Tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới được ‘tái chế’
AMP Centre từng là tòa nhà cao nhất Sydney (Australia) và nay chủ sỡ hữu muốn thay công trình được xây từ thập niên 70 của thế kỷ trước này bằng thiết kế mới lớn hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn về năng lượng.
Kiến trúc bên ngoài của Tháp Quay Quarter. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, việc phá dỡ các tòa nhà cao tầng thường gây tác động lớn đến môi trường, từ chất thải xây dựng đến khí CO2 do máy móc hạng nặng thải ra. Vì vậy, vào năm 2014, công ty đầu tư AMP Capital (Australia) đã phát động một cuộc thi kiến trúc với yêu cầu chưa từng có tiền lệ: Xây dựng một tòa nhà chọc trời mới mà không phá hủy tòa nhà cũ.
Được mệnh danh là tòa nhà cao tầng đầu tiên trên thế giới được “tái chế”, công trình mới trên khung của AMP Centre đã được khánh thành vào đầu năm nay với tên Tháp Quay Quarter. Vào ngày 2/12, Tháp Quay Quarter được vinh danh World Building of the Year 2022 ( công trình của năm).
Tháp Quay Quarter cao 206m, gồm 49 tầng được cơi nới rộng rãi và giữ lại hơn 2/3 cấu trúc cũ, bao gồm dầm và cột, cũng như 95% lõi của tòa nhà ban đầu.
Công ty kiến trúc Đan Mạch 3XN là đơn vị thiết kế Tháp Quay Quarter. Ông Fred Holt tại 3XN chia sẻ: “Xét về khả năng tồn tại thì tòa tháp sắp hết tuổi thọ nhưng cấu trúc và khung của công trình thực sự có thể tồn tại lâu hơn rất nhiều”.
Sau khi loại bỏ những phần không thể cứu vãn của tòa nhà cũ, công nhân xây dựng đã tạo lên một cấu trúc mới bên cạnh nó và sau đó họ “ghép” vào những gì còn lại. Một mặt ngoài bằng kính được bọc xung quanh cả hai để tạo ra tòa nhà chọc trời duy nhất.
Công nhân cũng để lại một khoảng trống 4 mét giữa các cấu trúc mới và cũ cho đến giai đoạn thi công cuối cùng, điều này giúp bê tông mới có thời gian ổn định trước khi tiến hành “ghép”.
Thiết kế mới đã tăng gấp đôi diện tích sàn có sẵn của tòa nhà và do đó tăng số lượng người mà tòa nhà có thể chứa, từ 4.500 lên 9.000.
Video đang HOT
Cấu trúc bên trong Tháp Quay Quarter. Ảnh: CNN
Các kiến trúc sư tin rằng phương pháp của họ đã tiết kiệm được 12.000 tấn CO2 so với việc phá AMP Centre và bắt đầu lại từ đầu, đủ để cung cấp năng lượng cho tòa nhà trong hơn ba năm. Bên cạnh đó là giảm các vật liệu nhiều carbon như bê tông, kế hoạch này cũng tiết kiệm tới một năm thời gian xây dựng.
Ông Holt trích lời cựu Chủ tịch Viện Kiến trúc Mỹ Carl Elefante: “Tòa nhà xanh nhất là tòa nhà đã tồn tại”.
Giám đốc sáng tạo của 3XN Kim Herforth Nielsen nhận xét nhìn từ bên ngoài, không còn dấu vết rõ ràng nào của AMP Centre những năm 1970. Bên trong tòa nhà cũng vậy, hai phần cũ và mới của Tháp Quay Quarter đã được “pha trộn” liền mạch.
Ông Nielsen bổ sung: “Khi ở trong đó, bạn không còn băn khoăn về cấu trúc cũ ở đâu và cấu trúc mới ở đâu. Điều đó rất quan trọng”.
10 cách tái chế đồ dùng độc đáo, hay ho từ chai nhựa bỏ đi
Không chỉ dùng để làm cốc đựng bút, khay đựng thực phẩm, bạn có thể dùng những chai nhựa cũ này để làm chổi quét sân, đèn, ngăn kéo để đồ, đồ chơi cho bé.
