Tòa hình sự không để Mỹ hạ màn vở diễn Afghanistan
ICC chưa cho Mỹ hạ màn vở diễn ở Afghanistan đã không chỉ là sự bẽ bàng, mà là nỗi đau với Washington, khi quyết bẻ cong cán cân công lý…
ICC bất ngờ cho phép tái điều tra tội ác chiến tranh liên quan tới quân đội Mỹ tại Afghanistan
Reuters đưa tin, ngày 5/3, Toà an Hình sự Quốc tế (ICC) đã bất ngờ đưa ra phán quyết cho phép các công tố viên của định chế pháp lý này được nối lại cuộc điều tra về các tội ác chiến tranh tại Afghanistan.
Phán quyết mới nhất này của ICC đã đảo ngược phán quyết trước đó của các thẩm phán đưa đưa ra tại một phiên tòa – bị cho là dưới sức ép của Mỹ – cho phép ngăn chặn cuộc điều tra với lý do tỷ lệ thành công thấp và “không phục vụ lợi ích công lý”.
Phán quyết mới nhất của ICC trao cho Công tố viên trưởng Fatou Bensouda cơ hội tiến hành cuộc điều tra toàn diện về tội ác chiến tranh có thể liên quan tới Taliban, lực lượng Afghanistan hay quân đội Mỹ trong cuộc xung đột tại Afghanistan.
Xin nhắc lại, ngày 14/11/2016, ICC đã công bố bản báo cáo điều tra sơ bộ về tội ác chiến tranh ở Afghanistan, mà ở đó Công tố viên trưởng Bensouda cho rằng Taliban, lực lượng Afghanistan, lính Mỹ và cả CIA đều có thể đã phạm tội ác chiến tranh.
Trưởng công bố viên của ICC Fatou Bensouda lần đầu tiên nhấn mạnh cáo buộc Mỹ phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan
“Có nhiều cơ sở hợp lý để tin rằng trong quá trình lấy cung các tù nhân, những binh sĩ Mỹ và nhân viên CIA đã phạm tội ác chiến tranh khi dùng các biện pháp tra tấn, đối xử tàn bạo và cả hiếp dâm”, Công tố viên trưởng ICC nhận định.
Theo kết quả điều tra của ICC, lính Mỹ tra tấn 61 tù nhân ở Afghanistan từ 1/5/2003 đến 31/12/2014, nhân viên CIA tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc hiếp dâm 27 tù nhân ở Afghanistan và các trại giam bí mật ở Châu Âu từ tháng 12/2002 đến tháng 3/2008.
Tháng 11/2017, Công tố viên trưởng ICC chính thức mở cuộc điều tra tội ác chiến tranh ở Afghanistan. Mỹ không tham gia ICC, nhưng cuộc điều tra sẽ phơi bày tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ, vì vậy Washington phản đối kịch liệt cuộc điều tra của ICC.
Đỉnh điểm trong hành động phản đối của Washington với cuộc điều tra của ICC về tội ác chiến tranh ở Afghanistan là việc ngày 5/4/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức phát lệnh thu hồi thị thực nhập cảnh vào Mỹ của bà Fatou Bensouda.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington sẽ từ chối cấp thị thực cũng như thu hồi thị thực nhập cảnh vào Mỹ đối với tất cả nhân viên Tòa án Hình sự Quốc tế liên quan vụ điều tra này.
Video đang HOT
Cựu Giám đốc CIA cũng cảnh báo rằng chính quyền Mỹ đang chuẩn bị các bước đi bổ sung, kể cả trừng phạt kinh tế trong trường hợp ICC không thay đổi quyết định là từ bỏ việc điều tra người Mỹ và đồng minh của Mỹ phạm tội ác chiến tranh.
Trước khi đi đến quyết định trừng phạt ICC, Washington đã cảnh báo định chế pháp lý quốc tế – mà Mỹ đóng góp phần quan trọng vào việc cho ra đời và vận hành này -rằng chớ đụng vào người Mỹ và những đồng minh được Mỹ bảo trợ.
Điều đó thể hiện rõ qua tuyên bố của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton vào ngày 10/9/2018 rằng, Mỹ sẽ bắt giam và trừng phạt các thẩm phán cũng như công tố viên của ICC, nếu họ quyết điều tra về hành động của binh sĩ Mỹ tại Afghanistan.
