Toà huỷ biện pháp ngăn chặn dự án khu dân cư
TAND quận 7 hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với dự án KDC Hòa Lân ở Bình Dương, được bán đấu giá 1.353 tỷ đồng trước đó.
Phán quyết được TAND quận 7 đưa ra chiều 12/7, cho rằng không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu “hủy kết quả đấu giá dự án KDC Hòa Lân” của nguyên đơn – Công ty TNHH SX&TM Thiên Phú (Công ty Thiên Phú). Vì yêu cầu bị bác, nên Công ty Thiên Phú phải chịu toàn bộ án phí là hơn 2 tỷ đồng.
HĐXX cũng tuyên huỷ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm chuyển dịch đối với dự án KDC Hoà Lân – do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh (Công ty Kim Oanh) trúng đấu giá.
Bản án này chưa có hiệu lực ngay lập tức do đây là cấp xét xử sơ thẩm.
Dự án Khu dân cư Hoà Lân hiện nay. Ảnh: Công ty Kim Oanh.
Dự án KDC Hòa Lân rộng 490.765 m2 ở phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho Công ty Thiên Phú (do ông Bùi Thế Sơn là Chủ tịch kiêm Giám đốc) thực hiện. Sau đó, Công ty Thiên Phú thế chấp khu đất để vay vốn của Agribank Chợ Lớn nhưng không có khả năng trả nên giao tài sản cho nhà băng xử lý thu hồi nợ.
Tháng 5/2017, Agribank Chợ Lớn và Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng khu đất. Công ty Kim Oanh là đơn vị trúng đấu giá 1.353 tỷ đồng. Theo căn cứ Công ty Thiên Phú cung cấp, trong quá trình thực hiện tái định cư, Công ty Kim Oanh đã trả gần 30 tỷ đồng cho 14 hộ dân theo giá trị quyền sử dụng đất tái định cư.
Ngày 14/2/2019, Công ty Thiên Phú khởi kiện Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn, yêu cầu TAND quận 7 hủy kết quả đấu giá vì cho rằng có vi phạm, dẫn đến việc nguyên đơn không trả được nợ, phát sinh lãi phạt và ảnh hưởng các quyền lợi về tài sản.
Video đang HOT
Theo nguyên đơn, Agribank Chợ Lớn đã đo sai diện tích, làm hụt 8.452 m2 của dự án. Sau khi thông báo bán đấu giá lần một không có khách đăng ký tham gia, ngày 26/8/2015 Agribank Chợ Lớn gửi công văn cho Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn giảm 2% giá trị tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Giá khởi điểm mới là 1.438 tỷ đồng trong khi giá chính xác là hơn 1.467 tỷ…
Công ty Thiên Phú cũng cho rằng, Công ty Kim Oanh liên tục vi phạm cam kết nghĩa vụ thanh toán trong một thời gian dài nhưng Agribank Chợ Lớn không có biện pháp quyết liệt để xử lý là trái với Quy chế đấu giá, thông báo đấu giá và quy định ban đầu của Agribank Chợ Lớn đưa ra…
Một tháng sau khi thụ lý vụ kiện, TAND quận 7 ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với khu đất.
Đến ngày 28/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định ông Bùi Thế Sơn đã chỉ đạo cấp dưới làm giả danh sách 14 hộ dân nhận tiền tái định cư của Công ty Kim Oanh để chiếm đoạt tiền. Ông Sơn và đồng phạm bị bắt giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản , hiện chưa đưa ra xét xử.
Lùm xùm quanh tài sản đấu giá 1.353 tỷ đồng
Công ty Thiên Phú đề nghị toà hủy kết quả bán đấu giá dự án KDC Hòa Lân 1.353 tỷ đồng nhưng sau đó rút yêu cầu, chỉ còn nguời có 1% cổ phần quyết theo kiện.
Vụ kiện được TAND quận 7 đưa ra xét xử sơ thẩm 10 lần vẫn chưa có phán quyết. Dự kiến phiên toà tiếp theo sẽ mở vào ngày 20/10.
Hồ sơ vụ án thể hiện, năm 2002, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho Công ty TNHH SX&TM Thiên Phú (Công ty Thiên Phú, do ông Bùi Thế Sơn là Chủ tịch kiêm Giám đốc) thực hiện dự án Khu dân cư Hòa Lân rộng 490.765 m2 ở phường Thuận Giao, TX Thuận An. Sau đó, Công ty Thiên Phú thế chấp khu đất dự án để vay vốn của Agribank Chợ Lớn nhưng không có khả năng trả nên giao tài sản cho nhà băng xử lý thu hồi nợ.
Tháng 5/2017, Agribank Chợ Lớn và Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu dân cư Hòa Lân. Đơn vị trúng đấu giá 1.353 tỷ đồng là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh (Công ty Kim Oanh). Quá trình thực hiện tái định cư, căn cứ chứng từ Công ty Thiên Phú cung cấp, Công ty Kim Oanh đã trả gần 30 tỷ đồng cho 14 hộ dân theo giá trị quyền sử dụng đất tái định cư.
Dự án Khu dân cư Hoà Lân hiện nay. Ảnh: Công ty Kim Oanh.
Tuy nhiên, ngày 14/2/2019, Công ty Thiên Phú khởi kiện Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn, yêu cầu TAND quận 7 hủy kết quả đấu giá dự án Khu dân cư Hòa Lân vì cho rằng có vi phạm, dẫn đến việc nguyên đơn không trả được nợ, phát sinh lãi phạt và ảnh hưởng các quyền lợi về tài sản.
