Tòa sẽ tuyên án vụ Vinasun kiện GrabTaxi đòi bồi thường 41 tỷ đồng?
Vụ kiện giữa Vinasun và GrabTaxi sau 3 phiên tòa vẫn chưa có hướng giải quyết. Đến phiên xử thứ tư, tòa sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng?
Sáng nay (17/10), tòa Kinh tế (TAND TP.HCM) đưa vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (công ty Ánh Dương – đơn vị sở hữu thương hiệu Taxi Vinasun) đối với bị đơn là công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam (GrabTaxi) ra xét xử.
Tài xế taxi Vinasun mang theo khẩu hiệu thể hiện sự ủng hộ lãnh đạo kiện GrabTaxi. Ảnh: Công Thư
Đây là lần thứ tư phiên tòa được mở để giải quyết vụ kiện tranh chấp này. Phiên tòa được mở lần đầu tiên vào tháng 2/2018. Tuy nhiên, sau đó tòa đã có quyết định tạm dừng phiên tòa để thu thập, bổ sung thêm chứng cứ nhằm làm rõ một số nội dung của vụ án.
Ngày 7/3, tòa Kinh tế lại mở phiên tòa xét xử nhưng lại tiếp tục ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Lý do được tòa đưa ra là do các bên chưa cung cấp đủ các chứng cứ cần thiết nên tòa đang yêu cầu sở Kế hoạch – Đầu tư và sở GTVT TP.HCM, bộ GTVT cung cấp một số tài liệu liên quan.
Đến ngày 24/9, cấp tòa này tiếp tục đưa vụ án ra xét xử, nhưng lại một lần nữa phải tạm dừng phiên tòa do bị đơn trong vụ án là GrabTaxi có đơn xin hoãn xử và không có mặt tại tòa.
Video đang HOT
Hàng ngàn tài xế xe taxi Vinasun kéo đến tòa để theo dõi phiên toà sáng ngày 17/10. Ảnh: Công Thư
Cũng giống như những phiên tòa trước đó, trong phiên tòa sáng nay (17/10), hàng ngàn tài xế taxi Vinasun đã đến dự tòa để gây áp lực. Họ mang theo băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu phía GrabTaxi phải tuân thủ pháp luật, đồng thời yêu cầu các cơ quan quản lý của Nhà nước phải quản lý Grab như taxi mới công bằng…
Hàng ngàn tài xế Vinasun vây kín sân tòa án, phía trong khu vực xử án cũng không còn một chỗ trống. Các tài xế, những người đến tham dự phiên tòa và báo chỉ chỉ được theo dõi qua màn hình đặt phía ngoài phòng xử.
Theo nội dung vụ kiện, Vinasun cho rằng phía GrabTaxi đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh… Hành vi này đã gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống như Vinasun, khiến lợi nhuận của Vinasun sụt giảm.
Đại diện Vinasun cho biết, GrabTaxi chỉ có chức năng cung cấp phần mềm kết nối, nhưng trên thực tế là kinh doanh vận tải taxi. GrabTaxi khi thực hiện đề án thí điểm của bộ GTVT đã cố tình đánh tráo khái niệm, ngụy biện mô hình kinh doanh.
GrabTaxi đã vi phạm hàng loạt quy định pháp luật, không tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vi phạm đề án thí điểm của bộ GTVT, khuyến mại tràn lan, phá giá… và là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận của Vinasun sụt giảm.
Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận sau thuế của Vinasun là gần 320 tỷ đồng, đến năm 2016 còn hơn 295 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh quý I, quý II năm 2017 của đơn vị chỉ còn 53 tỷ đồng. Đến hết quý II/2017, hơn 8.000 nhân viên của Vinasun nghỉ việc, hàng trăm đầu xe phải nằm bãi.
Phía Vinasun cho rằng, nguyên nhân của việc đơn vị này sụt giảm doanh thu là do những sai phạm của GrabTaxi nên GrabTaxi phải có trách nhiệm bồi thường. Vinasun yêu cầu tòa buộc Grab phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên 41 tỷ đồng, tương đương lợi nhuận bị sụt giảm trong hai năm 2016, 2017.
