Tòa đau đầu vì 2 người đàn ông tranh chấp… 3 cái quần
Hai người đàn ông tranh chấp ba cái quần trị giá hơn 1,1 triệu đồng đã gây khó cho các cấp tòa khi giải quyết.
TAND TP.HCM vừa chấp nhận kháng cáo lẫn kháng nghị sửa bản án tranh chấp ba cái quần trị giá hơn 1,1 triệu đồng giữa hai người đàn ông .
Vì cái quần, hai ông kéo nhau ra tòa
Tháng 2-2017, ông NTH nộp đơn kiện ông TND đến TAND quận Gò Vấp nơi ông D. ở để đòi lại tiền và bồi thường do vi phạm hợp đồng.
Ông H. trình bày ông biết ông D. là thợ may gần chỗ làm của mình. Ngày 1-12-2015, ông có thỏa thuận bằng miệng với ông D. tại nhà với nội dung là may cho ông hai quần tây và một quần kaki. Điều kiện là vải mới, giá vải và tiền công may tổng cộng là 1,15 triệu đồng.
Ông D. hẹn 10 ngày sẽ giao hàng và có đo kích thước, ghi trong sổ. Còn mẫu vải ông D. có đưa cho ông giữ. Ông đưa trước 300.000 đồng.
Đến ngày hẹn, ông D. nói qua điện thoại là bận bịu nên khất lại, khi nào xong sẽ gọi điện thoại. Lúc này, ông đã yêu cầu nếu may không kịp thì trả lại tiền vì sắp đến Tết. Đến ngày 30-1-2016, ông D. mới gọi điện thoại nói đã may xong và hẹn giao quần tại Bến xe Miền Tây.
Khi nhận quần, trong ba chiếc quần giao có một chiếc không đúng vải ông đặt. Nhưng vì ông D. thuyết phục chất lượng vải là như nhau nên ông vẫn nhận. Ngay khi nhận quần ông không thử nhưng sau đó ghé nhà người thân thử quần thì thấy không vừa nên gọi điện thoại báo ngay và yêu cầu xem lại có giao nhầm hay không.
Hôm sau, ông mang ba chiếc quần đến nhà ông D. để kiểm tra lại. Ông D. nói phải sau Tết nguyên đán mới kiểm tra được. Tuy nhiên, sau đó ông D. không thực hiện. Khoảng tháng 4-2016, ông D. có nhắn tin nói sẽ trả tiền lại cho ông nhưng không thực hiện. Vì vậy, ông khởi kiện yêu cầu bị đơn trả lại 1,15 triệu đồng đã nhận và tiền lãi theo lãi suất từ ngày 1-12-2015 đến nay. Đồng thời yêu cầu ông D. bồi thường số tiền 1,15 triệu đồng do vi phạm hợp đồng.
Nghe ông H. trình bày, ông D. có chỉnh lại vài chi tiết. Cụ thể, khi giao hàng ông có kêu ông H. thử quần nhưng nguyên đơn không thử. Trong ngày hôm đó, ông H. có gọi điện thoại nói đồ không vừa và có yêu cầu sửa. Ngày hôm sau ông H. đem ba chiếc quần đến nhà ông thì đưa đồ cũ và yêu cầu sửa rộng ra hai phân nên mới nhận để sửa.
Video đang HOT
Ông D. cũng phân trần nếu ông H. không kêu sửa thì ông đã không nhận, vì nếu đưa quần còn mới như lúc giao thì ông đã đồng ý nhận và trả lại tiền.
Ông D. cũng khẳng định khi đó có nói phải sau Tết nguyên đán mới làm được. Ông có nhắn tin nói sẽ trả tiền lại cho ông H. nhưng không thực hiện vì ông H. không cho địa chỉ mà yêu cầu phải chuyển khoản, còn ông thì không biết chuyển khoản thế nào.
Ông D. không đồng ý trả tiền như ông H. yêu cầu. Ông chỉ đồng ý trả lại cho ông H. số tiền đã nhận nếu nguyên đơn trả lại đồ còn mới.
Xử sơ thẩm, TAND quận Gò Vấp tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chia thành hai trường hợp. Một là nguyên đơn đồng ý nhận hai quần tây và một quần kaki theo biên bản giao nhận chứng cứ ngày 21-8-2017 của tòa thì bị đơn có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn 345.000 đồng tiền giảm giá. Hai là nguyên đơn không đồng ý nhận hai quần tây và một quần kaki thì bị đơn có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn số tiền 908.500 đồng, gồm 345.000 đồng tiền giảm giá và 563.500 đồng tiền bồi thường thiệt hại. Bị đơn được quyền nhận hai quần tây và một quần kaki ngay sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán.
Sau khi tòa tuyên án, ông H. kháng cáo toàn bộ bản án, còn VKSND TP.HCM kháng nghị một phần bản án này.
Tại phiên phúc thẩm, ông H. khẳng định là yêu cầu bị đơn trả lại 1,15 triệu đồng đã nhận cùng lãi. Đồng thời yêu cầu bị đơn bồi thường số tiền 1,15 triệu đồng do vi phạm hợp đồng.
Còn VKS cho rằng đây là vụ án ” tranh chấp hợp đồng gia công”. Bởi lẽ ông H. mua vải của ông D. và có giữ mẫu vải để đối chiếu, so sánh. Ông H. đặt ông D. may ba quần theo số đo và kiểu cách mà ông chọn. Nhưng do phía bị đơn giao hàng không đảm bảo chất lượng, ông H. mặc không vừa và có yêu cầu nhưng phía bị đơn không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thỏa thuận. Căn cứ khoản 3 Điều 550 BLDS năm 2005, phía nguyên đơn có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bản án sơ thẩm xác định đây là quan hệ “tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản” để giải quyết là chưa chính xác.