Số lượng những chai nhựa chúng ta sử dụng trong cuộc sống hiện đại ngày càng nhiều, từ nước suối, nước giải khát, chai đựng dầu ăn, sữa...
Sau khi dùng xong, chúng ta có thể làm được những việc gì với các vỏ chai đó? Thông thường chúng ta sẽ bỏ vào thùng rác, hay cũng có thể giữ lại để đựng nước hoặc đồ ăn gì khác. Nhưng số lượng tái chế này không nhiều. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn nhiều cách hơn để tái chế những chai nhựa cũ này, đây không chỉ là một cách để bảo vệ môi trường, mà còn là cách tiết kiệm tiền cho chính bạn và gia đình.
Mỗi vỏ chai dù hình dáng, kích thước có khác biệt nhưng cũng gồm cách phần căn bản: nắp chai, miệng chai, thân chai và đáy chai. Tùy theo mỗi ý tưởng mà chúng ta sử dụng từng phần hay tất cả các phần.
1. Cắt phần đáy những chai nước và dùng nó để đựng những thứ nhỏ lặt vặt như dây thun, ghim, cúc áo...
2. Bạn có thể tận dụng phần đầu của chai nhựa để làm túi đựng thực phẩm. Cho thực phẩm vào túi nilon, sau đó luồn miệng túi qua miệng chai, mở miệng túi ra ngoài miệng chai và dùng nắp chai vặn chặt lại. Bạn sẽ không bao giờ phải lo túi không đủ kín để bảo quàn thực phẩm nữa.
3. Cắt lấy phần đáy ống nhựa, nhưng chú ý đủ cao để cất bút, thước. Bạn có thể dán thêm băng dính màu cho đẹp nếu muốn. Đối với những hộp hình vuông, bạn có thể dùng băng dính để gắn liền chúng nếu nhu cầu sử dụng của bạn nhiều.
4. Nếu bạn muốn trông đẹp mắt và ngộ nghĩnh hơn thì có thể cắt, khoét, sơn thêm màu để những chai nhựa có hồn hơn.
5. Những chiếc can nhựa cũng có thể làm thành những khay đựng bút tuyệt vời, hoặc bạn có thể treo nó vào một thanh gỗ nếu không muốn bày dọc khắp bàn.
6. Cắt phần đáy của hai chai nhựa cùng kích thước và kiểu dáng, dùng keo nến để gắn khóa vào hai bên, bạn đã có chiếc hộp đựng tai nghe, tiền lẻ...vô cùng cá tính rồi nhé.
7. Bạn cũng có thể tự làm túi đựng bút với cách làm tương tự, nhưng chỉ sử dụng một chai nhựa thôi.
8. Bạn có thể cắt phần trên của những chai nhựa lớn (can dầu, bình nước 5 lít...), sơn màu cho nó, sau đó biến chúng thành những chiếc chụp đèn độc đáo cho ngôi nhà bạn.
9. Nếu nhà bạn có sân vườn, hãy kiếm những chai nhựa nhiều màu, sau đó khoét đáy chai để lắp bóng đèn và nối dây điện vào chai. Lưu ý bạn cũng nên bỏ đi phần nắp chai để nhiệt bóng đèn trong chai không quá nóng. Treo chúng lên trên cao, và bật công tắc lên, bạn sẽ thấy sân vườn nhà mình đẹp hơn bao giờ hết.
10. Những chiếc nắp chai có thể được đục lỗ, sau đó sâu lại với nhau và biến thành con rắn làm đồ chơi cho bé nhà bạn.
Cảnh tượng khác lạ ở thành phố Qatar xây dựng riêng phục vụ chung kết World Cup Còn 3 tuần nữa là đến ngày tổ chức trận chung kết World Cup, thành phố Lusail do Qatar xây mới hoàn toàn vẫn còn tương đối vắng vẻ. Một chú mèo đi bộ trên đường phố Lusail, thành phố được Qatar xây mới hoàn toàn phục vụ World Cup và tầm nhìn dài hạn. Những con phố vắng bóng người qua lại,...