Tòa chia thừa kế đường dự mở, VKS kháng nghị hủy án
Tòa chia thừa kế cả đường dự mở 20 m ngang là lối đi của nhiều hộ dân khác; VKS kháng nghị hủy án vì chưa làm rõ phần đất này là đường dự mở hay di sản thừa kế của chủ đất cũ.
TAND Cấp cao tại TP.HCM đã nhận hồ sơ vụ án cùng kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm này. Kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP.HCM theo hướng đề nghị hủy toàn bộ bản án vì vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ và chứng minh chưa đầy đủ.
Vụ án đáng chú ý ở tình tiết đường dự mở 20 m ngang được thể hiện trong giấy chứng nhận QSDĐ của nhiều hộ dân bị tòa đem ra chia thừa kế.
Lối đi của chín hộ dân gần 20 năm
Phản ánh đến báo Pháp Luật TP.HCM, chín hộ dân ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ không đồng tình về việc tòa đã chia thừa kế con đường dự mở 20 m là mặt tiền nhà, đất của họ.
Từ trái qua: ông Lê Trường Giang, ông Phước, bà Thoa – những người có nhà, đất quay ra mặt tiền đường dự mở 20 m. Ảnh: NHẪN NAM
“Nếu nguyên đơn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì họ có thể rào đất lại để bảo vệ. Lúc ấy chúng tôi đi bằng đường nào? Lối đi lại chính của chúng tôi để vào nhà là con đường 20 m này, tồn tại từ lúc đầu mua đất”
Bà NGUYỄN THỊ KIM THOA,
118/13F Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Khu dân cư ở hẻm 113 đường Trần Văn Khéo, phường Cái Khế có nguồn gốc từ việc các hộ dân nhận chuyển nhượng nền đất của bà Nguyễn Thị Kim H (đã mất).
Bà H có khoảng 15.000 m2. Một phần đất bà xin lập quy hoạch phân lô nền làm khu dân cư. Bà được cấp hơn 30 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) nền độc lập. Phần đất còn lại, bà H được cấp giấy chứng nhận QSDĐ vào ngày 2-7-1998.
Video đang HOT
Bà tự nguyện hiến hai phần đất làm đường đi, một đường đi có bề ngang 5 m và một đường đi có bề ngang 20 m (tương ứng với phần diện tích 992,6 m2, thửa 164A). Các phần đường này không được công nhận QSDĐ.
Nhiều hộ đã mua đất từ những năm 2001, 2002 và cất nhà ở ngay sau đó. Trong giấy chứng nhận QSDĐ tại thời điểm năm 2001 hay năm 2018 thì sơ đồ thửa đất đều thể hiện mặt tiền là đường dự mở 20 m.
Trong những hộ có mặt tiền đường dự mở 20 m, có một số hộ đã cất nhà ở khoảng 20 năm như nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thoa (118/13F Trần Văn Khéo), kế đó là nhà ông Nguyễn Ngọc Phước và nhiều hộ khác.
Ông Phước, bà Thoa mua đất trực tiếp từ bà H Họ đã xin phép xây nhà và định cư ổn định đến nay. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và QSDĐ của họ đều thể hiện nhà có mặt tiền là đường dự mở 20 m.
Tòa chia thừa kế cả lối đi dự mở
Tháng 4-2021, các hộ dân nhận được giấy triệu tập của TAND TP Cần Thơ với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện tranh chấp thừa kế di sản giữa các con của bà H.
Các hộ đã có bản tự khai cho biết khi mua đất là đất trồng cây lâu năm, sau đó đã được phép chuyển mục đích sử dụng thành đất ở đô thị và được cấp phép xây dựng nhà ở ổn định tại đây. Lối đi lại chính của họ để vào nhà là con đường 20 m này.
Tuy nhiên, xử sơ thẩm tháng 3-2022, tòa không đưa các hộ dân này vào tham gia tố tụng. Tòa xác định thửa đất 164A nằm ngoài giấy chứng nhận QSDĐ được công nhận của hộ bà H.
“Phần đất tại thửa 164A qua đo đạc thực tế có diện tích 992,6 m2, tuy hộ bà H chưa được Nhà nước công nhận QSDĐ nhưng thuộc trường hợp đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật. Do đó, nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế này là có căn cứ” – bản án nêu.
Cạnh đó, tòa xác định phần đất chia di sản thừa kế qua xem xét, thẩm định có các công trình xây dựng và các hộ dân liền kề có sử dụng phần đất để làm lối đi. Tuy nhiên, các đương sự không có yêu cầu giải quyết trong vụ kiện này, nguyên đơn cũng không ngăn cản và vẫn tạo điều kiện cho các hộ dân sử dụng. Nếu sau này có tranh chấp sẽ giải quyết thành vụ kiện khác…
Từ đó, tòa phân chia thừa kế phần đất trên cho các con của bà H. Bản án cũng nêu, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả giá trị thừa kế cho bị đơn, nguyên đơn được quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định.
Kháng nghị hủy án vì chưa làm rõ đất là đường dự mở hay di sản thừa kế
Trả lời PV, TAND TP Cần Thơ cho biết: Theo quyết định kháng nghị, những người dân mua đất của bà H là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngay từ khi thụ lý vụ án và quá trình giải quyết, tòa đã xác định điều này nhưng sau đó đã không đưa họ vào tham gia tố tụng, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ này và giải quyết vụ án không triệt để khiến tranh chấp kéo dài…
Mặt khác, khi giải quyết vụ án, tòa không thu thập tài liệu liên quan đến dự án phân lô, bán nền của bà H đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm rõ và xác định thửa 164A là đường dự mở hay di sản thừa kế của bà H. Nếu là đường dự mở thì quyền lợi của bà H và các hộ dân mua đất liên quan đến đường dự mở này được giải quyết như thế nào…
Nguyên trụ trì nổ 'làm mật vụ, tình báo' lừa 68 tỉ đồng: Nghị án kéo dài
Liên quan vụ nguyên trụ trì nổ 'làm mật vụ, tình báo' lừa 68 tỉ đồng, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị hủy án sơ thẩm do vi phạm tố tụng.