Đồng thời, việc tuyên án chia trường hợp như án sơ thẩm là không giải quyết trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của đương sự, vi phạm khoản 1 Điều 5 BLTTDS và gây khó khăn trong quá trình thi hành án.
Ông thợ may thua kiện
Nhận định, TAND TP.HCM xử phúc thẩm xác định tranh chấp giữa hai bên là tranh chấp về hợp đồng gia công, trong đó bên nhận gia công là người cung cấp nguyên vật liệu theo Điều 542 BLDS như VKS phân tích.
Các chứng cứ trên thể hiện lỗi hoàn toàn thuộc về phía bị đơn trong việc thực hiện hợp đồng gia công ba cái quần tây. Cấp sơ thẩm xác định nguyên đơn có một phần lỗi là thiếu cơ sở, các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng này và bị đơn phải hoàn trả cho nguyên đơn số tiền 1,15 triệu đồng đã nhận. Do bị đơn không trả lại tiền theo thỏa thuận nên yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn phải hoàn trả số tiền đã nhận là có cơ sở.
Đối với yêu cầu bị đơn phải chịu phạt một khoản tiền bằng số tiền đã nhận và phải chịu lãi, xét thấy hai bên không thỏa thuận về vấn đề phạt và lãi, do đó kháng cáo của nguyên đơn về vấn đề này là không có cơ sở chấp nhận. Từ đó, cấp phúc thẩm đã sửa án như đã phân tích, buộc bị đơn là ông D. hoàn trả cho ông H. số tiền đã nhận.
Bên đặt gia công có các quyền sau đây:
1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận;
2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng;
3. Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(Điều 550 BLDS 2005)
Theo Hoàng Yến
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Đà Nẵng chi gần 1.000 tỷ thu hút nhân tài nhưng hàng loạt xin rút
Trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ bổ sung chế tài đối với sinh viên được thành phố cử đi học ở nước ngoài nếu không về làm việc, hay làm việc không đủ thời gian quy định.
Trong cuộc họp UBND TP.Đà Nẵng thường kỳ tháng 12.2017, Chủ tịch UBND thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, thành phố đã bỏ ra kinh phí gần 1.000 tỷ đồng đề đào tạo học viên thuộc đề án thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, những ngày qua, ông nhận và ký khá nhiều đơn xin rút.
Một phiên tòa xử về việc nhân tài đi học ở nước ngoài không trở về.
"Các em làm được một thời gian đến khi gà đẻ trứng vàng thì lại ra đi. Vì thế, cần nghiên cứu lại để nguồn lực này không bị mai một", ông Thơ nhấn mạnh.
Theo vị chủ tịch, trong thời gian tới, thành phố cần mời chuyên gia giỏi nước ngoài ở một số lĩnh vực liên quan đến chuyên môn như giáo dục đào tạo, quy hoạch kiến trúc, giao thông công chính, xây dựng, y tế... Thành phố quyết tâm dứt bỏ câu chuyện làm được thì làm, không được thì xin nghỉ.
Liên quan đến vấn đề này, sở Nội vụ TP.Đà Nẵng đề xuất một số vấn đề liên quan đến sửa đổi, điều chỉnh nội dung về chế độ tuyển dụng, đãi ngộ đối với các chuyên gia trong thời gian họ thực hiện công việc theo yêu cầu và có đóng góp tại thành phố.
Ngoài ra, sở cũng đề nghị bổ sung về chế tài đối với sinh viên được thành phố cử đi học ở nước ngoài trở về, nếu không làm việc hoặc làm việc không đủ thời gian quy định của thành phố, ngoài hoàn trả 100% kinh phí, còn bị phạt vi phạm hợp đồng, tối thiểu 10%, do vi phạm hợp đồng đã cam kết khi tham gia đề án.
Trong khoảng thời gian qua, chính sách thu hút nhân tài bằng cách đưa đi học nước ngoài rồi về công tác, phục vụ tại địa phương được xem là một trong những chính sách đúng đắn, được người dân ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách này, có một số điều khiến không ít người trăn trở.
Nhiều nhân tài đi học xong không quay trở về. Một số nhân tài khác, đi học về, công tác tại địa phương thời gian ngắn, cảm thấy không hợp thì quyết định tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng. Chính điều này đã khiến nhiều nhân tài vướng kiện tụng với chính quyền thành phố và đến nay vẫn chưa dứt điểm.
Đề án 922 được TP.Đà Nẵng triển khai từ năm 2004, nhằm hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước bằng ngân sách Nhà nước. Trong hợp đồng quy định, sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên phải về làm việc cho thành phố tối thiểu 7 năm.
Theo Nguyễn Duy Cường (Người Đưa Tin)
Cụ ông bị tình cũ tố ép ký giấy vay nợ 800 triệu đồng Chung sống như vợ chồng hơn 12 năm rồi chia tay, ông Thạnh kiện bà Ngọc đòi số tiền 800 triệu đồng. Bà Ngọc một mực khẳng định ông Thạnh ép bà ký giấy nợ và sự việc có công an ghi nhận biên bản. Chiều 16/11, TAND quận Gò Vấp mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng vay...