Tòa nhà 130 tuổi ở Sài Gòn thay ‘áo mới’
Trụ sở Bưu điện TP HCM gần 130 tuổi đang được sơn, sửa khi màu thời gian đã phủ đầy bề mặt và làm nhiều hạng mục bong tróc.
Tòa nhà Bưu điện thành phố tọa lạc tại số 2 Công xã Paris (phường Bến Nghé, quận 1). Hiện, mặt tiền của tòa nhà đã được sơn xong với màu vàng chủ đạo. Đây cũng là màu gốc của tòa nhà và là màu của ngành bưu chính.
Phó giám đốc Bưu điện TP HCM Nguyễn Thu Vân cho biết, kể từ năm 1975 thì lần sơn, sửa này có quy mô nhất. Kinh phí thực hiện được Tổng công ty Bưu chính Việt Nam chi trả. Ngoài sơn phết lại, đơn vị này còn kết hợp sửa chữa một số hạng mục bị dột trên nóc..
Bức phù điêu ngay cổng chính sau khi được sơn mới. Bưu điện TP HCM yêu cầu đơn vị thi công giữ nguyên kiến trúc cũ của tòa nhà. Mọi chi tiết phù điêu, hoa văn không được tác động hay thay đổi.
Du khách nước ngoài tỏ ra thích thú với màu sắc mới của tòa kiến trúc cổ.
“Kiến trúc độc đáo hàng trăm năm này đẹp hơn khi được trùng tu. Cảm ơn các bạn vì vẫn giữ nguyên các hoa văn, kiến trúc xưa cổ kính quý báu”, một người nước ngoài sống lâu năm ở Sài Gòn cho biết.
Video đang HOT
Đơn vị thi công chia ra làm từng khu vực nên tòa nhà vẫn mở cửa để làm việc và phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch trong, ngoài nước bình thường.
Do tính chất quan trọng của tòa nhà, trước khi sơn, sửa, bưu điện TP đã lập ra hội đồng thẩm định để xem xét các khả năng để việc thi công không tác động đến giá trị công trình.
Trước khi thi công, bưu điện cho sơn một số chỗ để ngoài trời vài tháng để thử tác động của gió mưa. “Tòa nhà này rất quan trọng nên chúng tôi làm cẩn thận bởi đây là di sản của thành phố”, Phó giám đốc bưu điện cho biết.
Sau khi sơn phết bên ngoài, phía trong cũng được sơn mới. “Hơn 40 năm làm ở đây tôi thấy việc sơn sửa lại là cần thiết vì một số hạng mục đã bong tróc, màu sơn đã phai rồi”, ông Dương Văn Ngộ, người viết thư thuê nổi tiếng ở Bưu điện TP nói.
Bưu điện TP HCM cho biết kinh phí để sửa hết vài tỷ đồng do tòa nhà có diện tích lớn và đơn vị thi công làm theo hình thức cuốn chiếu. Dự kiến đến Tết Nguyên đán việc sơn sửa sẽ hoàn thành.
Tòa nhà Bưu điện thành phố cùng với Nhà thờ Đức Bà, thương xá Tax… là biểu tượng của TP HCM và được người Pháp xây dựng năm 1886 làm nơi truyền điện tín, thư từ. Trải qua 130 năm, tòa nhà vẫn giữ nguyên chức năng. Bưu điện TP cũng là địa điểm thu hút hàng nghìn khách du lịch quốc tế mỗi ngày.
Duy Trần
Theo VNE
Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Phó Thủ tướng đề nghị VKS Tối cao giải quyết
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có công văn hỏa tốc đề nghị VKSND Tối cao xem xét giải quyết vụ việc tử tù Hồ Duy Hải theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả đến Phó Thủ tướng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi công văn hỏa tốc đến VKSND Tối cao đề nghị xem xét giải quyết theo quy định và báo cáo kết quả.
Sáng nay 13/12, trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Loan (51 tuổi, ngụ ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) giọng nghẹn ngào chia sẻ: " Tôi đã nhận được công văn phản hồi của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét giải quyết đơn khiếu nại việc con trai tôi là Hồ Duy Hải bị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TPHCM tuyên án tử hình trong vụ án giết 2 nữ nhân viên rồi cướp của xảy ra tại bưu điện Cầu Voi (Long An). Gia đình tôi vô cùng mừng vui vì tôi còn có cơ hội được kêu oan cho con".