HĐXX quyết định nghị án kéo dài.
Ngày 22.11, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Phạm Văn Cung (40 tuổi, nguyên trụ trì chùa P.Q., Vĩnh Long) và Nguyễn Tuấn Sĩ (54 tuổi, ngụ Vĩnh Long) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đây là 2 bị cáo liên quan vụ nguyên trụ trì nổ làm "mật vụ", "tình báo" lừa 68 tỉ đồng.
Phiên xét xử phúc thẩm do có kháng cáo của bị cáo Sĩ; bị hại và kháng nghị của Viện KSND cấp cao tại TP.HCM theo hướng hủy án sơ thẩm.
Nổ là "mật vụ", "tình báo" để lừa đảo
Theo nội dung bản án sơ thẩm, bị cáo Cung từng là tu sĩ với pháp danh Thích Phước Ngọc. Tháng 9.2008, Cung được Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm trụ trì chùa P.Q.
Đến tháng 11.2012, bị cáo Cung là Giám đốc Trung tâm cô nhi viện Suối nguồn tình thương (gọi tắt là Cô nhi viện).
Từ năm 2015 - 2020, để có tiền trả nợ và tiêu xài, từ năm 2015 - 2020, bị cáo Cung đánh bóng tên tuổi bằng cách giới thiệu với các bị hại mình làm "mật vụ", "tình báo"...
Hai bị cáo Phạm Văn Cung (áo xanh) và Nguyễn Tuấn Sĩ tại tòa sơ thẩm. Ảnh XUÂN PHÚC
Cung tổ chức phát quà từ thiện, xây chùa, cô nhi viện... quay video đăng lên mạng xã hội và chủ động làm quen với doanh nhân để kêu gọi quyên góp. Bị cáo Cung dùng số điện thoại nước ngoài thông báo cho các bị hại mình bị thiếu nợ, bị bệnh, bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc.
Thực chất, bị cáo Cung dùng những thủ đoạn trên lừa tiền 4 bị hại, chiếm đoạt 68 tỉ đồng.
Giúp sức cho hành vi lừa đảo của bị cáo Cung còn có Lê Nguyên Khoa (36 tuổi, hiện đã bỏ trốn) là thư ký giúp việc và Sĩ là người đóng giả chủ tiệm cầm xe của bị cáo Cung để một bị hại đến chuộc với giá 600 triệu đồng.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt bị cáo Cung tù chung thân, bị cáo Sĩ 3 năm tù về tội danh trên. HĐXX buộc Cung trả lại tiền, tài sản cho các bị hại 63 tỉ đồng.
HĐXX nghị án kéo dài
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Cung không tham dự phiên tòa.
Bị cáo Sĩ kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt vì bị cáo là lao động chính trong gia đình, con còn đi học, vợ bị bệnh. Tại thời điểm phạm tội, bị cáo Cung là trụ trì chùa nên Sĩ đồng ý giả danh chủ tiệm cầm đồ lừa bị hại và hưởng lợi 500.000 đồng.
Bị hại H.T.Y. và luật sư (LS) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét lại vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm.
Theo LS, bị cáo Cung lừa đảo chiếm đoạt hơn 21 tỉ đồng của bị hại Y. và chuyển tiền cho 93 người. Cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng khi không triệu tập những người đã được bị cáo Cung chuyển tiền sau khi lừa tiền của bị hại để làm rõ.
LS đề nghị HĐXX phúc thẩm hủy án điều tra lại, triệu tập những người đã nhận tiền của bị cáo Cung sau khi lừa của bị hại tham gia tố tụng.
Đồng thời, làm rõ vai trò đồng phạm của một số cá nhân giúp sức bị cáo Cung; điều tra thêm về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức", "sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" và tội "rửa tiền".
Đối với các tài sản bị cáo Cung mua từ tiền phạm tội mà có, cần thu hồi trả cho các bị hại. Nếu không thu hồi được, bị cáo Cung phải hoàn trả lại cho bị hại.
Đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM (VKS) đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm. Theo VKS, tòa sơ thẩm vi phạm tố tụng khi không triệu tập 261 người (xác định được nhân thân, lai lịch) đã nhận tiền mà bị cáo Cung lừa đảo của bị hại đến phiên tòa tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Điều này ảnh hưởng đến việc bồi thường, khắc phục hậu quả và khung hình phạt của bị cáo.
Sau khi hội ý, HĐXX đã nghị án kéo dài và tuyên án vụ nguyên trụ trì nổ "làm mật vụ, tình báo" lừa 68 tỉ đồng vào chiều 29.11.
Kháng nghị tăng hình phạt 2 tên dùng súng truy sát làm bị thương 4 người Dùng súng để đoạt lại tài sản cho người quen khiến 4 người bị thương, 2 đại ca giang hồ huyện Bắc Bình, Bình Thuận đã bị VKSND tối cao tại TP Hồ Chí Minh kháng nghị tăng nặng hình phạt. Ngày 9/9, VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã có kháng nghị đề nghị tăng nặng hình phạt đối với...