Tọa đàm 20 năm bình thường hóa và tình hữu nghị Việt-Mỹ
Buổi tọa đàm là dịp hiếm có để những người bạn Mỹ và Việt Nam từng đấu tranh vì hòa bình có dịp gặp gỡ, đúng vào thời điểm Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.
Những người bạn Mỹ và Việt Nam chụp ảnh lưu niệm sau buổi tọa đàm.
Buổi tọa đàm mang tên “20 năm bình thường hóa và tình hữu nghị Việt-Mỹ. 40 năm hòa bình” được Hội Việt-Mỹ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào chiều ngày 21/4.
Đây là cuộc giao lưu hữu nghị nhân dân Việt-Mỹ nhằm tri ân những bạn bè Mỹ đã đấu tranh vì hòa bình và ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cữu nước, đề cao sự vận động và quyên góp của các bạn bè Mỹ đối với người dân Việt Nam.
Tham dự buổi hội đàm có đoàn bạn bè cánh tả của Mỹ, do ông John McAuliff, Giám đốc điều hành “Quỹ hòa giải và phát triển” (Mỹ) làm trưởng đoàn. Đoàn bạn bè Mỹ gồm 16 thành viên, trong đó có 9 nhà hoạt động hòa bình từng tham gia phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam hơn 40 năm trước.
Phát biểu tại sự kiện, ông Bùi Thế Giang, Phó chủ tịch Hội Việt-Mỹ, đã đánh gía cao về ý nghĩa và tác động của các phong trào hòa bình đối với việc chấm dứt chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.
Ông Giang cũng nhấn mạnh rằng dù chiến tranh đã qua 40 năm rồi nhưng nỗi đau vẫn còn đó: những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam, bom mìn chưa nổ, chất độc da cam vẫn còn trong từng lớp đất ở khu vực miền Trung Việt Nam. Ông hi vọng đoàn bạn bè Mỹ sẽ góp phần hợp tác nhằm hối thúc chính phủ Mỹ có trách nhiệm trong việc giải quyết hậu quả của chiến tranh và gây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước.
Thay mặt đoàn bạn bè Mỹ, ông John McAuliff, cho hay chuyến thăm của đoàn nhằm tìm hiểu tình hình Việt Nam sau 40 năm giải phóng miền Nam, hậu quả chiến tranh của Mỹ và những tác động của cuộc chiến đến đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam.
Ông John, người đã có nhiều nỗ lực nhằm góp phần vận động cho quá trình hòa giải, bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, khẳng định ông sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong tương lai và hi vọng có thể tổ chức nhiều hơn nữa các chuyến thăm Việt Nam của những bạn bè Mỹ yêu mến dải đất hình chữ S.
An Bình
Theo Dantri
Những bức ảnh khó quên về chiến tranh Việt Nam (1)
Một người cha bế trên tay thi thể đứa con nhỏ chất vấn binh sỹ chính quyền Sài Gòn, lính Mỹ hoang mang, mệt mỏi sau một cuộc đụng độ với quân du kích, tướng cảnh sát chính quyền Sài Gòn bắn người trên phố... là những hình ảnh khó quên về chiến tranh Việt Nam.
Một binh sỹ chính quyền Sài Gòn cầm súng ngắn thẩm vấn hai người bị nghi là du kích của bộ đội miền Bắc, bị bắt tại đồng bằng sông Cửu Long cuối tháng 8 năm 1962.
Phi công Mỹ tháo chạy khỏi chiếc trực thăng vận tải CH-21 Shawnee bị rơi tại Cà Mau ngày 11/12/1962. Có hai chiếc trực thăng đã bị rơi trong trận càn này, và chúng bị phá hủy để tránh bị rơi vào tay đối phương.
Một binh sỹ Mỹ ngồi trên trực thăng tuần tiễu khu vực sông Mekong ngày 2/1/1963. Lực lượng du kích đã bắn hạ 5 trực thăng của Mỹ, tiêu diệt một sỹ quan và bắn bị thương 3 lính Mỹ khác.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn ngày 11/6/1963 để phản đối chính quyền Sài Gòn.