“Mỹ sẽ sử dụng bất cứ biện pháp nào cần thiết để bảo vệ công dân của nước mình tôi và công dân các nước đồng minh khỏi sự truy tố bất công của tòa án phi pháp này”, Reuters tường thuật lời ông Bolton.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ khi đó nhấn mạnh: “Mỹ sẽ cấm các thẩm phán, công tố viên của ICC nhập cảnh Mỹ. Chúng tôi sẽ trừng phạt các quỹ của họ trong hệ thống tài chính Mỹ và sẽ truy tố họ trong hệ thống tội phạm theo luật pháp Mỹ”.
Máy bay Mỹ gieo chết chóc tại xứ A-phú-hãn
Nhà chính trị Mỹ cảnh báo thêm: “Chúng tôi sẽ làm điều tương tự với bất cứ tổ chức hay quốc gia nào có sự hỗ trợ Toà án Hình sự Quốc tế thực hiện việc điều tra công dân Mỹ”.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Bolton cho biết ông thay mặt cho Tổng thống Donald Trump để đưa ra những lời tuyên bố trên. Điều đó chứng tỏ đe doạ trừng phạt ICC là quan điểm của chính quyền Mỹ nhiệm kỳ 57.
Phản ứng trước quyết định cứng rắn của chính quyền Mỹ, Văn phòng Công tố viên trưởng Fatou Bensouda cho biết, các công tố viên ICC vẫn sẽ tiếp tục nhiệm vụ mà không cần sự chấp thuận của bất cứ bên nào, theo BBC.
Khi cuộc điều tra đang tiến hành thì bỗng dưng một phiên toà được ICC mở ra, mà ở đó các thẩm phán của định chế pháp lý này đã ra phán quyết rằng cuộc điều tra phải dừng lại vì tỷ lệ thành công thấp và “không phục vụ lợi ích công lý”.
Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau khi Mỹ và Taliban ký thoả thuận hoà bình cho Afghanistan thì ICC lại đưa ra phán quyết đảo ngược phán quyết trước đó của các thẩm phán khi cho phép các công tố viên được tái điều tra về tội ác chiến tranh ở Afghanistan.
ICC quyết không để Mỹ dễ dàng hạ màn vở diễn tại Afghanistan
Theo giới phân tích, phán quyết ngày 5/3/2020 của Toà án Hình sự Quốc tế cho phép các công tố viên tái điều tra tội ác chiến tranh ở Afghanistan đã làm hỏng mưu đồ của Washington, cụ thể là không để Mỹ dễ dàng hạ màn vở diễn tại Afghanistan.
Có thể thấy, Washington đã quyết dùng “vải thưa che mắt thánh”, khi cùng Taliban đàm phán và ký kết thoả thuận nhằm mang lại hoà bình cho Afghanistan. Bởi với vai trò kiến tạo hoà bình cho Afghanistan, cả Mỹ và Taliban đã có thể giũ sạch tội ác.
Động thái này giúp Washington được hưởng lợi kép trong nước đi của mình. Một là,”nhân đạo hoá tội ác”, khi tất cả những gì mà quân đội-tình báo Mỹ và các lực lượng đồng minh với Mỹ gây ra tại xứ A-phú-hãn được xoá sạch bằng thoả thuận hoà bình.
Rõ ràng, đất nước và người dân Afghanistan có thể có được ngày vui là nhờ Mỹ và Taliban. Thế là từ thành phần gây tội ác, chỉ qua 1 thoả thuận mong manh, cả Mỹ và Taliban trở thành người yêu chuộng, mong muốn, mang lại hoà bình cho Afghanistan
Hai là, “chính trị hoá tội phạm”, khi Taliban trở thành một thành phần trên bàn cờ chính trị Afghanistan, mà điều này hoàn toàn do Mỹ sắp đặt. Điều đó có nghĩa mưu đồ sử dụng khủng bố như lá bài chính trị của Mỹ đã thành công.
Mỹ không thể dùng Thoả thuận hoà bình để hạ màn vở diễn ở Afghanistan
Rõ ràng, Thoả thuận hoà bình Mỹ-Taliban đã trở thành thứ bảo bối giúp Washington có thể rời khỏi vũng lầy Aghanistan, dù không phải trong ánh hào quang, nhưng cũng không phải bám đầy nhơ nhuốc.
