hết ta đều nhận ra tính năng “leo tháp” thông qua việc vượt các cửa ải có độ khó tăng dần. Tính năng này tạo nên thử thách lớn nhất khi xuất hiện thêm hiệu ứng kĩ năng mới lạ.
Cửu Linh Lung là hình mẫu của hầu hết tính năng “leo tháp” cực kì phổ biến hiện nay trong game kiếm hiệp
Với các hiệu ứng cực kì “khó chịu” như hỗn loạn, thiêu đốt, phản sát thương, xạ điêu, đánh dấu, hư nhược, sinh tử phù… tính năng leo tháp Hắc Mộc Nhai trong Kim Dung Quần Hiệp 2.0 trở thành cửa ải khó khăn nhất từng xuất hiện trong game chiến thuật thẻ tướng trên smartphone từ trước đến nay.
Video đang HOT
Có thể nói leo tháp trong Kim Dung Quần Hiệp 2.0 là khó chưa từng thấy ở bất kì game chiến thuật nào cùng thể loại
Theo tờ Nhân Dân Nhật Báo, vụ việc xảy ra vào khoảng 12:00 trưa. Hỏa hoạn ban đầu bùng phát ở tòa tháp, nhưng do gió to nên đã nhanh chóng lan sang các công trình khác. Tổng diện tích bị cháy tới 800m2. Tới 16:30 cùng ngày, lửa mới được dập tắt, rất may không có thương vong về người.
Cửu Linh Lung trước khi xảy ra hỏa hoạn có dáng vẻ uy nghiêm, một trong những biểu tượng văn hóa của Trung Quốc
Tổng hợp từ Sina, Weibo
Một đời trá ngụy của Nhạc Bất Quần và cái chết báo ứng khiến Lệnh Hồ Xung phải rơi nước mắt
Từng bước, từng bước một, Kim Dung đã lột mặt nạ của Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chỉ ra cho chúng ta thấy tính cách tàn bạo, thủ đoạn độc ác, âm mưu thâm hiểm của nhân vật này. Kim Dung xây dựng y như một hình mẫu "ngụy quân tử", loại người nguy hiểm và khó đối phó hơn cả "chân tiểu nhân".
Nhạc Bất Quần là một nhân vật lớn trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung. Nguyên Trung Hoa có năm ngọn núi (ngũ nhạc) nổi tiếng: Tung Sơn, Thái Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn và Hoa Sơn, mỗi ngọn núi có một kiếm phái. Nhạc Bất Quần là chưởng môn nhân phái Hoa Sơn, có ngoại hiệu là Quân tử kiếm.
Nhạc Bất Quần là nhân vật lớn trong tiểu thuyết của Kim Dung đóng vai trò phản diện quan trọng
Về ngoại hình, Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần là một "thư sinh có năm chòm râu dài, mặt đẹp như mặt ngọc, chính khí hiên ngang khiến người phải đem lòng ngưỡng mộ". Con người ấy đã trên sáu mươi tuổi nhưng nhờ tu luyện nội công nên nhìn qua, chỉ mới như cỡ bốn mươi. Ngoại hiệu của y là Quân tử kiếm cho nên không bao giờ đánh lén, đánh sau lưng người khác, ăn nói mực thước, không bao giờ lên tiếng tranh biện với ai. Ngược với cái tên Nhạc Bất Quần (không chơi với ai), y kết giao với rất nhiều bạn hào sĩ giang hồ chính phái.
Nhạc Bất Quần có quan hệ với rất nhiều anh hùng trong giang hồ, từ đó xây dựng thanh thế
Về tài năng, con người ấy là sư tôn một danh môn, có môn Tử hà công thâm hậu, sáng lập ra một Hoa Sơn kiếm pháp lấy nội công làm căn cơ, học và thấm nhuần những tư tưởng của người quân tử trong triết học đạo Nho, trở thành biểu tượng đẹp đẽ của chính phái, ghét tà phái và bọn tàn ác như kẻ cừu thù. Mỗi khi Nhạc Bất Quần xuất hiện trong phần đầu của Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung thường dùng hai chữ "tiên sinh" để ca ngợi Nhạc Bất Quần.
Trong nhiều phiên bản điện ảnh, Nhạc Bất Quần luôn được tạo hình rất đạo mạo, phong thái quân tử
Thế nhưng, toàn bộ những hào quang trên đây chỉ là những điều trá nguỵ, giả tạo. Từng bước, từng bước một, Kim Dung đã lột mặt nạ của Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chỉ ra cho chúng ta thấy tính cách tàn bạo, thủ đoạn độc ác, âm mưu thâm hiểm của nhân vật này. Kim Dung xây dựng y như một hình mẫu "ngụy quân tử", loại người nguy hiểm và khó đối phó hơn cả "chân tiểu nhân".
