Tòa cho Vũ “nhôm” ngồi viết lời khai khi đang xử có đúng quy định?
Khi phiên tòa đang tiến hành thẩm vấn các bị cáo, một bị cáo được HĐXX cho ngồi viết lời khai như trường hợp của Vũ “nhôm” là rất hiếm gặp, việc này có đúng quy định của pháp luật?
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, ảnh Zing.vn).
Sáng ngày 3.12 trong phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, luật sư của bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) đã chuyển lời của thân chủ mong muốn được HĐXX cho phép ngồi ghi các ý kiến sẽ trình bày tại tòa.
Đề nghị này được HĐXX chấp nhận. Sau đó thư ký phiên tòa đã chuẩn bị giấy, bút để bị cáo Vũ “nhôm” chuyển lên phía trên ngồi vào bàn và viết. Bị cáo này đã viết khá dài với gần 10 trang giấy trong gần một tiếng đồng hồ với sự giám sát của cảnh sát. Trong khi các bị cáo khác trong vụ án vẫn tiếp tục trả lời thẩm vấn.
Việc bị cáo không khai lại ngồi viết lời khai tại tòa như trường hợp của Vũ “nhôm” là rất hiếm gặp trong các phiên xử, việc này có đúng quy định của pháp luật?. Theo ông Đặng Quang Phương, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, đối với trường hợp bình thường, khi HĐXX lấy lời khai, có thể bị cáo bị đau họng hay một bệnh gì đó không nói được thì có thể trình bày lời khai trên giấy, sau đó HĐXX sẽ công bố lời khai này tại tòa.
Còn với trường hợp Vũ “nhôm” có thể HĐXX thấy có điều gì bí mật cần giữ kín để nghiên cứu xử lý, tránh việc tẩu tán nên cho bị cáo này ngồi viết. Nhưng khi tuyên án ở phần nhận định HĐXX sẽ đề cập tới nội dung bị cáo đã viết ra đó. “Đây là cách điều hành của HĐXX hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật”, ông Phương cho biết.
Vẫn theo ông Phương, nếu trường hợp nội dung lời khai từ việc viết tay của bị cáo là dạng tin báo tố giác tội phạm và xét thấy có căn cứ thì khi tuyên án HĐXX sẽ đưa nhận định có việc như vậy và kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý. Còn nội dung chỉ là dạng kêu oan cho bị cáo thì sẽ được HĐXX công bố để còn tiến hành tranh tụng.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
Video đang HOT
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, ngươi tham gia tô tung khac va ngươi co thâm quyên tiên hanh tô tung tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiên hanh tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Bị cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Theo Danviet
Những khoảng lặng rơi nước mắt trong phiên tòa xử vụ Ngân hàng Đông Á
Dù đang là phần xét hỏi các tình tiết liên quan đến hành vi sai phạm bị truy tố, nhưng trong chiều 3/12, nhiều bị cáo đã bật khóc khi nói về cấp trên, những người đồng nghiệp từng chung tay xây dựng Ngân hàng Đông Á (DAB) từ những ngày đầu.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến.
Sau khi nói về hành vi vi phạm, các bị cáo đều xin thêm thời gian trình bày suy nghĩ về lãnh đạo, đồng nghiệp. Những mong muốn này được Chủ tọa Phạm Lương Toản đồng ý. Ông và HĐXX đã giành thời gian nghe các bị cáo nói, dù trên nguyên tắc có thể yêu cầu ngừng lại.
Trước HĐXX, bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó Tổng giám đốc DAB) cho biết, bản thân đã quen Trần Phương Bình 40 năm, còn chồng bị cáo quen cựu Tổng giám đốc DAB 50 năm nên bị cáo "luôn tin tưởng và coi ông Bình như anh cả".
Trả lời luật sư về các tình tiết giảm nhẹ, Xuyến cho biết người thân hai bên nội ngoại đều có những đóng góp cho cách mạng trong nhiều năm, được tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, có người là Mẹ Việt Nam anh hùng, bản thân bị cáo cũng có bằng khen của Thủ tướng, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
"Bản thân bị cáo rất xấu hổ, thấy rằng mình không xứng đáng với truyền thống gia đình, cha ông. Nhìn nhân viên dưới quyền đứng tại phiên tòa này, bị cáo rất đau lòng..." - Xuyến nghẹn giọng, khiến Chủ tọa phải động viên bình tĩnh.
Chứng kiến những lời nói của đồng nghiệp, ngay sau đó, bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng) cũng "xin phép HĐXX được trình bày dài" để chia sẻ suy nghĩ của mình.
Theo bị cáo Bình, chồng Xuyến là bạn học với ông thời phổ thông, hai gia đình rất thân thiết, vì vậy Xuyến là người được bị cáo "tin tưởng nhất trong Ngân hàng Đông Á".
"Bị cáo đã giao cho Xuyến mảng kinh doanh nguồn vốn, tín dụng, và chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng tín dụng. Nói như thế để thấy rằng giữa bị cáo và Xuyến hoàn toàn không có mối quan hệ đố kỵ, hay thù hằn cá nhân" - ông Bình bày tỏ.
Đứng trên bục khai báo tiếp theo, bị cáo Nguyễn Thị Kim Loan (nguyên Trưởng phòng kinh doanh Hội sở DAB) cho biết "anh Bình là người tuyển bị cáo vào DAB, cũng là người truyền nhiệt huyết đam mê trong công việc".
"Anh Bình là người thầy, người anh của bị cáo và các bị cáo ở đây. Trong việc này, bị cáo tin tưởng anh Bình là người đau khổ nhất khi thấy "đứa con" mình sinh ra, chăm bẵm để rồi hôm nay bị như vậy. Người đau khổ nhất là anh Bình và chị Xuyến, xin HĐXX xem xét cho hai người" - bị cáo Loan nói.
Về bản thân, Loan cho biết, trong 360 ngày bị tạm giam, không đêm nào bị cáo ngủ được. "Bị cáo suy nghĩ tại sao lại có ngày hôm nay? Tại sao tin tưởng vào lãnh đạo để hôm nay đứng trước tòa? Nếu có chuyện gì xảy ra với cha, với con, bị cáo không biết sống sao..." - Loan nghẹn ngào.
Bị cáo cũng chia sẻ trước tòa rằng đã có hàng chục năm đóng góp cho DAB, vì vậy không bao giờ muốn làm điều gì gây hại cho ngân hàng này. Thậm chí đến khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo mới biết rằng mình sai.
Trong vụ án này, Loan bị truy tố về các hành vi "Kinh doanh ngoại hối trá"i; "Kinh doanh vàng tài khoản trái phép", từ đó gây thiệt hại cho DAB hàng trăm tỷ đồng. HĐXX kết luận Loan phải liên đới chịu trách nhiệm về số tiền này.
Trong khi đó, ông Trần Phương Bình bị quy buộc gây thiệt hại 3.608 tỷ đồng, còn bà Xuyến phải liên đới chịu trách nhiệm về số tiền 1.574 tỷ đồng.
Hôm nay (4/12), HĐXX tiếp tục phần xét hỏi.
Theo infonet
Vũ 'nhôm' được cho ngồi viết tại tòa, có đúng luật? Vũ "nhôm" được HĐXX chấp thuận cho ngồi viết nội dung sẽ trình bày ngay tại toà, đây được xem là việc chưa có tiền lệ, vậy luật có cho phép? Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh ngày 3-12 trong phiên toà xét xử vụ thất thoát 3.608 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, luật sư của bị cáo...