Tòa lâu đài bí ẩn chỉ “hiện hình” khoảng 10 lần mỗi năm
Cảnh sắc một tòa lâu đài nằm trên đỉnh núi, bồng bềnh trong làn mây ngỡ như chỉ có trong truyện cổ tích nhưng lại có thật. Và bạn chỉ được nhìn thấy nó vào 10 dịp sau.
Nằm ngự trên một ngọn đồi bao quát thành phố Ono ở Fukui, Nhật Bản, tòa lâu đài Echizen Ono còn được biết đến với tên gọi là “Lâu đài trong mây”. Người ta uớc tính khoảng 10 lần trong 1 năm tòa lâu đài này mới xuất hiện trên làn mây bồng bềnh như một cảnh trong truyện cổ tích.
Tòa lâu đài nằm trên một con đồi nhỏ quanh năm chìm trong sương mù, nhìn ra thành phố Ono ở Fukui, Nhật Bản.
Những ngày bình thường, vì nằm ở ngọn đồi hoang vu mà quanh năm tòa lâu đài này luôn chỉ chìm trong sương mù. Chỉ vào những thời khắc nhất định nào đó trong năm nó mới “hiện hình”.
Những luồng mây hình thành khi ngày trước đó có độ ẩm cao, sự chênh lệch giữa trưa ngày hôm qua và sáng hôm sau lớn và điều kiện cuối cùng là tốc độ gió nhẹ. Tòa lâu đài cổ hiện lên rõ ràng nhất trong khoảng thời gian từ khi mặt trời mọc đến khoảng 9h sáng.
Du khách chỉ có thể ngắm nhìn tòa lâu đài kỳ bí này rất ít lần trong năm.
Cảnh tượng tuyệt đẹp ngỡ chỉ có trong cổ tích.
Khối kiến trúc cổ này được xây dựng theo lệnh của võ tướng Kanamori Nagachika năm 1580. Lâu đài cũng đã trải qua nhiều chủ khác nhau trong thời kỳ chiến tranh. Tòa lâu đài từng được tu sửa vào 1968, các thông tin về tòa lâu đài này được trưng bày ở bên trong.
Cận cảnh tòa lâu đài khi không bị sương và mây bao phủ.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Bạn sẽ được NASA trao thưởng 680 triệu nếu trả lời được câu hỏi hóc búa này
Không cần bạn phải là một chuyên gia không gian, bất kì ai có trí sáng tạo và óc thực tiễn đều có thể tham gia
Cơ quan hàng không và không gian Mỹ (National Aeronautics and Space Administration) đang rất cần giải quyết một vấn đề hóc búa về chuyện ăn ở và sức khỏe của các phi hành gia. Vấn đề tế nhị đó chính là: đi cầu.
Việc đi vệ sinh ngoài không gian từ trước đến này vẫn là một "bài toán khó" đối với các nhà phi hành gia.
Cơ quan này giải thích: "Ở ngoài không gian không hề có cầu tiêu. Trong khi hầu hết mọi người đều sinh hoạt mỗi ngày rất bình thường và không hề bị ảnh hưởng vì việc đi vệ sinh, đó thực sự còn hơn cả một thử thách đối với những phi hành gia luôn luôn phải mặc bộ đồ không gian của mình".
"Dù thế nào thì cuối cùng lúc bạn cần phải đi thì bạn phải đi. Và thỉnh thoảng bạn phải đi vệ sinh ngay cả khi đang ở ngoài môi trường chân không".
Các phi hành gia trước đây vẫn phải dựa vào tã lót người lớn trong lúc mặc những bộ đồ khi thực hiện nhiệm vụ và khi vào trạm không gian - một giải pháp tạm thời chỉ có thể kéo dài trong khoảng 1 ngày.
Các phi hành gia phải thực hiện nhiệm vụ trong khoảng thời gian dài, và tã lót người lớn không phải là một giải pháp tốt để "giải quyết nỗi buồn".
Vì vậy NASA gần đây đã tuyên bố tổ chức tài trợ cho "Thử thách Phân Ngoài Không gian", thông qua dự án này họ kêu gọi sự trợ giúp của tất cả mọi người nhằm nghĩ ra một "hệ thống xử lí chất thải" bên trong bộ đồ không gian để giúp các phi hành gia có thể trải qua 144 giờ thực hiện nhiệm vụ mà không cần phải lo vấn đề đi vệ sinh.
Sẽ có giải thưởng lên tới $30.000 (tương đương 680 triệu đồng) cho bất cứ ai có thể cung cấp giải pháp mà NASA cho rằng "mang tính triển vọng nhất cho việc thực hiện và ứng dụng các nhiệm vụ không gian trong vòng 3 - 4 năm tới".
Một nhà vệ sinh trên tàu vũ trụ.
Theo như trang chủ của cuộc thi này thì giải pháp giành chiến thắng phải đảm bảo nước tiểu và chất thải phải cách li khỏi cơ thể các thành viên phi hành đoàn trong vòng ít nhất là 144 giờ khi đang mặc bộ đồ không gian.
Những người tham gia cũng phải lưu ý rằng giải pháp của họ phải hiệu quả trong môi trường vi trọng lực nơi các loại chất rắn, lỏng và khí không hòa vào nhau mà lơ lửng và có đặc tính rất khác so với khi ở trên Trái Đất. Hơn nữa, các phi hành gia phải có thể tự mình tháo lắp hệ thống xử lí trong vòng dưới 5 phút.
Những người tham gia cần lưu ý rằng các chất lỏng, rắn và khí có thể mang tính chất rất khác so với khi ở trên Trái Đất.
NASA nhấn mạng rằng người tham gia thử thách này "không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh vực liên quan vi trọng lực hay phải hiểu rõ cơ thể và dịch cơ thể hoạt động như thế nào trong môi trường này". Họ đang tìm kiếm những câu trả lời sáng tạo và thực tiễn.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Bệnh nhân nhí bật tỉnh kỳ diệu sau khi bác sĩ sắp sửa rút ống thở Một bé gái 1 tuổi bất ngờ tỉnh dậy sau cơn hôn mê chỉ 10 ngày sau khi cha mẹ em thắng kiện để ngăn bệnh viện tắt máy hỗ trợ sự sống Trước đó, cô bé Marwa bất ngờ bị hôn mê hồi tháng 9 sau khi chiến đấu với một loại virus tấn công vào hệ thần kinh. Tuy nhiên, khi...