Tòa phúc thẩm Mỹ đồng ý hủy bỏ vụ xử ông Trump về tài liệu mật
Đối với chính thể Taliban ở Afghanistan, chuyến thăm của Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Nga Sergei Shoigu là một món quà nhiều giá trị.
Ông Shoigu là đại diện cao cấp nhất của Nga tới Afghanistan từ sau khi Taliban trở lại cầm quyền và khôi phục chính thể cũ. Hơn 3 năm trôi qua kể từ khi nắm quyền, chính thể Taliban vẫn chưa được thế giới bên ngoài công nhận ngoại giao rộng rãi. Mới đây nhất, lần đầu tiên chính thể Taliban được mời tham dự một hội nghị quốc tế lớn là Hội nghị cấp cao lần thứ 29 của LHQ về khí hậu trái đất (COP29) diễn ra ở thủ đô Baku ( Azerbaijan). Chuyến thăm của ông Shoigu báo hiệu chuyển biến mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với Taliban trong mối quan hệ với Moscow nói riêng và với thế giới bên ngoài nói chung.
Ông Sergei Shoigu. ẢNH: REUTERS
Món quà của Nga cho Taliban còn là chủ định rút Taliban ra khỏi danh sách những tổ chức và lực lượng bị Moscow cấm, mở đường gây dựng quan hệ ngoại giao và hợp tác bình thường với nhau. Ở Afghanistan, ông Shoigu khẳng định với Taliban chủ trương của Nga thúc đẩy quan hệ hợp tác và kinh tế, thương mại với chính thể Taliban. Việc này trợ giúp rất đắc lực cho chính thể Taliban vừa phát triển kinh tế – xã hội vừa dần thoát ra khỏi tình trạng bị biệt lập với thế giới bên ngoài như hiện tại.
Video đang HOT
Nga đang nỗ lực kiến tạo Afghanistan thành đối tác mới trong bối cảnh tình hình mới trên thế giới và ở vùng khu vực xung quanh Nga và Afghanistan. Nga định hướng chính sách như vậy bởi cần hợp tác với Taliban để đối phó với nguy cơ bị tấn công, khủng bố bởi những phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan, đặc biệt từ những tàn binh của Nhà nước Hồi giáo (IS) đang trú ngụ ở Afghanistan. Bên cạnh đó, Afghanistan có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú mà Nga muốn được cung ứng. Moscow tranh thủ Taliban để ganh đua ảnh hưởng với một số đối tác khác ở Afghanistan và khu vực. Cả Moscow và Taliban đều được lợi đơn, ích kép.
Thêm cơ hội cho tương lai xanh
Sau hai tuần đàm phán căng thẳng tại thủ đô Baku của Azerbaijan, dù còn nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) đã kết thúc với những bước tiến đáng hoan nghênh trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu đang là vấn đề báo động với mức nhiệt độ và lượng khí thải nhà kính toàn cầu năm 2024 đều được dự báo cao kỷ lục.
Trung tâm hội nghị, nơi diễn ra Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan, ngày 21/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Về những kết quả đáng chú ý tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế của Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) khẳng định, bước đột phá quan trọng đầu tiên của COP29 là đạt được đồng thuận về cách thức hoạt động của thị trường carbon, bao gồm giao dịch giữa các quốc gia (Điều 6.2) và cơ chế tín chỉ carbon (Điều 6.4), giúp thiết lập tiêu chuẩn mới cho thị trường tín chỉ carbon.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam, đột phá tiếp theo là thỏa thuận mới về tài chính khí hậu, được gọi là "Mục tiêu định lượng tập thể mới". Gần 200 quốc gia nhất trí với mục tiêu tăng gấp 3 lần khoản tài chính công hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, từ 100 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm đến năm 2035. Thỏa thuận cũng đặt ra mục tiêu huy động tổng cộng 1.300 tỷ USD mỗi năm từ cả nguồn công và tư cho các quốc gia đang phát triển.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã ca ngợi thỏa thuận trị giá 300 tỷ USD trên đánh dấu "một kỷ nguyên mới cho hợp tác và tài chính khí hậu, thúc đẩy đầu tư vào quá trình chuyển đổi sạch, giảm phát thải và xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu". Thư ký điều hành UNFCCC, ông Simon Stiell cũng nhấn mạnh mục tiêu tài chính mới đạt được là một "chính sách bảo hiểm cho nhân loại" trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Dù vậy, ông lưu ý rằng thỏa thuận chưa đáp ứng đầy đủ mong đợi của tất cả các bên và cần nhiều nỗ lực hơn trong năm tới.
Các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan ngày 12/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngoài tài chính khí hậu, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam đánh giá, COP29 đã giải quyết thành công các vấn đề minh bạch báo cáo khí hậu, với việc hoàn thành các công cụ báo cáo mới cho Khung tăng cường minh bạch (ETF) của Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, góp phần tăng cường chính sách khí hậu và xác định nhu cầu tài chính. Bên cạnh đó, COP29 đã thiết lập chương trình hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Quốc gia Thích ứng với biến đổi khí hậu (NAPs) cho các nước kém phát triển. COP29 đồng thời đã nâng cao tiếng nói của các cộng đồng địa phương và người dân bản địa trong hành động khí hậu, tái khẳng định tầm quan trọng của bình đẳng giới và thúc đẩy lồng ghép giới vào các chính sách khí hậu. COP29 cũng lần đầu tiên ghi nhận sự tham gia của trẻ em trong Diễn đàn Khí hậu do Thanh niên lãnh đạo, nhấn mạnh tính bao trùm và hợp tác giữa các thế hệ trong hành động khí hậu.