Theo nguyên đơn, Agribank Chợ Lớn đã đo sai diện tích, làm hụt 8.452 m2 của dự án. Sau khi thông báo bán đấu giá lần một không có khách đăng ký tham gia, ngày 26/8/2015 Agribank Chợ Lớn gửi công văn cho Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn giảm 2% giá trị tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Giá khởi điểm mới là 1.438 tỷ đồng trong khi giá chính xác là hơn 1.467 tỷ.
Biên bản đấu giá ngày 25/5/2017 quy định nghĩa vụ của người trúng đấu giá (Công ty Kim Oanh). Ngày 1/7/2017, dù chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn đã chuyển nhượng cho Công ty Kim Oanh tại Văn phòng công chứng Thành Phố Mới tỉnh Bình Dương là trái pháp luật và gây thiệt hại cho Công ty Thiên Phú.
Công ty Thiên Phú cũng cho rằng, Công ty Kim Oanh liên tục vi phạm cam kết nghĩa vụ thanh toán trong một thời gian dài nhưng Agribank Chợ Lớn không có biện pháp quyết liệt để xử lý là trái với Quy chế đấu giá, thông báo đấu giá và quy định ban đầu của Agribank Chợ Lớn đưa ra...
Một tháng sau khi thụ lý vụ kiện, TAND quận 7 ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - cấm chuyển dịch về quyền và tài sản dưới mọi hình thức đối với các tài sản thuộc dự án này.
Đến ngày 28/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định 14 hộ dân nhận tiền tái định cư của Công ty Kim Oanh đều là khống. Ông Bùi Thế Sơn đã chỉ đạo cấp dưới làm giả danh sách này để chiếm đoạt tiền. Ngày 28/3, ông Sơn và đồng phạm bị bắt giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hiện chưa đưa ra xét xử.
Ngày 4/8, tại phiên toà giải quyết vụ kiện của Công ty Thiên Phú, phía Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn cho rằng, Công ty Thiên Phú không có tư cách khởi kiện mình, bởi giữa hai bên không có bất kỳ quan hệ nào phát sinh.
Theo bị đơn, Công ty Thiên Phú tự nguyện lập biên bản bàn giao toàn bộ dự án Hòa Lân cho Agribank. Biên bản này Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn không tham gia. Theo đó, Agribank là bên có tài sản bán đấu giá ký hợp đồng tổ chức bán đấu giá tài sản với Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn để công ty này tổ chức bán đấu giá. Công ty CP đầu tư Nam Sài Gòn không ký hợp đồng tổ chức bán đấu giá với Công ty Thiên Phú.
Khi Công ty Kim Oanh trúng đấu giá, trong hợp đồng mua bán tài sản có các chủ thể gồm Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn, Công ty Kim Oanh, Agribank. Còn Công ty Thiên Phú chỉ có mặt với tư cách chứng kiến và hỗ trợ hoàn tất thủ tục chuyển giao các quyền liên quan. Do vậy, bị đơn và nguyên đơn không liên quan gì với nhau. "Việc tòa thụ lý vụ án là sai, không đúng đơn khởi kiện, xác định sai tư cách tố tụng đối với Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn", đại diện bị đơn nêu quan điểm.
Ngoài ra, luật sư Nguyễn Văn Quynh (bảo vệ Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn) và đại diện Công ty Kim Oanh yêu cầu toà đình chỉ giải quyết vụ kiện vì cho rằng ông Bùi Thế Sơn (vẫn còn tư cách là người đại diện theo pháp luật và là Giám đốc Công ty Thiên Phú, sở hữu phần vốn góp 99%) có đơn từ trại giam gửi các cơ quan chức năng và TAND quận 7 đề nghị rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Thiên Phú, đề nghị đình chỉ giải quyết vụ án, đề nghị hủy tất cả ủy quyền mà ông đã ký cho các cá nhân khác.
TAND quận 7 nhiều lần đưa vụ án ra xét xử nhưng chưa có phán quyết. Ảnh: Dương Trang.
Tại phiên sơ thẩm lần này, bà Hà Thị Hồng Quyên (đại diện cho Công ty Thiên Phú theo ủy quyền của ông Trương Thành Phú - thành viên góp 1% vốn) vẫn giữ nguyên các yêu cầu khởi kiện.
Tuy nhiên, đại diện Công ty CP đấu giá Nam Sài Gòn, Agribank và Công ty Kim Oanh đều yêu cầu HĐXX dừng phiên tòa để làm rõ tư cách người được ủy quyền.
Đại diện Công ty Thiên Phú yêu cầu HĐXX chấp nhận chứng thư thẩm định giá mà họ vừa thuê đơn vị định giá thực hiện để tính lại giá bán dự án Khu dân cư Hòa Lân; yêu cầu HĐXX cho Công ty Thiên Phú trả số nợ gốc và lãi cho Agribank đối với các hợp đồng vay là hơn 1.256 tỷ đồng.
Được toà hỏi ý kiến về số nợ và lãi mà Công ty Thiên Phú đưa ra, phía Agribank cho biết giữ nguyên ý kiến ở các phiên xử trước là đề nghị đình chỉ phần tranh chấp hợp đồng tín dụng vì TAND quận 7 không có thẩm quyền giải quyết.
Ở buổi xét xử tiếp theo, phía bị đơn vắng mặt đột xuất nên toà tạm hoãn.
Xét xử đại án BIDV thất thoát 1.670 tỷ: Người "dám" trái lệnh ông Trần Bắc Hà là ai? Sau khi đề xuất ngừng giải ngân cho Công ty Trung Dũng, ông Đào Trung Kiên bị ông Trần Bắc Hà quyết liệt chỉ đạo bị cáo Ngô Duy Chính luân chuyên công tac, không cho ông Kiên tiêp tuc phu trach mảng quan hệ khách hàng. Phiên tòa xét xử đại án BIDV. Ảnh: VietNamNet TAND TP.Hà Nội đã đưa vụ án...