Tòa nhà chọc trời với bể bơi vô cực dài nhất
Cặp đôi tháp chọc trời One Za’ebeel mới khai trương tại Dubai đã ngay lập tức đoạt ngôi vị tòa nhà có kết cấu đúc hẫng (có thể hiểu là phần nhô ra như ban công) dài nhất thế giới.
Kết cấu đúc hẫng này có chiều dài tổng thể 120 mét (tương đương 393 bộ), bao gồm cả một bể bơi vô cực và chỗ ngắm cảnh.
Điểm đặc biệt của kết cấu đúc hẫng của One Za’ebeel là ở chỗ nó chỉ kết nối với cấu trúc chính tại 1 điểm, với độ cao 67,5 mét (221 bộ) so với mặt đất, và nằm trên kết cấu gọi là The Link, chính là kết cấu nối 2 tòa tháp đôi có chiều cao 230 mét.
Bản thân phần ban công đặc biệt này cũng có 3 tầng, bao gồm cả nhà hàng và các gian bán đồ lưu niệm lơ lửng giữa không trung, là điểm dừng chân chính của khách du lịch. Có trọng lượng gần 10 nghìn tấn, cấu trúc đúc hẫng này được chia làm 8 phần chịu lực với những khối bê tông đúc sẵn khổng lồ.
Cặp tháp đôi trị giá 1 tỷ USD này dự định khai trương cuối năm 2021, nhưng đã phải lùi lại tới vừa rồi vì đại dịch COVID-19.
Nhật Bản: Tòa nhà chọc trời chống động đất 9 độ richter
Tòa nhà Mori JP Tower cao hơn 325 m trang bị nhiều hệ thống giúp giảm rung lắc mạnh, có thể trụ vững trong động đất mạnh tới 9 độ richter.
Mori JP Tower trở thành tòa nhà cao nhất Nhật Bản, với chiều cao 325,2 m ở Tokyo. Tòa nhà được thiết kế để giảm sử dụng năng lượng từ lưới điện với nhiều trang bị bền vững và khả năng chịu địa chấn
Video đang HOT
Mori JP Tower thiết kế nhiều không gian xanh, gần hai tòa tháp chọc trời khác
Nó có mặt ngoài lắp kính lắp đối xứng, 4 mặt kính uốn cong giống cánh hoa sen
Ngoại thất của tòa nhà được chiếu sáng bằng những dải đèn tích hợp, giúp công trình phát sáng hài hòa vào ban đêm
Ở bên trong, tòa nhà có 64 tầng, kết hợp không gian căn hộ và văn phòng
Mori JP Tower là tòa nhà chọc trời cao nhất Nhật Bản nhưng không phải công trình cao nhất
Danh hiệu đó thuộc về tháp Tokyo Skytree (634 m). Ngoài ra, có tháp Tokyo (332,9 m) cũng cao hơn Mori JP Tower
Cả hai đều là tháp phát sóng và quan sát, không nằm trong xếp hạng chiều cao của Hội đồng nhà cao tầng và môi trường sống đô thị do không đáp ứng tiêu chí ít nhất 50% diện tích có người ở
Theo nhà thầu Mori, tòa nhà sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường ngay cả trong trận động đất mạnh 9 độ richter như đại địa chấn Nhật Bản năm 2011
Để đảm bảo tòa nhà chọc trời trụ vững, các cọc ống thép chứa đầy bê tông cường độ cao và một số hệ thống giảm chấn được lắp đặt để giảm lắc lư
Ngoài ra, tòa nhà cũng có nơi trú ẩn khẩn cấp với sức chứa 3.600 người và nơi tích trữ nhu yếu phẩm đề phòng thiên tai
Thép và bê tông độ bền cao được sử dụng để giữ cân bằng công trình. Thiết bị kiểm soát độ rung ở những khu vực chủ chốt, giúp giảm hiệu quả rung động trong động đất, dẫn tới khả năng chịu lắc mạnh
Ngoài ra, thiết bị quy mô lớn gọi là bộ giảm chấn khối lượng chủ động cũng giúp hạn chế đung đưa ở đỉnh tòa nhà khi gió mạnh" src="https://i.vietgiaitri.com/2024/3/21/nhat-ban-toa-nha-choc-troi-chong-dong-dat-9-do-richter-02e-7122300.png" data-link="https://streaming-cms-anninhthudo.epicdn.me/40c6b3267e2e8693023d2f83ea044495/65fc6790/2024_03_20/how_japans_builders_absorbed_the_lessons_of_the_2011_earthquake_nikkei_asia_316.mp4" class="video
Tất cả điện dùng cho tòa nhà đến từ nguồn năng lượng tái tạo với nhiệt lượng được khai thác từ hệ thống cống. Tòa nhà cũng lưu trữ và xử lý nước mưa để tưới cho cây xanh trong khi nước thải từ hộ dân cư được thu thập và sử dụng ở phòng tắm của các tầng văn phòng.
Bể bơi vô cực treo dài nhất thế giới, điểm đến 'hot' ở Dubai năm 2024 Sau khi khai trương tòa cao ốc đúc hẫng dài nhất thế giới, Dubai tiếp tục thu hút sự chú ý của du khách toàn cầu với bể bơi vô cực treo dài nhất thế giới, nằm ở chính tòa nhà kể trên. Tòa tháp đôi chọc trời mới khai trương One Za'abeel tại Dubai (UAE) là nơi có tòa nhà đúc hẫng...