Công văn "Hỏa tốc" của Văn phòng Chính phủ gởi VKS nhân dân tối cao nêu rõ "Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Loan đề nghị xem xét lại bản án Hình sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tại TPHCM tuyên phạt tử hình Hồ Duy Hải về tội giết người, cướp tài sản trong vụ án Bưu điện Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An".
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Loan (SN 1963, ấp 1, xã Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An) đề nghị xét xét lại bản án Hình sự Phúc thẩm của TAND Tối cao tại TPHCM tuyên phạt Hồ Duy Hải tử hình về 2 tội danh: "giết người", "cướp tài sản", trong vụ án tại Bưu điện Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ chuyển đơn của bà Nguyễn Thị Loan đến VKSND Tối cao để giải quyết theo quy định và báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ kết quả.
Ngày 7/12, bà Loan cũng đã gửi Đơn kêu oan khẩn cấp đến Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Trương Tấn Sang. Nội dung đơn cho rằng quá trình điều tra, xét xử có nhiều sai phạm, không khách quan, trong khi con bà có dấu hiệu oan sai, ngoại phạm rất rõ ràng.
Theo đơn kêu oan của bà Loan, có 5 vấn đề liên quan đến vụ án mà cơ quan tố tụng buộc tội con bà có dấu hiệu oan sai: thứ nhất, trong vụ án này Hồ Duy Hải không bị bắt quả tang, mà chỉ bị bắt sau hơn hai tháng, khi bắt không có nguyên nhân liên quan. Vụ án cũng không có nhân chứng nào nhìn thấy kẻ gây án hay xác nhận nhìn thấy Hồ Duy Hải tại bưu điện Cầu Voi.
Thứ hai, theo kết quả giám định pháp y cả 10 dấu vân tay của Hồ Duy Hải không phải là dấu vân tay của hung thủ được thu giữ tại hiện trường.
Thứ ba, mặc dù bản án kết luận Hồ Duy Hải đã dùng hung khí là dao, thớt và ghế cắt cổ hai nạn nhân đến chết và để lại hung khí ngay tại hiện trường. Nhưng trong quá trình khám nghiệm hiện trường sau khi vụ án xảy ra, không hề thu giữ được hay phát hiện bất kỳ tang vật nào như vậy. Không hiểu vì lý do gì cơ quan điều tra lại tự ý mua dao, thớt ở chợ mang về làm tang vật và kết tội Hải.
Thứ tư, quá trình điều tra cho thấy, có rất nhiều sai sót, vi phạm như điều tra tự ý chỉnh sửa các bản khai, tiến hành nhận dạng người, tang vật nhưng không có người chứng kiến theo quy định... Dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án rất rõ ràng.
Thứ năm, Hồ Duy Hải kêu oan tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Và hơn suốt 6 năm qua mỗi lần gia đình vào thăm Hải, Hải đều khẳng định mình bị oan, mong mỏi gia đình nhờ Chủ tịch nước cứu giúp.
Theo cáo trạng Viện KSND tỉnh Long An, vào lúc 19h30 ngày 13/1/2008 Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi (tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).
Do nảy sinh ý định quan hệ tình dục với Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) - nhân viên bưu điện Cầu Voi, Hải đưa tiền cho Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) - cũng là nhân viên bưu điện, đi mua trái cây. Khi Vân vừa đi khỏi, Hải kéo Hồng vào buồng và đẩy nằm ngửa xuống đi-văng. Hồng phản ứng, dùng chân đạp vào bụng Hải rồi đi về phía cầu thang.
Hải đuổi theo đẩy vào góc tường nhưng Hồng kêu la. Sợ bị phát hiện, Hải dùng tay bóp cổ, đẩy nạn nhân ngã xuống sàn rồi lấy tấm thớt gỗ đập vào đầu Hồng nhiều lần đến khi bất tỉnh. Sau đó vào bếp lấy con dao inox ra cắt cổ nạn nhân rồi lôi xác vào giấu ở góc cầu thang.
Tuấn Hợp - Vũ Lê
Theo Dantri
Sẽ đăng ký hộ tịch qua bưu điện, mạng internet Đây là một trong những nội dung mới của luật Hộ tịch được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 13, được chính thức công bố ngày 12.12 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2016. Người dân sẽ có thể đăng ký hộ tịch mà không phải đến cơ quan chức năng- Ảnh: Diệp Đức Minh Theo Bộ Tư pháp,...