Tọa đàm trực tuyến “Đại hội lần thứ XIII của Đảng và những dấu ấn nổi bật”
Chào mừng thành công Đại hội lần thứ XIII của Đảng, thiết thực kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2021), chiều 3/2, tại Hà Nội, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến “Đại hội lần thứ XIII của Đảng và những dấu ấn nổi bật”.
Chương trình có sự đồng hành của: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP.
Toạ đàm đã đánh giá bước đầu về kết quả, đặc biệt là những dấu ấn nổi bật của Đại hội XIII. Đồng thời, gợi mở những vấn đề, nội dung quan trọng trong tổ chức, quán triệt, học tập, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.
Tham gia chỉ đạo và trả lời Toạ đàm trực tuyến có đồng chí Lê Mạnh Hùng – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; nhà báo Hà Đăng – Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương; TS. Nguyễn Mạnh Cường – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; TS.Nguyễn Minh Vũ – Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; GS.TS Phùng Hữu Phú – Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng; TS. Trần Doãn Tiến – Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; ThS Ngô Minh Tuấn – Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng.
Phát biểu tại buổi toạ đàm, Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Trần Doãn Tiến cho biết, tọa đàm tập trung trao đổi xung quanh các vấn đề về những kết quả nổi bật của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; những dấu mốc quan trọng trong 91 năm lịch sử vẻ vang của Đảng; dư luận trong nước và bạn bè quốc tế về Đại hội XIII; công tác tuyên truyền, quán triệt, đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống… Trong chương trình Tọa đàm trực tuyến, các vị khách mời đã trực tiếp giải đáp các câu hỏi do bạn đọc gửi đến. Trả lời câu hỏi về kết quả của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng khẳng định, Đại hội lần thứ XIII thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện cả về công tác tuyên truyền, công tác văn kiện, nhân sự và quá trình tổ chức, điều hành thành công Đại hội, như lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đại hội đã thành công rất tốt đẹp.
“Cứ mỗi một kỳ Đại hội thì Đảng ta đánh giá trong nhiệm kỳ vừa qua đã đạt được những kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, về công tác xây dựng Đảng và quốc phòng an ninh, đề ra phương hướng, nhiệm vụ của đất nước trong thời gian tới, trong nhiệm kỳ tới. Đại hội XIII này, không chỉ có đánh giá chiến lược 10 năm, trong nhiệm kỳ 5 năm, mà nhìn nhận đánh giá lại toàn diện 35 năm đổi mới của đất nước, những kết quả đạt được nổi bật, khẳng định và đại hội đã đi đến thống nhất là đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay được đưa vào trong Nghị quyết của Đại hội. Trong Đại hội cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ hướng tới 5 năm tới và hướng tới định hướng cho đất nước phát triển, hướng tới 100 năm kỷ niệm ngày thành lập Đảng, 100 năm kỷ niệm thành lập nước. Tinh thần của Đại hội, không khí, quyết tâm đó là khát vọng của đại biểu, của các tầng lớp nhân dân xây dựng đất nước của chúng ta phát triển. Đây có thể nói là thông điệp, quyết tâm rất là lớn”: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định.
Cùng với khẳng định những dấu ấn nổi bật của Đại hội XIII của Đảng, tại tọa đàm các đại biểu cũng đã ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của Đảng ta, dân tộc ta. Các đại biểu đã thống nhất khẳng định: Thành công Đại hội XIII của Đảng là tiếp nối những mốc son lịch vĩ đại của Đảng ta đối với cách mạng Việt Nam.
"Không muốn tham nhũng" là một điểm nhấn trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong công tác xây dựng Đảng được thể hiện qua dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII là bổ sung yếu tố "không muốn" tham nhũng.
Trong phần tiếp theo trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương (Ủy viên thường trực Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIII) cho biết nhiều điểm mới, điểm nhấn về công tác xây dựng Đảng được thể hiện trong dự thảo văn kiện chính thức trình Đại hội XIII tới đây.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương (Ủy viên thường trực Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIII). Ảnh: Lê Anh Dũng
Theo ông Thông, trước Đại hội XII, chúng ta nói ba mặt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đến Đại hội XII nói bốn mặt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Lần này, Đại hội XIII nói rằng "xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện trên năm mặt: chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ".
Tạo ý thức "không muốn" tham nhũng
Cũng liên quan đến công tác xây dựng Đảng, PGS.TS Nguyễn Viết Thông cho biết, nhiều ý kiến đóng góp về vấn đề đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây cũng là mong muốn của toàn Đảng, toàn dân và đã được dự thảo văn kiện đã thể hiện rõ tinh thần "tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí".