Dù đạt được những thành tựu trên, song COP29, vốn thiếu vắng các nhà lãnh đạo hàng đầu, cũng gây thất vọng, thậm chí còn được cho là "bước lùi" trong cuộc chiến ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bà Laurence Tubiana, "kiến trúc sư" của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, đánh giá hội nghị tại Baku thiếu đi tính tham vọng cấp bách trong thời điểm hiện nay. Bà cho rằng nguyên nhân gây ra khủng hoảng khí hậu đã rất rõ ràng, nhưng các quốc gia vẫn không dám đối đầu với những "đối tượng gây ô nhiễm" chính là các quốc gia sản xuất dầu mỏ, chỉ vì lợi ích kinh tế ngắn hạn. Điều này cho thấy những cam kết mạnh mẽ trong các cuộc họp trước đó vẫn chưa đủ để tạo ra những đổi thay thật sự.
Trung tâm hội nghị, nơi diễn ra Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan ngày 11/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, con số 300 tỷ USD mỗi năm mà các quốc gia giàu có cam kết hỗ trợ cho các nước nghèo, dù đã tăng đáng kể so với cam kết 100 tỷ USD trước đó, vẫn bị coi là quá thấp và không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Các quốc gia dễ bị tổn thương cho rằng số tiền này không đủ để giúp họ đối phó với các tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Đại diện phái đoàn Ấn Độ Chandni Raina khẳng định đây là một khoản tiền quá nhỏ và văn bản thỏa thuận chẳng hơn gì "một ảo ảnh thị giác". Liên minh các quốc đảo nhỏ - nhóm các nước đối mặt rủi ro cao từ biến đổi khí hậu - cho rằng khoản tiền này là "sự xem thường" đối với những người dân dễ chịu ảnh hưởng. Đại diện Kenya, ông Ali Mohamed, Chủ tịch Nhóm đàm phán châu Phi, nói con số này là "hoàn toàn không thể chấp nhận được và không đủ".
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nam, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, Điều phối quốc gia Chương trình Tăng trưởng tương thích với khí hậu CCG, cũng cho biết, "trước thềm hội nghị, có rất nhiều báo cáo của các nhóm nghiên cứu và của LHQ về nhu cầu tài chính cho khí hậu toàn thế giới, với con số đưa ra là khoảng 6.300 đến 6.700 tỷ USD/năm cho đến năm 2030. So với con số này, các cam kết tài chính mà các quốc gia đưa ra cách khá xa mục tiêu nhu cầu về tài chính khí hậu."
Nhìn chung, những mối lo ngại về vấn đề khí hậu vẫn chưa thể được xoa dịu tại COP29, nhất là trong bối cảnh Mỹ, một bên thải lượng khí nhà kính lớn, có khả năng một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris. Sự thay đổi đường lối chính sách khí hậu của Mỹ trong thời gian tới, cùng những vấn đề địa chính trị khác của thế giới, có thể sẽ làm chậm đi, thậm chí trì hoãn một số các thỏa thuận mà thế giới đạt được đồng thuận trong thời gian vừa qua. So với yêu cầu cấp bách cần có một bước ngoặt trong nỗ lực toàn cầu về vấn đề khí hậu, cộng đồng quốc tế chắn chắn vẫn còn rất nhiều việc phải làm sau Hội nghị COP 29.
Tuy nhiên, dù đàm phán đôi lúc đứng trên bờ vực sụp đổ, các thỏa thuận đạt được chưa đáp ứng được tất cả kỳ vọng, những kết quả đạt được tại COP29 vẫn là những điểm sáng giúp đặt nền móng để thế giới có thể xây dựng một hệ thống tài chính tài trợ cho quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch của các nước nghèo. Thế giới hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những tiến bộ đáng kể hơn tại COP30 ở Brazil vào năm sau, khi những cam kết đạt được tại Baku được biến thành những hành động cụ thể và trở thành động lực, ngăn nguy cơ đổ vỡ trong hệ thống khí hậu toàn cầu.
Bất chấp những khó khăn và thách thức tại COP29, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành làm Trưởng đoàn đã có nhiều đề xuất và hoạt động rất nỗ lực, không chỉ gửi gắm thông điệp trong thời gian vừa qua mà cả cam kết trong thời gian tới. Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam nhận định, Việt Nam đã gửi đến một bản kế hoạch thích ứng quốc gia cập nhật, thể hiện tham vọng và những cam kết của Việt Nam trong hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Việt Nam vẫn tiếp tục cam kết và theo đuổi những nỗ lực về mục tiêu phát thải ròng vào năm 2050. Đây là một trong những lần tái khẳng định của Việt Nam kiên trì đi theo đường lối chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và có trách nhiệm, thể hiện thái độ và tầm nhìn chiến lược để đóng góp cho thế hệ tương lai.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cảnh báo về ý định đảo ngược chính sách hỗ trợ xe điện BNgày 15/11, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cảnh báo rằng những cam kết đảo ngược chính sách hỗ trợ xe điện của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không đem lại lợi ích cho nước này. Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Bộ trưởng Năng lượng Mỹ...