Phương Chứng Đại Sư (bên phải) là một trong những người phát hiện ra bộ mặt "ngụy quân tử" của Nhạc Bất Quần đầu tiên
Trong Kim Dung Quần Hiệp 2.0 - game kiếm hiệp của người Việt, nhân vật Nhạc Bất Quần được mô tả là một kẻ miệng hay nói lời trí, tín. Thế nhưng thực chất y lại là một kẻ giả nhân giả nghĩa, một "ngụy quân tử" chính gốc, nhiều mưu mô xảo quyệt. Duyên trong game của y cũng làm chính xác với nguyên tác, khi có sự hiện diện của Nhậm Ngã Hành, Tả Lãnh Thiền, Lưu Chính Phong, và đặc biệt là Lâm Bình Chi, "chàng rể bất lực" với duyên "Tự cung xưng hùng" cười ra nước mắt.
Cả bố vợ và con rể đều tự cung để luyên Tịch Tà Kiếm Pháp, gia môn bất hạnh chính là đây!
Bộ mặt thật của Nhạc Bất Quần chỉ hiện ra trong lần đại hội Ngũ nhạc kiếm phái trên ngọn Tung Sơn. Lão đã sử dụng Tịch tà kiếm pháp thứ thiệt đánh với Tịch tà kiếm pháp giả mạo của Tả Lãnh Thiền, đâm mù được đôi mắt Tả Lãnh Thiền bằng những ngón tay dịu dàng như thủ pháp một cô gái đang dùng kim thêu. Lão lên ngôi minh chủ Ngũ nhạc phái, đúng như dự kiến ban đầu.
Bấy giờ, Lệnh Hồ Xung đã trở thành chưởng môn phái Hằng Sơn; lại được lão o bế, vỗ về khác xa với ngày đuổi Lệnh Hồ Xung ra khỏi môn phái. Bằng cái nhãn giới của người nhạy cảm, Doanh Doanh đã nói nhỏ vào tai tình lang Lệnh Hồ Xung ba tiếng nhận xét về Nhạc Bất Quần: "Nguỵ quân tử". Và chỉ đến lúc ấy Lệnh Hồ Xung mới cảm thấy cụm từ trên thật phù hợp với con người mà anh đã từng yêu mến, kính ngưỡng bấy lâu nay.
Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh là bộ đôi cực mạnh trong Kim Dung Quần Hiệp 2.0 được nhiều game thủ yêu thích
Mọi chuyện về cuộc đời Nhạc Bất Quần kết thúc đúng như tinh thần chung của tiểu thuyết phương Đông: kẻ gieo gió phải gặt bão. Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần trở thành một kẻ mất hết nhân tính, bỏ vợ, bỏ con, xa lánh học trò, rượt đuổi theo giấc mơ trở thành minh chủ võ lâm Trung Hoa.
Dù ở phiên bản nào, Nhạc Bất Quần vẫn luôn đứng đầu Top nhân vật "đểu" nhất kiếm hiệp Kim Dung
Thế nhưng, điều bất ngờ là Tịch tà kiếm pháp của hắn lại không thể thắng được Độc Cô cửu kiếm mà Phong Thanh Dương đã truyền thụ cho Lệnh Hồ Xung. Để trừ hậu hoạ cho tình lang, Nhậm Doanh Doanh bóp mũi Nhạc Bất Quần, buộc lão phải há miệng uống một viên Tam thi não thần đan, thứ thuốc độc dùng để khống chế kẻ khác của Triêu Dương thần giáo.
Cuối cùng lão bị tiểu ni cô Nghi Lâm đâm một kiếm qua đời. Còn Lâm Bình Chi, một kẻ tiểu nguỵ quân tử, phong cách ung dung nho nhã đúng y khuôn Nhạc Bất Quần sư phụ? Hắn cũng nổi điên, giết vợ là Nhạc Linh San. Đôi mắt bị đui mù, hắn theo Lao Đức Nặc về với Tả Lãnh Thiền. Giấc mơ Tịch tà kiếm phổ tàn lụi và thay vào đó là tiếng đàn sáo hài hoà trung chính của bộ cầm phổ - tiêu phổ Tiếu ngạo giang hồ trỗi lên.
Cái kết của Nhạc Bất Quần như một bài học về nhân quả mà Kim Dung đã rất tinh tế gửi gắm trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ
Độc giả muốn trải nghiệm thế giới kiếm hiệp Kim Dung theo phong cách của người Việt, có thể tham gia Kim Dung Quần Hiệp 2.0 tại fanpage: https://www.facebook.com/KimDungQuanHiepTruyen/
Bài có sử dụng tư liệu của nhạc sỹ Vũ Đức Sao Biển và Wikipedia
Theo GameK
Nhạc Bất Quần đã "tự cung" để học Tịch Tà Kiếm Pháp, cớ sao cả phim và game đều có... râu? Nhạc Bất Quần chỉ là một trong những chi tiết rất phi lý trong phim và game kiếm hiệp hiện nay khiến game thủ luôn phải thắc mắc. Thế giới kiếm hiệp đúng là vẫn còn rất nhiều điều khó hiểu khi được chuyển thể bởi người đời sau. Nhắc đến Nhạc Bất Quần, hầu hết các fans kiếm hiệp Kim Dung đều...