Điểm khác biệt là từ Đại hội XII trở về trước chỉ nói "ba không" trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí là không thể, không dám và không cần.
Lần này, dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII đặt vấn đề "bốn không", ngoài "ba không" như lâu nay có thêm một không nữa là "không muốn" tham nhũng.
"Tại sao lại nói "không muốn", thực tế Việt Nam có những cán bộ đủ ăn, thậm chí là thừa ăn vẫn cứ tham nhũng. Điều này khác với câu của ông cha ta nói "đói đầu gối phải bò", "đói ăn vụng, túng làm liều", một số cán bộ không đói, không túng mà vẫn tham nhũng. Trên thế giới cũng như vậy, Tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng,... cán bộ cao cấp của một số quốc gia cũng tham nhũng", PGS.TS Nguyễn Viết Thông khẳng định.
Từ thực tế của Việt Nam và thế giới, lần này, dự thảo văn kiện bổ sung yếu tố "không muốn", tức là phải giáo dục, tạo ra ý thức không muốn tham nhũng. Đây cũng là điểm mới đáng chú ý trong công tác xây dựng Đảng.
Điều này được thể hiện trong dự thảo văn kiện: "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức".
Còn "không thể" tham nhũng, theo ông Thông, là sự nhấn mạnh đến việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để không có kẽ hở để người ta lợi dụng tham nhũng.
"Không dám" tham nhũng là tiếp tục tinh thần mạnh hơn như khóa XII đã làm là phòng chống tham nhũng "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không ngừng nghỉ".
"Mở lại phiên tòa xử ông Vũ Huy Hoàng, 22/1 mở phiên tòa xử vụ Ethanol Phú Thọ để nói rằng những ngày sát Đại hội Đảng, đến Tết vẫn làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không ngừng nghỉ, phải xử nghiêm", ông Thông dẫn chứng.
Còn "không cần" tham nhũng là phải cải cách tiền lương, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ để họ yên tâm làm việc, không cần tham nhũng.
Xây dựng quân đội, công an hiện đại vào năm 2030
Về quốc phòng, an ninh, PGS.TS Nguyễn Viết Thông cho biết, tiếp thu ý kiến của các tổ chức đảng, cụ thể là ý kiến của Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, dự thảo văn kiện lần này có bổ sung một số ý cực kỳ lớn, rất hệ trọng.
Dự thảo cũ viết là "xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng có mặt tiến nhanh lên hiện đại".
Hội nghị Trung ương 14 đã thảo luận, tiếp thu ý kiến hợp lý, xác đáng của các tổ chức đảng và nhân dân đưa vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII. Ảnh: TTXVN
Hội nghị Trung ương 14 đã thảo luận thống nhất sửa lại thành "xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại (thay chữ "tiến nhanh" thành chữ "tiến thẳng"). Nhưng đặc biệt là, dự thảo văn kiện hoàn thiện thêm cụm từ ở phía sau là "tất cả hiện đại vào năm 2030".
"Tức là cả quân đội và công an là phải hiện đại vào năm 2030. Đây là một vấn đề rất lớn, rất hệ trọng", ông Thông nhấn mạnh.
Một điểm nữa là khi nói về lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ, dự thảo cũ chưa nói đến trên biển thì lần này có đề cập đến "xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trên biển". Đấy cũng là điều rất mới so với dự thảo cũ.
Về dân chủ xã hội chủ nghĩa và đại đoàn kết toàn dân tộc, Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho hay, ý kiến của các tổ chức đảng và nhân dân rất phấn khởi và đồng tình rất cao phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát, dân thụ hưởng".
Về ba khâu đột phá chiến lược, PGS.TS Nguyễn Viết Thông cho biết, nhân dân và các tổ chức đoàn thể góp ý chủ yếu vào đột phá về nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng. Hội nghị 14 vừa rồi đã thảo luận và xác định lại đột phá thứ hai phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và một số lĩnh vực then chốt.
Đột phá về hạ tầng, dự thảo mới lần này là chỉ nói đến hai hạ tầng có tính chất quyết định để đất nước phát triển nhanh, bền vững. Đó là ưu tiên xây dựng một số công trình giao thông trọng điểm; thứ hai là hạ tầng thông tin, viễn thông để tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số, phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0.
Cơ bản hoàn thành cơ sở vật chất cho Trung tâm Báo chí Đại hội Điểm mới trong Đại hội lần này là Ban Tổ chức đã mời các phóng viên nước ngoài họp báo theo hình thức trực tuyến do điều kiện dịch COVID-19, phóng viên các nước rất vui mừng và ủng hộ hình thức này. Ông Lê Mạnh Hùng , Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm báo chí Đại hội...