Trong khi đó, phía GrabTaxi lại cho rằng, cáo buộc của phía Vinasun là không có căn cứ. Bởi, GrabTaxi chỉ thực hiện theo đề án thí điểm của bộ GTVT và vi phạm (nếu có) thuộc về thẩm quyền xử lý của cơ quan chức năng, cũng như không phải là nguyên nhân khiến lợi nhuận của Vinasun sụt giảm.
Theo nguoiduatin
Hàng nghìn tài xế đến dự phiên tòa Vinasun kiện Grab
Sau nửa năm tạm đình chỉ để các bên bổ sung chứng cứ, TAND TP.HCM mở lại phiên xét xử vụ Vinasun kiện GrabTaxi, đòi bồi thường hơn 41 tỷ đồng.
Sáng 24/9, hàng nghìn tài xế taxi đến TAND TP.HCM, dự phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab).
Đây là lần thứ 3 phiên tòa được mở. Ở 2 lần trước đó, HĐXX quyết định hoãn và tạm đình chỉ do cần phải đợi kết quả thu thập chứng cứ, tài liệu từ Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM và Bộ Giao thông Vận tải.
Tuy nhiên, tại phiên tòa sáng nay phía Grab vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên xử. Luật sư Nguyễn Thanh Vân (bảo vệ quyền lợi của bị đơn) cho rằng Grab đã thu thập tài liệu theo yêu cầu của tòa nhưng cần thời gian khoảng một tháng để xem xét, thẩm định lại hồ sơ. Vì vậy, Grab đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.
Vinasun khởi kiện GrabTaxi với nội dung đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với khoản lợi nhuận bị giảm sút hơn 41 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Hình thức mà Vinasun yêu cầu GrabTaxi thực hiện là bồi thường một lần.
Theo Vinasun, nguyên nhân khoản lợi nhuận của công ty bị giảm là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật Việt Nam của Grab. Cụ thể, hãng này cho rằng dù Grab tự nhận là công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải nhưng thực chất là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.
Tài xế Vinasun đến TAND TP.HCM sáng 24/9. Ảnh: Hoài Thanh.
Tại phiên xử ngày 7/3, phía nguyên đơn đưa ra những dẫn chứng, lập luận để chứng minh GrabTaxi vi phạm đề án 24, thông tư và nghị định của Chính phủ. Cụ thể, luật sư Vinasun chỉ ra theo đề án 24, GrabTaxi khẳng định chỉ tham gia kinh doanh phần mềm ứng dụng, không kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, GrabTaxi đã định giá cước, thu tiền, điều chỉnh giá cao điểm....
Đại diện nguyên đơn cho rằng GrabTaxi có dấu hiệu vi phạm trách nhiệm với Nhà nước. Điều này thể hiện ở việc trong 3 năm, doanh nghiệp này khai lỗ hơn 938 tỷ đồng, lớn gấp 4,7 lần vốn điều lệ của Grab. Trong khi số xe lên tới 12.000 chiếc ở TP.HCM, nhưng chỉ đóng thuế 9,5 tỷ. GrabTaxi được đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt về thuế.
Luật sư phía bị đơn cho rằng đây là vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Vinasun phải cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Grab có hành vi vi phạm pháp luật; Vinasun có thiệt hại thực tế; Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại.
Ông Mã Bửu Thịnh, đại diện của GrabTaxi tại tòa. Ảnh: Hoài Thanh.
Về cáo buộc của Vinasun khi cho rằng GrabTaxi không thực hiện đúng đề án 24 của Bộ Giao thông vận tải, Grab trình bày việc xem xét này thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải. Nếu có ý kiến hoạt động kinh doanh của nguyên đơn gây thiệt hại cho Vinasun thì Vinasun phải khiếu nại quyết định cho phép đề án thí điểm lên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hoặc khiếu kiện hành chính.
GrabTaxi cho rằng thiệt hại hơn 40 tỷ đồng của nguyên đơn đưa ra dựa trên báo cáo nghiên cứu thị trường chưa được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận nên không được coi là căn cứ để xác định thiệt hại.
Theo searchtotal
Vinasun khó đòi Grab bồi thường 40 tỷ? Lợi nhuận sụt giảm của Vinasun do nhiều yếu tố: Cung cầu thị trường, sự lựa chọn của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh khác và cũng có thể từ chính chất lượng dịch vụ của Vinasun. Uber, Grab và taxi tranh giành thị trường Việt như thế nào? Vào Việt Nam năm 2014, Uber, Grab đã đẩy cuộc đua tranh thị...