Video đang HOT
Máy bay vận tải C-123 của Mỹ phun chất khai quang dọc theo một đường dây điện nối Sài Gòn và Đà Lạt đầu tháng 8/1963. Khu vực này được Mỹ tin là nơi xâm nhập của lực lượng miền Bắc.
Một lính chính quyền Sài Gòn bị thương nặng sau một cuộc giao tranh tại một cánh đồng mía tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Một trung đội 30 lính chính quyền Sài Gòn tham gia một trận càn đã bị bắn trả, khiến một người chết tại chỗ và 4 người khác bị thương.
Một ông bố bế thi thể đứa con ra phía xe thiết giáp của quân đội chính quyền Sài Gòn ngày 19/3/1964. Em bé thiệt mạng trong khi lực lượng của chính quyền Sài Gòn tấn công một ngôi làng gần biên giới Campuchia.
Tướng Mỹ William Westmoreland tới thị sát một đơn vị thuộc lữ đoàn 2, sư đoàn 1 của Mỹ tại căn cứ gần Biên Hòa, năm 1965.
Binh lính chính quyền Sài Gòn cùng các cố vấn Mỹ mệt mỏi sau một đêm mai phục bất thành tại thị trấn Bình Giã, cách Sài Gòn 65 km về phía Đông, đầu tháng Giêng 1965.
Trực thăng Mỹ nã đạn xối xả về phía một hàng cây, để yểm trợ cho binh lính chính quyền Sài Gòn tấn công một căn cứ của bộ đội miền Bắc tại khu vực cách Tây Ninh chừng 30 km về phía Bắc, một ngày tháng 3/1965.
Nhiều người bị thương nằm trên phố, sau khi đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị đánh bom ngày 30/3/1965. Ít nhất 2 người Mỹ và một số người Việt Nam đã thiệt mạng.
Cố vấn Mỹ, trung sỹ Philip Fink, thẫn thờ và mệt mỏi sau trận chiến giành thị xã Đồng Xoài ngày 12/6/1965.
Phóng viên ảnh của hãng tin AP nằm rạp người trên một ruộng lúa trong khi tác nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, khoảng một tháng trước khi thiệt mạng trên chiến trường.
Binh sỹ lực lượng kỵ binh Mỹ đổ bộ xuống bãi biển Quy Nhơn tháng 9/1965.
Nhiều lính dù Mỹ bị thương được đồng đội đưa ra trực thăng di tản, trong trận chiến ngày 5/10/1965, tại khu vực rừng núi khu "D", cách Sài Gòn chừng 40 km.
Nhiều học sinh, sinh viên Mỹ tham gia biểu tình phản đối sự can dự của Mỹ vào chiến tranh ở Việt Nam tại Boston, ngày 16/10/1965.
Một máy bay B-52 của Mỹ trút mưa bom xuống một khu vực ven biển của Việt Nam ngày 5/11/1965.
Bom xăng bùng cháy thành cầu lửa trong một trận càn của lính Mỹ tại miền Nam Việt Nam năm 1966.
Nhiều trẻ em và phụ nữ ẩn nấp trong một mương nước để tránh cuộc giao tranh tại Long An tháng 1/1966.
Lính Mỹ bò ra khỏi công sự, lo lắng, hoang mang sau 3 ngày giao tranh với bộ đội miền Bắc ở khu phi quân sự, năm 1966. Một chiếc trực thăng bị bắn cháy ngay khi tới tiếp viện.
Những hố bom chi chít trên mặt ruộng sau khi B-52 ném bom một khu vực phía Tây Sài Gòn năm 1966.
Binh sỹ Mỹ Lacey Skinner, đến từ thành phố Birmingham, bang Alabama bò rạp người trên cánh đồng lúa, một ngày tháng Giêng 1966, để tránh hỏa lực của lực lượng miền Bắc.