Tuy nhiên, đó là mong muốn của Washington, nhưng lại là hậu quả của không chỉ đất nước Afghanistan và người dân xứ A-phú-hãn, mà là hậu hoạ cho cộng đồng quốc tế, nhất là những thế hệ tương lai khi niềm tin bị đánh cắp và công lý bị chà đạp.
Chính Công tố viên trưởng của ICC Fatou Bensouda đã thừa nhận: “Chúng ta đang mắc nợ các thế hệ tương lai, do đó tôi không từ bỏ ICC”. Món nợ của ICC với hậu thế là tính độc lập của định chế này.
Dường như trăn trở và khao khát của bà Bensouda đã lay động các thẩm phán của Toà án Hình sự Quốc tế, nên một phán quyết cho phép Công tố viên trưởng ICC và các cộng sự tái điều tra tội ác chiến tranh ở Afghanistan đã được đưa ra.
Như vậy, tưởng chừng vở diễn 20 năm của Mỹ ở Aghanistan đã được hạ màn sau khi Thoả thuận Mỹ-Taliban, thì cuối cùng đã bị ICC ngăn lại. Phán quyết của ICC đã khiến Mỹ nổi nóng, khi Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng ICC quá liều lĩnh.
Với phán quyết mới nhất này, ICC đã thể hiện ra không còn là công cụ vạn năng của Mỹ áp dụng cho những “tiểu quốc” đối nghịch, những thực thể chính trị có thể lật thế cờ của Mỹ tại những quốc gia có phản ứng tiêu cực với “cây gậy và củ cà rốt Mỹ”.
Chưa biết biết điều tra của ICC sẽ đi tới đâu, nhưng riêng việc chưa cho Mỹ hạ màn vở diễn ở Afghanistan đã không chỉ là sự bẽ bàng, mà là nỗi đau với Washington, khi không thể mãi bẻ cong cán cân công lý để phục vụ cho mưu đổ chính trị của mình.
Ngọc Việt
Theo Datviet
Tổng thống Donald Trump cắt giảm nhân lực hội đồng an ninh quốc gia
Giữa lúc đang bị điều tra luận tội, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố cắt giảm số lượng nhân sự đang có trong Hội đồng an ninh quốc gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cắt giảm nhân viên của Hội đồng an ninh quốc gia (NSC), tuy nhiên không nói rõ số lượng là bao nhiêu. Hiện đang có khoảng 310 người đang làm việc tại cơ quan này.
Đây được cho là một phần của kế hoạch cơ cấu lại Nhà Trắng sau khi ông Donald Trump sa thải ông John Bolton và bổ nhiệm tân cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien.
Tổng thống Donald Trump sẽ cắt giảm nhân sự của NSC
Được thành lập dưới thời Tổng thống Harry Truman vào năm 1947, NSC có nhiệm vụ cung cấp cho tổng thống lời khuyên về chính sách đối ngoại và an ninh.
Trên thực tế, quốc hội Mỹ đã nhiều lần Nhà Trắng cắt giảm quy mô của NSC trong nhiều năm qua. Thậm chí, nhiều nghị sĩ còn đe dọa can thiệp trong việc lựa chọn cố vấn an ninh quốc gia nếu chính phủ không cắt giảm nhân sự từ cơ quan này.
Quyết định cắt giảm nhân sự của NSC được đưa ra vào giữa thời điểm Tổng thống Donald Trump đang bị điều tra luận tội về việc lạm quyền. Đảng Dân chủ nghi ngờ lãnh đạo Mỹ đã sử dụng khoản tiền viện trợ 400 triệu USD làm điều kiện để yêu cầu lãnh đạo Ukraine mở cuộc điều tra về bố con cựu phó Tổng thống Joe Biden.
Ông Joe Biden đang được coi là đối thủ lớn nhất của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Theo anninhthudo
TT Trump chọn nhà đàm phán con tin làm cố vấn an ninh quốc gia mới Robert C. O'Brien, một chuyên gia về thương lượng giải cứu con tin, sẽ trở thành cố vấn an ninh quốc gia thứ tư dưới thời ông Trump, thay thế người tiền nhiệm John Bolton. "Tôi rất vui mừng được thông báo sẽ chỉ định Robert C. O'Brien, người đang đảm nhiệm rất thành công cương vị đặc phái viên của tổng thống...