Các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam nổ ra ngày một nhiều tại Mỹ trong những năm 1965-1966. Trong ảnh là một cuộc biểu tình tạiPhiladelphia ngày 26/3/1966.
Một trực thăng vận tải CH-46 của lính thủy đánh bộ mỹ bị rơi sau khi trúng đạn trong chiến dịch Lam Sơn 289, tại Quảng Trị ngày 15/7/1966. Trực thăng sau đó nổ tung làm một phi công và 12 lính Mỹ thiệt mạng. 3 thành viên phi hành đoàn khác bị bỏng nặng.
Một binh sỹ Mỹ xách một em bé đang khóc trong một trận càn để truy tìm lính bắn tỉa của đối phương gần một đồn điền cao su ở Tây Bắc Sài Gòn. Khoảng 40 người dân đã bị lùa ra khỏi nhà trước khi đạn pháo san phẳng khu vực này.
Chiến đấu cơ F-105 của Mỹ bị bắn cháy, khiến phi công phải nhảy dù trong bức ảnh được chụp tháng 9/1966 gần Vĩnh Phúc, phía Bắc Hà Nội. Phi công bị bắt giữ làm tù binh từ năm 1966 tới 1973.
Tổng thống Mỹ Lydon B. Johnson duyệt đội danh dự tại căn cứ Cam Ranh, trong chuyến thăm miền Nam Việt Nam ngày 26/10/1966.
3 lĩnh Mỹ ngủ thiếp đi trên những hòm đạn, trong trận chiến tại Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ngày 2/4/1967.
Một hầm chứa đạn pháo 175mm của quân đội Mỹ bị pháo 122mm của bộ đội Việt Nam bắn trúng trong trận chiến tại Gio Linh, tháng 9/1967.
Nhà hoạt động vì hòa bình Martin Luther King Jr.dẫn đầu một cuộc biểu tình với 125.000 người tham dự trước trụ sở Liên Hợp Quốc, để phản đối Mỹ tham chiến tại Việt Nam ngày 15/4/1967, với khẩu hiệu "Dừng ngay việc ném bom".
Tàu chiến của quân đội chính quyền Sài Gòn tuần tiễu trên sông Bến Tre tại khu vực cách Sài Gòn chừng 80 km về phía Nam ngày 11/7/1967. Tàu đã nhiều lần bị trúng đạn của lực lượng du kích.
Phi công Mỹ William Morgan Hardman bị thẩm vấn trước bệnh viện Hoàn Kiếm ở Hà Nội ngày 24/8/1967.
Binh sỹ Mỹ di chuyển tại khu vực Dak Tô, tháng 11/1967. Sau 21 ngày giao tranh, 285 lính Mỹ đã tử trận tại đây.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc cảnh sát chính quyền Sài Gòn, ngang nhiên bắn chết chiến sỹ Cộng Sản Nguyễn Văn Lém, hay còn gọi là Bảy Lớp, chỉ huy đội 3 Biệt động Sài Gòn ngay trên đường phố Sài Gòn trước ống kính phóng viên ngày 1/2/1968.
Sài Gòn tan hoang sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, ngày 5/2/1968. Lựu đạn, rocket cùng với hỏa hoạn đã biến cả một khu phố thành bình địa. Chùa Ấn Quang (phía trên bức ảnh), trên đường Sư Vạn Hạnh, chính là một cứ điểm quan trọng của lực lượng bộ đội miền Bắc.
(Còn tiếp)
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AP
Italy tổ chức tháng phim về chiến tranh Việt Nam Nhân kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước ở VN, Quỹ tư liệu hình và tiếng của Phong trào Công nhân và Dân chủ Italy (AAMOD), Cục điện ảnh Italy và các chính quyền vùng Lazio và thủ đô Rome đã tổ chức tháng phim về chiến tranh VN. Cảnh trong phim Em bé Hà Nội Nhịp...